Như chúng ta đã biết, trong cả 3 trận đấu vòng loại cuộc thi “Xe tăng hành tiến” – Hội thao Army Games 2020, Đội tuyển xe tăng Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh với quan khách và đoàn quân sự các nước với khả năng lái xe tăng T-72B3 một cách thành thục nhất. Đặc biệt là chúng ta vận hành trơn tru T-72B3 ở điều kiện trang bị trong nước không có dòng tăng này, việc luyện tập chủ yếu sử dụng T-54B.Đó là chưa kể, không như nhiều người tưởng tượng, các chiến sĩ lái một trong những loại tăng hiện đại nhất của nước Nga trong cabin chật chội và đơn giản “không còn gì để nói”. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy trình độ quân sự của nước bạn thật “đẳng cấp” khi chiếc tăng tuy có mức tiện nghi kém hơn so với phương Tây nhưng đảm bảo khả năng chiến đấu vượt trội. Ảnh: Vị trí ghế lái xe tăng nằm giữa mặt trước thay vì lệch hẳn về một bên trên các đời tăng cũ như T-54 hay T-62.Hình vẽ minh họa vị trí ghế lái của các đời xe tăng T-72, kể cả loại mới nhất như T-72B3. Có thể thấy rõ là không gian vừa đủ cho người ngồi, rất khó để nói là rộng rãi.Đó là chưa kể, chắc chắn cánh lái xe ô tô dân sự phải rất thán phục các chiến sĩ lái tăng phi “rùa thép” T-72B3 tốc độ 72-75km/h với khe kính bé tẹo. Không những chạy tốc độ cao, các xe tăng còn phải vượt vô số chướng ngại vật mà không được phép làm đổ cọc tiêu bố trí dày đặt. Thế mới nói, lái tăng được thì lái cái gì cũng không thành vấn đề.Khe kính “chắn gió” nhìn từ bên ngoài của lái xe tăng T-72B3 và hầu hết các dòng tăng đều như vậy.Trường quan sát của lái xe tăng T-72 chỉ có vậy!Tất nhiên là khi các kỹ sư Liên Xô/Nga thiết kế cabin xe tăng sẽ theo vóc dáng người châu Âu vốn “đô con”, cho nên nếu người châu Á ngồi vào có lẽ sẽ rộng hơn một chút, tuy nhiên đừng hi vọng gì nhiều về sự rộng rãi, mọi thứ chỉ đủ dùng.Cận cảnh vị trí của ghế lái T-72, một chiếc xe tăng có giá 2-4 triệu USD/chiếc chỉ có cái ghế đơn sơ vậy thôi. Nó khác xa với các loại ghế trên các dòng xe ô tô dân sự.Ở Nga, với khí hậu ôn đới thì không cần thiết các xe tăng phải có điều hòa nhiệt độ, thay vào đó là một chiếc quạt con cóc mà ở Việt Nam gọi là “đồ cổ” để lái xe cảm thấy thoải mái hơn.Các dòng xe tăng Nga không dùng vô lăng mà thay vào đó là các cần số như lái máy cày, máy kéo.Bảng điều khiển hiển thị các thông số máy móc, tốc độ trên xe tăng T-72 nằm ở trái của ghế lái. Không hiểu các chiến sĩ lái xe tăng có đủ thời gian nhìn bảng đồng hồ và vừa phải kiếm soát chiếc xe qua kính ngắm với trường quan sát đủ thấy đường thế nào.Đó là còn chưa kể trong quá trình di chuyển qua nhiều địa hình, hệ thống kính ngắm có thể bị bẩn bủi, ảnh hưởng bởi nước mưa khiến trường nhìn suy giảm. Rồi thì vào ban đêm họ sẽ phải lái với kính ngắm hồng ngoại với trường quan sát hạn hẹp hơn thế.
Video Tank Biathlon 2020: Xe tăng Việt Nam thẳng tiến vào bán kết - Nguồn: VTC Now
Như chúng ta đã biết, trong cả 3 trận đấu vòng loại cuộc thi “Xe tăng hành tiến” – Hội thao Army Games 2020, Đội tuyển xe tăng Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh với quan khách và đoàn quân sự các nước với khả năng lái xe tăng T-72B3 một cách thành thục nhất. Đặc biệt là chúng ta vận hành trơn tru T-72B3 ở điều kiện trang bị trong nước không có dòng tăng này, việc luyện tập chủ yếu sử dụng T-54B.
Đó là chưa kể, không như nhiều người tưởng tượng, các chiến sĩ lái một trong những loại tăng hiện đại nhất của nước Nga trong cabin chật chội và đơn giản “không còn gì để nói”. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy trình độ quân sự của nước bạn thật “đẳng cấp” khi chiếc tăng tuy có mức tiện nghi kém hơn so với phương Tây nhưng đảm bảo khả năng chiến đấu vượt trội. Ảnh: Vị trí ghế lái xe tăng nằm giữa mặt trước thay vì lệch hẳn về một bên trên các đời tăng cũ như T-54 hay T-62.
Hình vẽ minh họa vị trí ghế lái của các đời xe tăng T-72, kể cả loại mới nhất như T-72B3. Có thể thấy rõ là không gian vừa đủ cho người ngồi, rất khó để nói là rộng rãi.
Đó là chưa kể, chắc chắn cánh lái xe ô tô dân sự phải rất thán phục các chiến sĩ lái tăng phi “rùa thép” T-72B3 tốc độ 72-75km/h với khe kính bé tẹo. Không những chạy tốc độ cao, các xe tăng còn phải vượt vô số chướng ngại vật mà không được phép làm đổ cọc tiêu bố trí dày đặt. Thế mới nói, lái tăng được thì lái cái gì cũng không thành vấn đề.
Khe kính “chắn gió” nhìn từ bên ngoài của lái xe tăng T-72B3 và hầu hết các dòng tăng đều như vậy.
Trường quan sát của lái xe tăng T-72 chỉ có vậy!
Tất nhiên là khi các kỹ sư Liên Xô/Nga thiết kế cabin xe tăng sẽ theo vóc dáng người châu Âu vốn “đô con”, cho nên nếu người châu Á ngồi vào có lẽ sẽ rộng hơn một chút, tuy nhiên đừng hi vọng gì nhiều về sự rộng rãi, mọi thứ chỉ đủ dùng.
Cận cảnh vị trí của ghế lái T-72, một chiếc xe tăng có giá 2-4 triệu USD/chiếc chỉ có cái ghế đơn sơ vậy thôi. Nó khác xa với các loại ghế trên các dòng xe ô tô dân sự.
Ở Nga, với khí hậu ôn đới thì không cần thiết các xe tăng phải có điều hòa nhiệt độ, thay vào đó là một chiếc quạt con cóc mà ở Việt Nam gọi là “đồ cổ” để lái xe cảm thấy thoải mái hơn.
Các dòng xe tăng Nga không dùng vô lăng mà thay vào đó là các cần số như lái máy cày, máy kéo.
Bảng điều khiển hiển thị các thông số máy móc, tốc độ trên xe tăng T-72 nằm ở trái của ghế lái. Không hiểu các chiến sĩ lái xe tăng có đủ thời gian nhìn bảng đồng hồ và vừa phải kiếm soát chiếc xe qua kính ngắm với trường quan sát đủ thấy đường thế nào.
Đó là còn chưa kể trong quá trình di chuyển qua nhiều địa hình, hệ thống kính ngắm có thể bị bẩn bủi, ảnh hưởng bởi nước mưa khiến trường nhìn suy giảm. Rồi thì vào ban đêm họ sẽ phải lái với kính ngắm hồng ngoại với trường quan sát hạn hẹp hơn thế.
Video Tank Biathlon 2020: Xe tăng Việt Nam thẳng tiến vào bán kết - Nguồn: VTC Now