Ngày 18/8 vừa qua, Đội tuyển xe tăng Việt Nam tham dự Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games 2020 tại Nga đã chính thức tiếp nhận khí tài đó là các xe tăng T-72B3 do nước chủ nhà cung cấp nhằm chuẩn bị cho nội dung thi Tank Biathlon sẽ diễn ra vào đúng một tuần nữa.
Ảnh: Đội tuyển xe tăng Việt Nam tiếp nhận khí tài - Nguồn: Trọng HảiNăm nay, ngoại trừ Trung Quốc sử dụng xe tăng Type-96 do họ tự sản xuất và Belarus cùng xe tăng T-72B3 Mod 2016 nhập khẩu mới từ Nga rồi mang đi thi, còn lại tất cả các nước đều sử dụng chung mẫu xe T-72B3 do nước chủ nhà Nga cung cấp.
Ảnh: Xe tăng T-72B3 Mod 2016 của Belarus trên đường sang Nga thi đấu Army Games 2020.Việc các nước tự mang khí tài của mình đi thi đấu sẽ giúp họ có một lợi thế đáng kể khi kíp lái đã có thời gian dài huấn luyện thành thục với khí tài từ trong nước, nắm chắc thông số kỹ chiến thuật của xe cũng như thuận lợi trong tác chiến. Dẫu vậy, việc tự đưa xe tăng đi thi đấu đồng nghĩa với đó là chi phí vận chuyển khá cao cũng như phải chịu tổn hại ghê gớm về xe bởi Tank Biathon là một nội dung thi vô cùng khốc liệt. Do đó, đa số các nước trong đó có Việt Nam lựa chọn xe tại chỗ để tiết kiệm chi phí.
Ảnh: Xe tăng Type-96 của Trung Quốc trên đường sang Nga tham dự Army Games 2020.Đặc biệt, Đội tuyển xe tăng Nga tham dự Army Games 2020 lần này sử dụng xe tăng T-72B3M (hay còn gọi là T-72B4), là phiên bản nâng cấp từ T-72B3. Xe sử dụng hệ thống động cơ mới tăng công suất đáng kể so với T-72B3 tiêu chuẩn (V-84MS 840 mã lực trên T-72B3 thông thường và V-92S2F 1130 mã lực). Cùng với đó là trang bị thêm hệ thống camera quan sát toàn cảnh và tấm giáp bảo vệ kính ngắm Sosna-U có thể đóng mở từ trong xe.
Ảnh: T-72B3M của Đội tuyển xe tăng Nga tại Tank Biathlon năm 2014.Đội tuyển Việt Nam năm nay được bốc thăm vào thi đấu ở bảng II với 7 nước còn lại là Myanmar, Qatar, Nam Ossetia, Lào, Tajikistan, Congo và Abkhazia chia làm 2 nhánh, mỗi nhánh 4 đội. Trong đó, tại vòng bảng, Việt Nam sẽ sử dụng xe tăng thi với sơn màu vàng - đen cùng 3 đội là Myanmar màu xanh da trời, Qatar màu đỏ và Nam Ossetia màu xanh lá cây.
Ảnh: Xe tăng T-72B3 màu vàng - đen vừa được Đội tuyển Việt Nam tiếp nhận - Nguồn: Trọng HảiPhía ta được chuyển giao 4 chiếc T-72B3 với 3 chiếc chia đều cho 3 kíp thi đấu, chiếc cuối cùng làm nhiệm vụ dự bị, đề phòng trường hợp cần thay thế. Đội tuyển xe tăng Việt Nam sẽ chính thức thi đấu lần đầu tiên vào ngày 24/8 tới đây (một ngày sau lễ khai mạc chính thức) và có thời gian một tuần để làm quen với khí tài mới, đồng thời điều chỉnh thông số vũ khí cho phù hợp.
Ảnh: Các chiến sĩ xe tăng Việt Nam xem xét khí tài vừa tiếp nhận - Nguồn: Trọng HảiDù cho là xe tăng tiếp nhận mới từ chủ nhà, cộng với việc lực lượng Tăng - Thiết giáp Việt Nam không hề có dòng xe T-72B3 trong biên chế. Tuy nhiên cộng với kinh nghiệm thi đấu trong hai kỳ Hội thao ARMY Games trước, cũng như các chiến sĩ ta đã làm chủ tốt, thuần thục loại xe tăng T-90 S/SK hiện đại trong nước có khá nhiều điểm tương đồng. Điểm trùng hợp là cả từ năm 2018, 2019 và năm nay, khi tham dự vòng bảng, Đội Việt Nam luôn bốc thăm trúng xe tăng màu vàng - đen.
Ảnh: Chiến sĩ Đội thi lau chùi xe sau khi tiếp nhận - Nguồn: Trọng HảiXe tăng T-72B3 là phiên bản nâng cấp toàn diện từ T-72B với việc bổ sung thêm lớp giáp phản ứng nổ Kontak-5 tương đồng như T-90. Bổ sung kính ngắm ảnh nhiệt Sosna-U, hệ thống kiểm soát hỏa lực và máy tính đường đạn mới cho phép xe có thể thực hiện tác xạ mục tiêu chính xác hơn đáng kể. Cả T-72B3 và T-90 cùng dùng loại pháo nòng trơn 125mm 2A46M có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng. Cùng hộp số sàn với kíp lái 3 người, loại bỏ vị trí nạp đạn bởi hệ thống nạp đạn tự động.
Ảnh: Chỉ huy kíp lái hiệu chỉnh kính ngắm súng máy phòng không 12.7mm - Nguồn: Trọng HảiViệc được trang bị kính ngắm Sosna-U cũng giúp kíp xe có thể quan sát mục tiêu và hiệu chỉnh đường ngắm giúp trưởng xe trong bài sử dụng súng máy phòng không tiêu diệt mục tiêu bay. Về phía bài bắn pháo 125mm, các kíp xe Việt Nam đều là chiến sĩ lái xe tăng T-90 S/SK trong nước và đã có thời gian luyện tập dài, kể cả khi huấn luyện trên xe tăng T-54/55 cũ hơn, vẫn duy trì kíp xe 3 người giống T-72/90 để có cảm giác tốt nhất cũng như sát thực tế thi đấu.
Ảnh: Trưởng xe quan sát đường ngắm của kính ngắm súng máy phòng không 12.7mm - Nguồn: Trọng HảiNăm 2018, lần đầu tiên Việt Nam gửi Đội tuyển xe tăng đi tham dự nội dung thi Tank Biathlon của Army Games, vì thời gian tiếp nhận và làm quen với khí tài ngắn, đồng thời ở thời điểm đó Việt Nam vẫn chưa tiếp nhận xe tăng T-90 S/SK hiện đại. Do đó, khi thi đấu đã có nhiều hạn chế bộc lộ. Trước hết là ở vị trí lái xe, trên T-72B3, vị trí lái xe nằm ở giữa, phía dưới pháo chính, trong khi đó trên T-54/55 và T-62, vị trí lái xe nằm lệch sang bên trái. Nên khi lái, lái xe thường có thói quen chỉnh hướng sang bên phải giống khi lái T-54/55 dẫn đến xe bị đâm vào cọc tiêu tại đường đua khá nhiều.
Ảnh: Chiến sĩ Việt Nam tiếp nhận xe tăng T-72B3 trong kỳ ARMY Games 2018 - Nguồn: Trọng HảiSang đến kỳ Army Games 2019, Đội tuyển xe tăng Việt Nam đã khắc phục tốt các hạn chế, nhanh chóng nắm bắt khí tài và vận hành thành thục. Kết quả là ta đã xuất sắc tiến vào vòng bán kết và dành huy chương bạc chung cuộc sau khi để thua đối thủ Uzbekistan. Đây là một thành tích vô cùng đáng tự hào, cho thấy bản lĩnh và trình độ của các chiến sĩ Tăng - Thiết giáp ta là vô cùng xuất sắc.
Ảnh: Xe tăng T-72B3 của đội tuyển Việt Nam tại vòng bán kết của giải đấu Tank Biathlon năm 2019.Với việc vừa qua, chúng ta đã tiếp nhận và đưa vào trang bị, huấn luyện các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 S/SK có nhiều điểm tương đồng lớn với T-72B3 được sử dụng trong cuộc thi năm nay, chúng ta hi vọng đội tuyển Việt Nam sẽ có những thành tích xuất sắc nhất hơn nữa, hướng tới mục tiêu đạt huy chương vàng nhất toàn đoàn.
Ảnh: Kíp lái xe tăng T-72B3 Việt Nam tại vòng bảng giải đấu Tank Biathlon 2019. Video Sử dụng xe tăng T-72B3M trong huấn luyện - Nguồn: Sputnik Việt Nam
Ngày 18/8 vừa qua, Đội tuyển xe tăng Việt Nam tham dự Hội thao Quân sự Quốc tế Army Games 2020 tại Nga đã chính thức tiếp nhận khí tài đó là các xe tăng T-72B3 do nước chủ nhà cung cấp nhằm chuẩn bị cho nội dung thi Tank Biathlon sẽ diễn ra vào đúng một tuần nữa.
Ảnh: Đội tuyển xe tăng Việt Nam tiếp nhận khí tài - Nguồn: Trọng Hải
Năm nay, ngoại trừ Trung Quốc sử dụng xe tăng Type-96 do họ tự sản xuất và Belarus cùng xe tăng T-72B3 Mod 2016 nhập khẩu mới từ Nga rồi mang đi thi, còn lại tất cả các nước đều sử dụng chung mẫu xe T-72B3 do nước chủ nhà Nga cung cấp.
Ảnh: Xe tăng T-72B3 Mod 2016 của Belarus trên đường sang Nga thi đấu Army Games 2020.
Việc các nước tự mang khí tài của mình đi thi đấu sẽ giúp họ có một lợi thế đáng kể khi kíp lái đã có thời gian dài huấn luyện thành thục với khí tài từ trong nước, nắm chắc thông số kỹ chiến thuật của xe cũng như thuận lợi trong tác chiến. Dẫu vậy, việc tự đưa xe tăng đi thi đấu đồng nghĩa với đó là chi phí vận chuyển khá cao cũng như phải chịu tổn hại ghê gớm về xe bởi Tank Biathon là một nội dung thi vô cùng khốc liệt. Do đó, đa số các nước trong đó có Việt Nam lựa chọn xe tại chỗ để tiết kiệm chi phí.
Ảnh: Xe tăng Type-96 của Trung Quốc trên đường sang Nga tham dự Army Games 2020.
Đặc biệt, Đội tuyển xe tăng Nga tham dự Army Games 2020 lần này sử dụng xe tăng T-72B3M (hay còn gọi là T-72B4), là phiên bản nâng cấp từ T-72B3. Xe sử dụng hệ thống động cơ mới tăng công suất đáng kể so với T-72B3 tiêu chuẩn (V-84MS 840 mã lực trên T-72B3 thông thường và V-92S2F 1130 mã lực). Cùng với đó là trang bị thêm hệ thống camera quan sát toàn cảnh và tấm giáp bảo vệ kính ngắm Sosna-U có thể đóng mở từ trong xe.
Ảnh: T-72B3M của Đội tuyển xe tăng Nga tại Tank Biathlon năm 2014.
Đội tuyển Việt Nam năm nay được bốc thăm vào thi đấu ở bảng II với 7 nước còn lại là Myanmar, Qatar, Nam Ossetia, Lào, Tajikistan, Congo và Abkhazia chia làm 2 nhánh, mỗi nhánh 4 đội. Trong đó, tại vòng bảng, Việt Nam sẽ sử dụng xe tăng thi với sơn màu vàng - đen cùng 3 đội là Myanmar màu xanh da trời, Qatar màu đỏ và Nam Ossetia màu xanh lá cây.
Ảnh: Xe tăng T-72B3 màu vàng - đen vừa được Đội tuyển Việt Nam tiếp nhận - Nguồn: Trọng Hải
Phía ta được chuyển giao 4 chiếc T-72B3 với 3 chiếc chia đều cho 3 kíp thi đấu, chiếc cuối cùng làm nhiệm vụ dự bị, đề phòng trường hợp cần thay thế. Đội tuyển xe tăng Việt Nam sẽ chính thức thi đấu lần đầu tiên vào ngày 24/8 tới đây (một ngày sau lễ khai mạc chính thức) và có thời gian một tuần để làm quen với khí tài mới, đồng thời điều chỉnh thông số vũ khí cho phù hợp.
Ảnh: Các chiến sĩ xe tăng Việt Nam xem xét khí tài vừa tiếp nhận - Nguồn: Trọng Hải
Dù cho là xe tăng tiếp nhận mới từ chủ nhà, cộng với việc lực lượng Tăng - Thiết giáp Việt Nam không hề có dòng xe T-72B3 trong biên chế. Tuy nhiên cộng với kinh nghiệm thi đấu trong hai kỳ Hội thao ARMY Games trước, cũng như các chiến sĩ ta đã làm chủ tốt, thuần thục loại xe tăng T-90 S/SK hiện đại trong nước có khá nhiều điểm tương đồng. Điểm trùng hợp là cả từ năm 2018, 2019 và năm nay, khi tham dự vòng bảng, Đội Việt Nam luôn bốc thăm trúng xe tăng màu vàng - đen.
Ảnh: Chiến sĩ Đội thi lau chùi xe sau khi tiếp nhận - Nguồn: Trọng Hải
Xe tăng T-72B3 là phiên bản nâng cấp toàn diện từ T-72B với việc bổ sung thêm lớp giáp phản ứng nổ Kontak-5 tương đồng như T-90. Bổ sung kính ngắm ảnh nhiệt Sosna-U, hệ thống kiểm soát hỏa lực và máy tính đường đạn mới cho phép xe có thể thực hiện tác xạ mục tiêu chính xác hơn đáng kể. Cả T-72B3 và T-90 cùng dùng loại pháo nòng trơn 125mm 2A46M có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng. Cùng hộp số sàn với kíp lái 3 người, loại bỏ vị trí nạp đạn bởi hệ thống nạp đạn tự động.
Ảnh: Chỉ huy kíp lái hiệu chỉnh kính ngắm súng máy phòng không 12.7mm - Nguồn: Trọng Hải
Việc được trang bị kính ngắm Sosna-U cũng giúp kíp xe có thể quan sát mục tiêu và hiệu chỉnh đường ngắm giúp trưởng xe trong bài sử dụng súng máy phòng không tiêu diệt mục tiêu bay. Về phía bài bắn pháo 125mm, các kíp xe Việt Nam đều là chiến sĩ lái xe tăng T-90 S/SK trong nước và đã có thời gian luyện tập dài, kể cả khi huấn luyện trên xe tăng T-54/55 cũ hơn, vẫn duy trì kíp xe 3 người giống T-72/90 để có cảm giác tốt nhất cũng như sát thực tế thi đấu.
Ảnh: Trưởng xe quan sát đường ngắm của kính ngắm súng máy phòng không 12.7mm - Nguồn: Trọng Hải
Năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam gửi Đội tuyển xe tăng đi tham dự nội dung thi Tank Biathlon của Army Games, vì thời gian tiếp nhận và làm quen với khí tài ngắn, đồng thời ở thời điểm đó Việt Nam vẫn chưa tiếp nhận xe tăng T-90 S/SK hiện đại. Do đó, khi thi đấu đã có nhiều hạn chế bộc lộ. Trước hết là ở vị trí lái xe, trên T-72B3, vị trí lái xe nằm ở giữa, phía dưới pháo chính, trong khi đó trên T-54/55 và T-62, vị trí lái xe nằm lệch sang bên trái. Nên khi lái, lái xe thường có thói quen chỉnh hướng sang bên phải giống khi lái T-54/55 dẫn đến xe bị đâm vào cọc tiêu tại đường đua khá nhiều.
Ảnh: Chiến sĩ Việt Nam tiếp nhận xe tăng T-72B3 trong kỳ ARMY Games 2018 - Nguồn: Trọng Hải
Sang đến kỳ Army Games 2019, Đội tuyển xe tăng Việt Nam đã khắc phục tốt các hạn chế, nhanh chóng nắm bắt khí tài và vận hành thành thục. Kết quả là ta đã xuất sắc tiến vào vòng bán kết và dành huy chương bạc chung cuộc sau khi để thua đối thủ Uzbekistan. Đây là một thành tích vô cùng đáng tự hào, cho thấy bản lĩnh và trình độ của các chiến sĩ Tăng - Thiết giáp ta là vô cùng xuất sắc.
Ảnh: Xe tăng T-72B3 của đội tuyển Việt Nam tại vòng bán kết của giải đấu Tank Biathlon năm 2019.
Với việc vừa qua, chúng ta đã tiếp nhận và đưa vào trang bị, huấn luyện các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 S/SK có nhiều điểm tương đồng lớn với T-72B3 được sử dụng trong cuộc thi năm nay, chúng ta hi vọng đội tuyển Việt Nam sẽ có những thành tích xuất sắc nhất hơn nữa, hướng tới mục tiêu đạt huy chương vàng nhất toàn đoàn.
Ảnh: Kíp lái xe tăng T-72B3 Việt Nam tại vòng bảng giải đấu Tank Biathlon 2019.
Video Sử dụng xe tăng T-72B3M trong huấn luyện - Nguồn: Sputnik Việt Nam