Nổi tiếng nhất trong số các loại pháo tự hành từng được Quân đội Mỹ sử dụng ở chiến trường Việt Nam là M107. Khẩu pháo dài ngoằng có cỡ nòng lên tới 175mm được xưng tụng là "vua chiến trường", được kỳ vọng sẽ đánh bại được pháo binh Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Olive.Thế nhưng thực tế trên chiến trường cho thấy, M107 với nòng 175mm luôn đại bại trước pháo kéo mạnh nhất của Quân Giải phóng là M46 có cỡ nòng chỉ 130mm. Nguồn ảnh: Wiki.Nguyên nhân được cho là dù có tầm bắn xa tới 34km, thế nhưng pháo tự hành M107 lại có độ chính xác cực kém cùng với đó là tốc bắn chậm 2 phát/phút. Đây được xem là hai yếu tố khiến M107 vô dụng trong suốt thời gian tham chiến ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Warera.Trong trận Quảng Trị tháng 3/1972, Mỹ và quân đội Sài Gòn mất 4 khẩu M107 vào tay Quân Giải phóng . Đến tháng 3-4/1975, quân đội ta bắt thêm được 12 khẩu ở Tây Nguyên và nhiều hơn thế sau năm 1975. Nguồn ảnh: Warera.Pháo tự hành M107 do công ty FMC (Mỹ) sản xuất từ đầu những năm 1960, được Quân đội Mỹ đưa tới chiến trường Việt Nam từ cuối những năm 1960 đến đầu 1970. Về thiết kế M107 M107 có trọng lượng chiến đấu tới 28,3 tấn, dài tổng thể 11,30m, rộng 3,15m, cao 3,47m. Khung gầm M107 là xe bánh xích trang bị động cơ 450 mã lực cho tốc độ tối đa 80km/h, tầm hoạt động 720km.M107 được trang bị pháo M113 hoặc M113A1 cỡ 175mm, nòng dài đến 9,15m, với kíp pháo thủ 13 người. Tầm bắn của mẫu pháo này có thể đạt 32,7km với đạn nổ mạnh M437 nặng 66,6kg, có bán kính sát thương hơn 50m.Vì đạn pháo có kích cỡ rất lớn, trọng lượng nặng nên số đạn dữ trữ lớn nhất trong xe chỉ có 2 viên. Trong chiến đấu, M107 cần phải xe tải đạn M548 đi kèm. Việc nạp đạn tiến hành thủ công, để nạp đạn thì nòng pháo buộc phải hạ xuống, sau khi nạp đạn xong nòng pháo lại nâng lên để bắn, nên pháo có tốc độ bắn rất chậm: chỉ 1-2 viên/phút, nhưng tầm bắn rất xa so với các loại pháo cùng thời. Nòng pháo M113 có tuổi thọ khoảng 700-1.200 phát (tùy vào số lượng và liều phóng mỗi phát bắn).Dù có cỡ nòng lên đến 175mm, thế nhưng M107 không phải là mẫu pháo tự hành lớn nhất của Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam mà lại là khẩu M110 với cỡ nòng lên tới 230mm.M110 203 mm cũng như "vua chiến trường" M107 175 mm sử dụng chung khung gầm cơ sở xe thiết giáp M578 nhằm tạo thuận tiện cho công tác hậu cần.M110 được trang bị pháo M2A2 203 mm/L25, phát triển từ pháo BL 8-inch của Anh từng sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Pháo M2A2/L25 bắn những viên đạn nặng 200 pound (khoảng 90 kg), có sức công phá rất lớn đi xa 17 km.Trái tim của xe là động cơ diesel tăng áp 8V71T do General Motors chế tạo, có công suất 405 mã lực cùng hộp số tự động Allison XTG-411-2A với 4 số tiến và 2 số lùi, cho tốc độ tối đa 56 km/h, dự trữ hành trình 520 km, khả năng vượt dốc 30o, hào rộng 2,3 m.M110 có một dầm thủy lực hỗ trợ việc nạp đạn, tuy nhiên nó dễ bị sự cố và thường làm chậm hoạt động của pháo do yêu cầu kíp chiến đấu phải hạ hoàn toàn nòng trước khi sử dụng. Tốc độ bắn của pháo chỉ được 1 phát/phút, tốc độ bắn trung bình là 2 phút cho 1 loạt bắn.M110 có kíp chiến đấu tiêu chuẩn lên tới 13 người, trong đó 5 trên xe (gồm lái xe, 2 pháo thủ, 2 nạp đạn) và 8 lính hỗ trợ đi kèm, di chuyển bằng xe chở đạn M548.Giống như M107, vai trò của M110 trong chiến tranh Việt Nam không thực sự quá nổi bật và gần như chỉ mang tính chất biểu tượng. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng M107 và M110 còn không cơ động động bằng mẫu pháo kéo M114 155mm của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Mời độc giả xem Video: Pháo tự hành M109A6 - cháu nội của pháo tự hành M108 được Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam.
Nổi tiếng nhất trong số các loại pháo tự hành từng được Quân đội Mỹ sử dụng ở chiến trường Việt Nam là M107. Khẩu pháo dài ngoằng có cỡ nòng lên tới 175mm được xưng tụng là "vua chiến trường", được kỳ vọng sẽ đánh bại được pháo binh Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Olive.
Thế nhưng thực tế trên chiến trường cho thấy, M107 với nòng 175mm luôn đại bại trước pháo kéo mạnh nhất của Quân Giải phóng là M46 có cỡ nòng chỉ 130mm. Nguồn ảnh: Wiki.
Nguyên nhân được cho là dù có tầm bắn xa tới 34km, thế nhưng pháo tự hành M107 lại có độ chính xác cực kém cùng với đó là tốc bắn chậm 2 phát/phút. Đây được xem là hai yếu tố khiến M107 vô dụng trong suốt thời gian tham chiến ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Warera.
Trong trận Quảng Trị tháng 3/1972, Mỹ và quân đội Sài Gòn mất 4 khẩu M107 vào tay Quân Giải phóng . Đến tháng 3-4/1975, quân đội ta bắt thêm được 12 khẩu ở Tây Nguyên và nhiều hơn thế sau năm 1975. Nguồn ảnh: Warera.
Pháo tự hành M107 do công ty FMC (Mỹ) sản xuất từ đầu những năm 1960, được Quân đội Mỹ đưa tới chiến trường Việt Nam từ cuối những năm 1960 đến đầu 1970. Về thiết kế M107 M107 có trọng lượng chiến đấu tới 28,3 tấn, dài tổng thể 11,30m, rộng 3,15m, cao 3,47m. Khung gầm M107 là xe bánh xích trang bị động cơ 450 mã lực cho tốc độ tối đa 80km/h, tầm hoạt động 720km.
M107 được trang bị pháo M113 hoặc M113A1 cỡ 175mm, nòng dài đến 9,15m, với kíp pháo thủ 13 người. Tầm bắn của mẫu pháo này có thể đạt 32,7km với đạn nổ mạnh M437 nặng 66,6kg, có bán kính sát thương hơn 50m.
Vì đạn pháo có kích cỡ rất lớn, trọng lượng nặng nên số đạn dữ trữ lớn nhất trong xe chỉ có 2 viên. Trong chiến đấu, M107 cần phải xe tải đạn M548 đi kèm. Việc nạp đạn tiến hành thủ công, để nạp đạn thì nòng pháo buộc phải hạ xuống, sau khi nạp đạn xong nòng pháo lại nâng lên để bắn, nên pháo có tốc độ bắn rất chậm: chỉ 1-2 viên/phút, nhưng tầm bắn rất xa so với các loại pháo cùng thời. Nòng pháo M113 có tuổi thọ khoảng 700-1.200 phát (tùy vào số lượng và liều phóng mỗi phát bắn).
Dù có cỡ nòng lên đến 175mm, thế nhưng M107 không phải là mẫu pháo tự hành lớn nhất của Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam mà lại là khẩu M110 với cỡ nòng lên tới 230mm.
M110 203 mm cũng như "vua chiến trường" M107 175 mm sử dụng chung khung gầm cơ sở xe thiết giáp M578 nhằm tạo thuận tiện cho công tác hậu cần.
M110 được trang bị pháo M2A2 203 mm/L25, phát triển từ pháo BL 8-inch của Anh từng sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Pháo M2A2/L25 bắn những viên đạn nặng 200 pound (khoảng 90 kg), có sức công phá rất lớn đi xa 17 km.
Trái tim của xe là động cơ diesel tăng áp 8V71T do General Motors chế tạo, có công suất 405 mã lực cùng hộp số tự động Allison XTG-411-2A với 4 số tiến và 2 số lùi, cho tốc độ tối đa 56 km/h, dự trữ hành trình 520 km, khả năng vượt dốc 30o, hào rộng 2,3 m.
M110 có một dầm thủy lực hỗ trợ việc nạp đạn, tuy nhiên nó dễ bị sự cố và thường làm chậm hoạt động của pháo do yêu cầu kíp chiến đấu phải hạ hoàn toàn nòng trước khi sử dụng. Tốc độ bắn của pháo chỉ được 1 phát/phút, tốc độ bắn trung bình là 2 phút cho 1 loạt bắn.
M110 có kíp chiến đấu tiêu chuẩn lên tới 13 người, trong đó 5 trên xe (gồm lái xe, 2 pháo thủ, 2 nạp đạn) và 8 lính hỗ trợ đi kèm, di chuyển bằng xe chở đạn M548.
Giống như M107, vai trò của M110 trong chiến tranh Việt Nam không thực sự quá nổi bật và gần như chỉ mang tính chất biểu tượng. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng M107 và M110 còn không cơ động động bằng mẫu pháo kéo M114 155mm của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Mời độc giả xem Video: Pháo tự hành M109A6 - cháu nội của pháo tự hành M108 được Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam.