Động cơ máy bay chính là sự kết hợp của những tinh haa đỉnh cao nhất của ngành cơ khí đương thời. Nhiều kỹ sư cơ khí lão làng có thể nhìn vào động cơ của chiếc máy bay mà đoán ra nó ra đời vào năm bao nhiêu qua những công nghệ được áp dụng bên trong khối động cơ toàn sắt thép này. Nguồn ảnh: Sina.Tại bảo tàng Không quân Hải quân Pansacola của Mỹ, có rất nhiều loại động cơ máy bay của những chiếc máy bay chiến đấu, máy bay vận tải từ hồi Chiến tranh thế giới thứ hai được trưng bày tại đây, điểm gây chú ý nhất chính là toàn bộ những khối động cơ này đều được trưng bày trong trạng thái bị... bổ đôi để khách thăm quan có thể nhìn rõ vào tận từng chiếc pít-tông, buồng đốt bên trong động cơ. Nguồn ảnh: Sina.Thời kỳ đầu cuộc chiến tranh, các loại động cơ máy bay vẫn được thiết kế theo kiểu công nghệ cũ với các pít-tông được xếp theo hình chữ V. Nguồn ảnh: Sina.Từng bộ phận buồng đốt và pít-tông đều được "gọt vỏ" để khách thăm quan có thể nhìn rõ từng bộ phận cơ khí đỉnh cao nhất của những năm 40 ở thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Sina.Động cơ phản lực Westinghouse J40 với chiều dài lên tới 7,62 mét. Đây là một trong những dự án xây dựng máy bay phản lực đầu tiên của Hải quân Mỹ và đã chính thức thất bại vào năm 1955. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù có kích thước khổng lồ, tuy nhiên động cơ J40 này lại không thể đáp ứng đủ yêu cầu lực đẩy đầu ra, việc trang bị hai động cơ phản lực lên một chiếc máy bay vào thời này vẫn chưa được tính toán tới vì vấn đề lực đẩy, trọng lượng và nhiên liệu tiêu thụ vẫn còn cực kỳ mâu thuẫn nhau. Nguồn ảnh: Sina.Động cơ GE/Alison J35 được sử dụng trên chiếc F-84 và F-89. F-84 và F-89 là hai chiếc máy bay phản lực ra đời sơm bậc nhất trong lực lượng Không quân Mỹ, chiếc F-84 được ra đời năm 1944 còn chiếc F-89 được ra đời sau đó 4 năm, vào năm 1948. Nguồn ảnh: Sina.Cận cảnh mặt cắt của khối động cơ J35 được áp dụng trên chiếc máy bay F-84 và F-89. Khi ra đời, đây chính là động cơ phản lực tốt nhất thế giới. Nguồn ảnh: Sina.Phần lớn các động cơ được trưng bày trong bào tàng đều thuộc về các loại máy bay của Mỹ. Phần nhiều trong số đó là các máy bay huyền thoại một thời, tuy nhiên cũng xuất hiện những chiếc máy bay đen đủi, chưa từng được sản xuất chính thức. Nguồn ảnh: Sina.Nhiều khối động cơ đã từng được sản xuất ra với dự định để lắp lên những huyền thoại nhu P-51, F-4F, F101,... nhưng sau đó lại bị loại bỏ vì không đáp ứng được yêu cầu cũng được trưng bày tại đây. Nguồn ảnh: Sina.Những mẫu vật này được bảo quản trong điều kiện rất tốt và được cắt gọt cực kỳ khéo léo, trông không khác gì một tác phẩm nghệ thuật. Nguồn ảnh: Sina.
Động cơ máy bay chính là sự kết hợp của những tinh haa đỉnh cao nhất của ngành cơ khí đương thời. Nhiều kỹ sư cơ khí lão làng có thể nhìn vào động cơ của chiếc máy bay mà đoán ra nó ra đời vào năm bao nhiêu qua những công nghệ được áp dụng bên trong khối động cơ toàn sắt thép này. Nguồn ảnh: Sina.
Tại bảo tàng Không quân Hải quân Pansacola của Mỹ, có rất nhiều loại động cơ máy bay của những chiếc máy bay chiến đấu, máy bay vận tải từ hồi Chiến tranh thế giới thứ hai được trưng bày tại đây, điểm gây chú ý nhất chính là toàn bộ những khối động cơ này đều được trưng bày trong trạng thái bị... bổ đôi để khách thăm quan có thể nhìn rõ vào tận từng chiếc pít-tông, buồng đốt bên trong động cơ. Nguồn ảnh: Sina.
Thời kỳ đầu cuộc chiến tranh, các loại động cơ máy bay vẫn được thiết kế theo kiểu công nghệ cũ với các pít-tông được xếp theo hình chữ V. Nguồn ảnh: Sina.
Từng bộ phận buồng đốt và pít-tông đều được "gọt vỏ" để khách thăm quan có thể nhìn rõ từng bộ phận cơ khí đỉnh cao nhất của những năm 40 ở thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Sina.
Động cơ phản lực Westinghouse J40 với chiều dài lên tới 7,62 mét. Đây là một trong những dự án xây dựng máy bay phản lực đầu tiên của Hải quân Mỹ và đã chính thức thất bại vào năm 1955. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù có kích thước khổng lồ, tuy nhiên động cơ J40 này lại không thể đáp ứng đủ yêu cầu lực đẩy đầu ra, việc trang bị hai động cơ phản lực lên một chiếc máy bay vào thời này vẫn chưa được tính toán tới vì vấn đề lực đẩy, trọng lượng và nhiên liệu tiêu thụ vẫn còn cực kỳ mâu thuẫn nhau. Nguồn ảnh: Sina.
Động cơ GE/Alison J35 được sử dụng trên chiếc F-84 và F-89. F-84 và F-89 là hai chiếc máy bay phản lực ra đời sơm bậc nhất trong lực lượng Không quân Mỹ, chiếc F-84 được ra đời năm 1944 còn chiếc F-89 được ra đời sau đó 4 năm, vào năm 1948. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh mặt cắt của khối động cơ J35 được áp dụng trên chiếc máy bay F-84 và F-89. Khi ra đời, đây chính là động cơ phản lực tốt nhất thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Phần lớn các động cơ được trưng bày trong bào tàng đều thuộc về các loại máy bay của Mỹ. Phần nhiều trong số đó là các máy bay huyền thoại một thời, tuy nhiên cũng xuất hiện những chiếc máy bay đen đủi, chưa từng được sản xuất chính thức. Nguồn ảnh: Sina.
Nhiều khối động cơ đã từng được sản xuất ra với dự định để lắp lên những huyền thoại nhu P-51, F-4F, F101,... nhưng sau đó lại bị loại bỏ vì không đáp ứng được yêu cầu cũng được trưng bày tại đây. Nguồn ảnh: Sina.
Những mẫu vật này được bảo quản trong điều kiện rất tốt và được cắt gọt cực kỳ khéo léo, trông không khác gì một tác phẩm nghệ thuật. Nguồn ảnh: Sina.