Theo nhật báo Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đã gần như hoàn tất thương vụ đặt mua 36 chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4,5 Su-35 Flanker do Nga sản xuất.Bên cạnh đó, Nga còn đồng ý cho Ankara cùng tham gia sản xuất một số linh kiện của chiến đấu cơ Su-35 bao gồm cả một số loại vũ khí dẫn đường chính xác thế hệ mới.Nếu thông tin trên là chính xác thì đây có thể xem như bước đi rõ ràng của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tìm kiếm một chiếc tiêm kích chủ lực có thể thay thế chiếc F-35 của Mỹ.Cần nhắc lại rằng trước đó Mỹ đã đình chỉ việc bàn giao các tiêm kích F-35 Lightning II cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng như loại bỏ Ankara khỏi chuỗi sản xuất linh kiện cho chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 này.Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã tuyên bố nếu Mỹ không giao F-35 thì nước này sẽ đặt mua Su-57 để trả đũa, tuy nhiên do chiếc tiêm kích thế hệ 5 này của Nga chưa hoàn thiện mà Ankara buộc phải lựa chọn Su-35 để "chữa cháy".Theo giới thiệu của nhà sản xuất, Su-35 được tích hợp radar mảng pha quét thụ động (PESA) N035 Irbis-E có tầm trinh sát tối đa 400km đối với mục tiêu hàng không có kích thước lớn.Nhờ động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều AL-41F1S và hệ thống ngắm bắn quang điện tử OLS-35 mà tiêm kích Su-35 có khả năng siêu vận động và chiếm ưu thế trong không chiến quần vòng cự ly gần.Mặc dù vậy, Su-35 cũng có điểm yếu đó là diện tích phản xạ radar ở mức rất lớn, khiến nó có thể bị đối phương phát hiện từ xa và đưa ra biện pháp đánh đòn phủ đầu.Radar N035 Irbis-E của Su-35 vẫn chỉ là loại PESA, lạc hậu cả một thế hệ so với radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 5.Trong kịch bản đối đầu trực diện kiểu 1-1 thì các chuyên gia quân sự quốc tế đều cho rằng chiếc F-35 sẽ dễ dàng phát hiện và tiêu diệt Su-35 từ trước khi Flanker nhận ra sự có mặt của Lightning II.Rõ ràng việc bị đình chỉ bàn giao F-35 đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải tìm tới biện pháp "chữa cháy" chưa thể coi là hoàn hảo. Thiệt hại của họ bị đánh giá lớn hơn nhiều so với lợi ích mà hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 mang lại, sau khi Nga bàn giao cho Thổ Nhĩ KỳNgoài ra nếu mua Su-35 thì Thổ Nhĩ Kỳ còn đối diện nguy cơ lớn hơn nữa đó là phi đội tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon gồm 200 chiếc sẽ phải nằm đất do Mỹ không cung cấp phụ tùng bảo dưỡng.Rõ ràng 36 chiếc Su-35 không thể nào thay thế toàn bộ 200 chiếc F-16 được, cho nên vẫn chưa có gì chắc chắn 100% rằng thông tin được tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra là chính xác.Cách đây không lâu, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn khẳng định giữa nước này với Nga chưa có bất kỳ cuộc đàm phán nào về việc mua sắm chiến đấu cơ.Do vậy sẽ cần thêm nhiều thông tin chi tiết hơn trong tương lai để kết luận xem vấn đề mà tờ Daily Sabah đăng tải chính xác đến đâu.
Theo nhật báo Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đã gần như hoàn tất thương vụ đặt mua 36 chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4,5 Su-35 Flanker do Nga sản xuất.
Bên cạnh đó, Nga còn đồng ý cho Ankara cùng tham gia sản xuất một số linh kiện của chiến đấu cơ Su-35 bao gồm cả một số loại vũ khí dẫn đường chính xác thế hệ mới.
Nếu thông tin trên là chính xác thì đây có thể xem như bước đi rõ ràng của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tìm kiếm một chiếc tiêm kích chủ lực có thể thay thế chiếc F-35 của Mỹ.
Cần nhắc lại rằng trước đó Mỹ đã đình chỉ việc bàn giao các tiêm kích F-35 Lightning II cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng như loại bỏ Ankara khỏi chuỗi sản xuất linh kiện cho chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 này.
Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã tuyên bố nếu Mỹ không giao F-35 thì nước này sẽ đặt mua Su-57 để trả đũa, tuy nhiên do chiếc tiêm kích thế hệ 5 này của Nga chưa hoàn thiện mà Ankara buộc phải lựa chọn Su-35 để "chữa cháy".
Theo giới thiệu của nhà sản xuất, Su-35 được tích hợp radar mảng pha quét thụ động (PESA) N035 Irbis-E có tầm trinh sát tối đa 400km đối với mục tiêu hàng không có kích thước lớn.
Nhờ động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều AL-41F1S và hệ thống ngắm bắn quang điện tử OLS-35 mà tiêm kích Su-35 có khả năng siêu vận động và chiếm ưu thế trong không chiến quần vòng cự ly gần.
Mặc dù vậy, Su-35 cũng có điểm yếu đó là diện tích phản xạ radar ở mức rất lớn, khiến nó có thể bị đối phương phát hiện từ xa và đưa ra biện pháp đánh đòn phủ đầu.
Radar N035 Irbis-E của Su-35 vẫn chỉ là loại PESA, lạc hậu cả một thế hệ so với radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 5.
Trong kịch bản đối đầu trực diện kiểu 1-1 thì các chuyên gia quân sự quốc tế đều cho rằng chiếc F-35 sẽ dễ dàng phát hiện và tiêu diệt Su-35 từ trước khi Flanker nhận ra sự có mặt của Lightning II.
Rõ ràng việc bị đình chỉ bàn giao F-35 đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải tìm tới biện pháp "chữa cháy" chưa thể coi là hoàn hảo. Thiệt hại của họ bị đánh giá lớn hơn nhiều so với lợi ích mà hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 mang lại, sau khi Nga bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ
Ngoài ra nếu mua Su-35 thì Thổ Nhĩ Kỳ còn đối diện nguy cơ lớn hơn nữa đó là phi đội tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon gồm 200 chiếc sẽ phải nằm đất do Mỹ không cung cấp phụ tùng bảo dưỡng.
Rõ ràng 36 chiếc Su-35 không thể nào thay thế toàn bộ 200 chiếc F-16 được, cho nên vẫn chưa có gì chắc chắn 100% rằng thông tin được tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra là chính xác.
Cách đây không lâu, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn khẳng định giữa nước này với Nga chưa có bất kỳ cuộc đàm phán nào về việc mua sắm chiến đấu cơ.
Do vậy sẽ cần thêm nhiều thông tin chi tiết hơn trong tương lai để kết luận xem vấn đề mà tờ Daily Sabah đăng tải chính xác đến đâu.