Các chuyên gia quân sự cũng như những nhà phân tích thời sự quốc tế đều đi tới nhận xét Nga đã giành được vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh và thậm chí vượt trội so với Mỹ và NATO trong khoảng thời gian ít nhất là 5 năm nữa.Mỹ đã thất bại hết lần này tới lần khác trong việc theo đuổi dự án chế tạo một tên lửa siêu thanh bay nhanh hơn các thiết kế của Nga. Gần đây Lầu Năm Góc đã từ chối chương trình AGM-183A ARRW của Lockheed Martin sau cuộc thử nghiệm thất bại.Ngoài ra Thượng nghị sĩ Mỹ Doug Lambourne của Đảng Cộng hòa cũng thừa nhận rằng nước này đang thất thế nghiêm trọng trong việc chạy đua chế tạo vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật lý mới.Trong khi đó, Nga chẳng những tạo ra các vũ khí siêu vượt âm mới nhất mà còn sử dụng thành công chúng trong thực địa, điển hình như tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kh-47M2 Kinzhal (Dao găm)."Moskva đã đi những bước đầu tiên hướng tới thành công trong việc phát triển vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật lý mới từ thời Liên Xô, khi chúng ta nắm trong tay nền khoa học vật liệu phát triển, có thể tạo ra bất kỳ bộ phận nào cho tên lửa".Nhận xét nói trên được chuyên gia quân sự, Đại tá dự bị Yury Knutov - Giám đốc Bảo tàng lực lượng Phòng không Nga đưa ra trong cuộc trò chuyện với tờ PolitExpert (PE), đồng thời nói thêm rằng vấn đề đối với vũ khí siêu thanh chủ yếu nằm ở thiết bị điện tử."Điều bất ngờ ở chỗ trường hợp của Mỹ thì tình hình ngược lại. Họ chiếm ưu thế trong lĩnh vực điện tử, nhưng lại tụt hậu về khoa học vật liệu”, người đối thoại của tờ PE cho biết.Nga đã trưng bày bản sao đầu tiên của tên lửa siêu thanh vào cuối những năm 1990 tại một cuộc triển lãm lớn ở Moskva. Dựa trên hệ thống phòng không S-200, Moskva đã trình diễn nguyên mẫu vũ khí siêu vượt âm Kholod, ông Knutov lưu ý.“Sau đó, đã có một tên lửa thử nghiệm chưa đựng các yếu tố của vũ khí siêu thanh trong tương lai. Sản phẩm này tiếp tục được cải thiện, điều này diễn ra từ thời Liên Xô, đó là lý do tại sao chúng đã thành công vang dội”, chuyên gia Knutov nói rõ.Nga sẽ không thể can thiệp vào quá trình phát triển vũ khí siêu thanh của Mỹ. Người đối thoại của PE lưu ý rằng vấn đề cần được giải quyết theo cách khác. Một yếu tố giúp Moskva duy trì ưu thế trong lĩnh vực này là sự phát triển không ngừng.“Vấn đề không phải can thiệp mà là cải thiện những gì chúng ta có. Phát triển, tiến về phía trước, không đứng yên. Bằng cách này, Nga có thể duy trì vị trí dẫn đầu về vũ khí siêu thanh trong vòng 5 đến 7 năm tới”, ông Knutov nói rõ.Về phần Washington, sau khi quyết định đình chỉ dự án AGM-183A ARRW, Không quân Mỹ vẫn chưa từ bỏ tham vọng sở hữu tên lửa siêu thanh khi họ vẫn còn chương trình tên lửa hành trình siêu vượt âm HACM (Hypersonic Attack Cruise Missile).Thông tin cho biết Lầu Năm Góc đã ghi nhận kết quả tích cực ban đầu của chương trình HACM, đồng thời tên lửa này tương thích với nhiều loại máy bay hơn, do vậy sẽ cung cấp khả năng tác chiến rất đa dạng cho Không quân Mỹ.Nhưng rõ ràng để theo kịp Nga, giới chức quân sự Mỹ vẫn còn quá nhiều việc phải làm, không loại trừ khả năng họ sẽ tận dụng "chất xám" từ những đồng minh châu Âu để rút ngắn thời gian nghiên cứu.
Các chuyên gia quân sự cũng như những nhà phân tích thời sự quốc tế đều đi tới nhận xét Nga đã giành được vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh và thậm chí vượt trội so với Mỹ và NATO trong khoảng thời gian ít nhất là 5 năm nữa.
Mỹ đã thất bại hết lần này tới lần khác trong việc theo đuổi dự án chế tạo một tên lửa siêu thanh bay nhanh hơn các thiết kế của Nga. Gần đây Lầu Năm Góc đã từ chối chương trình AGM-183A ARRW của Lockheed Martin sau cuộc thử nghiệm thất bại.
Ngoài ra Thượng nghị sĩ Mỹ Doug Lambourne của Đảng Cộng hòa cũng thừa nhận rằng nước này đang thất thế nghiêm trọng trong việc chạy đua chế tạo vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật lý mới.
Trong khi đó, Nga chẳng những tạo ra các vũ khí siêu vượt âm mới nhất mà còn sử dụng thành công chúng trong thực địa, điển hình như tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kh-47M2 Kinzhal (Dao găm).
"Moskva đã đi những bước đầu tiên hướng tới thành công trong việc phát triển vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật lý mới từ thời Liên Xô, khi chúng ta nắm trong tay nền khoa học vật liệu phát triển, có thể tạo ra bất kỳ bộ phận nào cho tên lửa".
Nhận xét nói trên được chuyên gia quân sự, Đại tá dự bị Yury Knutov - Giám đốc Bảo tàng lực lượng Phòng không Nga đưa ra trong cuộc trò chuyện với tờ PolitExpert (PE), đồng thời nói thêm rằng vấn đề đối với vũ khí siêu thanh chủ yếu nằm ở thiết bị điện tử.
"Điều bất ngờ ở chỗ trường hợp của Mỹ thì tình hình ngược lại. Họ chiếm ưu thế trong lĩnh vực điện tử, nhưng lại tụt hậu về khoa học vật liệu”, người đối thoại của tờ PE cho biết.
Nga đã trưng bày bản sao đầu tiên của tên lửa siêu thanh vào cuối những năm 1990 tại một cuộc triển lãm lớn ở Moskva. Dựa trên hệ thống phòng không S-200, Moskva đã trình diễn nguyên mẫu vũ khí siêu vượt âm Kholod, ông Knutov lưu ý.
“Sau đó, đã có một tên lửa thử nghiệm chưa đựng các yếu tố của vũ khí siêu thanh trong tương lai. Sản phẩm này tiếp tục được cải thiện, điều này diễn ra từ thời Liên Xô, đó là lý do tại sao chúng đã thành công vang dội”, chuyên gia Knutov nói rõ.
Nga sẽ không thể can thiệp vào quá trình phát triển vũ khí siêu thanh của Mỹ. Người đối thoại của PE lưu ý rằng vấn đề cần được giải quyết theo cách khác. Một yếu tố giúp Moskva duy trì ưu thế trong lĩnh vực này là sự phát triển không ngừng.
“Vấn đề không phải can thiệp mà là cải thiện những gì chúng ta có. Phát triển, tiến về phía trước, không đứng yên. Bằng cách này, Nga có thể duy trì vị trí dẫn đầu về vũ khí siêu thanh trong vòng 5 đến 7 năm tới”, ông Knutov nói rõ.
Về phần Washington, sau khi quyết định đình chỉ dự án AGM-183A ARRW, Không quân Mỹ vẫn chưa từ bỏ tham vọng sở hữu tên lửa siêu thanh khi họ vẫn còn chương trình tên lửa hành trình siêu vượt âm HACM (Hypersonic Attack Cruise Missile).
Thông tin cho biết Lầu Năm Góc đã ghi nhận kết quả tích cực ban đầu của chương trình HACM, đồng thời tên lửa này tương thích với nhiều loại máy bay hơn, do vậy sẽ cung cấp khả năng tác chiến rất đa dạng cho Không quân Mỹ.
Nhưng rõ ràng để theo kịp Nga, giới chức quân sự Mỹ vẫn còn quá nhiều việc phải làm, không loại trừ khả năng họ sẽ tận dụng "chất xám" từ những đồng minh châu Âu để rút ngắn thời gian nghiên cứu.