Hãng thông tấn Reuters dẫn lời Chuẩn tướng Fiorad Esmaili - chỉ huy lực lượng phòng không Iran cho biết, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm nay Iran đã tiến hành đánh chặn ít nhất hai đợt máy bay do thám của Mỹ xâm phậm không phận nước này. Trường hợp gần nhất là mới xảy ra vào tuần trước. Nguồn ảnh: MiGFlug.Cũng theo Chuẩn tướng Fiorad Esmaili, các máy bay do thám Mỹ khi tiến vào không phận Iran nhanh chóng bị các hệ thống radar cảnh giới và tổ hợp tên lửa phòng không nước này phát hiện. Và chỉ khi phía Iran đưa ra cảnh báo thì các máy bay trên mới chịu quay đầu. Nguồn ảnh: VosIzNeias.Phía Iran cũng không ngại ngùng công bố danh tính hai máy bay do thám xâm phậm không phận nước này gồm một máy bay trinh sát tầm cao Lockheed U-2 và máy bay trinh sát không người lái tầm cao RQ-4. Cả hai dòng máy bay này đều là những phương tiện do thám hiện đại nhất của Mỹ hiện nay. Trong ảnh là bộ đôi U-2 và RQ-4 của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: memri.org.Tuy nhiên U-2 không phải là dòng máy bay trinh sát mới của Mỹ, khi nó đã có tuổi đời phục vụ hơn 60 năm kể từ thời Chiến tranh Lạnh cho tới nay. Bản thân U-2 cũng là một trong những dòng máy bay trinh sát có trần bay lớn nhất trên thế giới hiện nay hơn 21.000m. Nguồn ảnh: YouTube.Trong giai đoạn từ cuối năm 1950 đến năm 1960, U-2 từng được mệnh danh là chim sắt không thể bị bắn hạ của Không quân Mỹ khi nó tự do ra vào không phận Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh chụp lại hàng triệu bức ảnh không ảnh về các căn cứ quân sự tuyệt mật của Moscow. Nguồn ảnh: Alpha Coders.Sự bất bại của U-2 nhanh chóng chấm dứt trong năm 1960 khi một chiếc U-2 bị Liên Xô bắn hạ bằng tên lửa đất đối không S-75, còn phi công của chiếc do thám cơ này cũng bị bắt sống. Kể từ đó Washington luôn thận trọng trong việc triển khai U-2 trên không phận các quốc gia thù địch. Nguồn ảnh: Airliners.net.Còn RQ-4 hay còn được gọi là RQ-4 Global Hawk, là dòng máy bay trinh sát không người lái hiện đại nhất của Mỹ hiện nay chuyên thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, do thám và chỉ huy tác chiến trên không ở tầm cao. RQ-4 được xem là tổng hợp tất cả những gì người Mỹ cần ở một chiếc do thám cơ, đặc biệt hơn cả là nó ít rủi ro hơn do là máy bay không người lái. Nguồn ảnh: Medium.RQ-4 có trần bay lên đến 18.000m, có tầm bay hơn 22.000km và có thể hoạt động liên tục hơn 32 giờ trên không. Về trang thiết bị điện tử RQ-4 được trang bị tất cả những gì người Mỹ có dành cho một mẫu do thám cơ thậm chí nó còn vượt trội hơn một số dòng do thám cơ có người lái của Mỹ. Nguồn ảnh: Air & Cosmos.Trái tim của RQ-4 là hệ thống radar tích hợp đa nền MP- RTIP có khả năng giám sát, theo dõi cùng 1 lúc nhiều mục tiêu trên mặt đất cũng như trên không. Nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và giám sát mọi mục tiêu theo thời gian thực. Trong ảnh là ảnh chụp vệ tinh của U-2 và RQ-4 từ một căn cứ không quân của Mỹ. Nguồn ảnh: topwar.ru.Theo như những gì mà Mỹ tuyên bố họ chỉ cần khoảng 5 chiếc RQ-4 để trinh sát toàn bộ bề mặt trái đất trong cùng một lúc, bản thân những chiếc RQ-4 này cũng được kết nối với nhau dựa trên một hệ thống mạng nội bộ riêng. Nguồn ảnh: Defence Blog.Theo nhận định của nhiều chuyên gia phân tích, sở dĩ Mỹ triển khai các dòng do thám cơ hạng nặng như U-2 và RQ-4 đến do thám Iran là bởi họ không muốn lặp lại sai lầm RQ-170 vào năm 2011. Và họ cần tới những dòng do thám cơ có khả năng áp chế điện tử mạnh hơn và có trần bay cao hơn nhằm tránh hệ thống phòng không và áp chế điện tử của Iran. Nguồn ảnh: Payvand News.Tuy nhiên Iran luôn đi trước Mỹ, nhất là khi họ đã sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 và Tehran hoàn toàn có thể ra lệnh bắn hạ các do thám cơ của Mỹ khi chúng đang bay trên bầu trời nước này nhưng họ chỉ dừng lại ở mức cảnh báo. Còn về phía Mỹ lại cho rằng lực lượng phòng không Iran hành động không chuyên nghiệp và có thể dẫn tới những sự cố đáng tiếc như RQ-170. Nguồn ảnh: RT.com.
Hãng thông tấn Reuters dẫn lời Chuẩn tướng Fiorad Esmaili - chỉ huy lực lượng phòng không Iran cho biết, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm nay Iran đã tiến hành đánh chặn ít nhất hai đợt máy bay do thám của Mỹ xâm phậm không phận nước này. Trường hợp gần nhất là mới xảy ra vào tuần trước. Nguồn ảnh: MiGFlug.
Cũng theo Chuẩn tướng Fiorad Esmaili, các máy bay do thám Mỹ khi tiến vào không phận Iran nhanh chóng bị các hệ thống radar cảnh giới và tổ hợp tên lửa phòng không nước này phát hiện. Và chỉ khi phía Iran đưa ra cảnh báo thì các máy bay trên mới chịu quay đầu. Nguồn ảnh: VosIzNeias.
Phía Iran cũng không ngại ngùng công bố danh tính hai máy bay do thám xâm phậm không phận nước này gồm một máy bay trinh sát tầm cao Lockheed U-2 và máy bay trinh sát không người lái tầm cao RQ-4. Cả hai dòng máy bay này đều là những phương tiện do thám hiện đại nhất của Mỹ hiện nay. Trong ảnh là bộ đôi U-2 và RQ-4 của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: memri.org.
Tuy nhiên U-2 không phải là dòng máy bay trinh sát mới của Mỹ, khi nó đã có tuổi đời phục vụ hơn 60 năm kể từ thời Chiến tranh Lạnh cho tới nay. Bản thân U-2 cũng là một trong những dòng máy bay trinh sát có trần bay lớn nhất trên thế giới hiện nay hơn 21.000m. Nguồn ảnh: YouTube.
Trong giai đoạn từ cuối năm 1950 đến năm 1960, U-2 từng được mệnh danh là chim sắt không thể bị bắn hạ của Không quân Mỹ khi nó tự do ra vào không phận Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh chụp lại hàng triệu bức ảnh không ảnh về các căn cứ quân sự tuyệt mật của Moscow. Nguồn ảnh: Alpha Coders.
Sự bất bại của U-2 nhanh chóng chấm dứt trong năm 1960 khi một chiếc U-2 bị Liên Xô bắn hạ bằng tên lửa đất đối không S-75, còn phi công của chiếc do thám cơ này cũng bị bắt sống. Kể từ đó Washington luôn thận trọng trong việc triển khai U-2 trên không phận các quốc gia thù địch. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Còn RQ-4 hay còn được gọi là RQ-4 Global Hawk, là dòng máy bay trinh sát không người lái hiện đại nhất của Mỹ hiện nay chuyên thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, do thám và chỉ huy tác chiến trên không ở tầm cao. RQ-4 được xem là tổng hợp tất cả những gì người Mỹ cần ở một chiếc do thám cơ, đặc biệt hơn cả là nó ít rủi ro hơn do là máy bay không người lái. Nguồn ảnh: Medium.
RQ-4 có trần bay lên đến 18.000m, có tầm bay hơn 22.000km và có thể hoạt động liên tục hơn 32 giờ trên không. Về trang thiết bị điện tử RQ-4 được trang bị tất cả những gì người Mỹ có dành cho một mẫu do thám cơ thậm chí nó còn vượt trội hơn một số dòng do thám cơ có người lái của Mỹ. Nguồn ảnh: Air & Cosmos.
Trái tim của RQ-4 là hệ thống radar tích hợp đa nền MP- RTIP có khả năng giám sát, theo dõi cùng 1 lúc nhiều mục tiêu trên mặt đất cũng như trên không. Nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và giám sát mọi mục tiêu theo thời gian thực. Trong ảnh là ảnh chụp vệ tinh của U-2 và RQ-4 từ một căn cứ không quân của Mỹ. Nguồn ảnh: topwar.ru.
Theo như những gì mà Mỹ tuyên bố họ chỉ cần khoảng 5 chiếc RQ-4 để trinh sát toàn bộ bề mặt trái đất trong cùng một lúc, bản thân những chiếc RQ-4 này cũng được kết nối với nhau dựa trên một hệ thống mạng nội bộ riêng. Nguồn ảnh: Defence Blog.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia phân tích, sở dĩ Mỹ triển khai các dòng do thám cơ hạng nặng như U-2 và RQ-4 đến do thám Iran là bởi họ không muốn lặp lại sai lầm RQ-170 vào năm 2011. Và họ cần tới những dòng do thám cơ có khả năng áp chế điện tử mạnh hơn và có trần bay cao hơn nhằm tránh hệ thống phòng không và áp chế điện tử của Iran. Nguồn ảnh: Payvand News.
Tuy nhiên Iran luôn đi trước Mỹ, nhất là khi họ đã sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 và Tehran hoàn toàn có thể ra lệnh bắn hạ các do thám cơ của Mỹ khi chúng đang bay trên bầu trời nước này nhưng họ chỉ dừng lại ở mức cảnh báo. Còn về phía Mỹ lại cho rằng lực lượng phòng không Iran hành động không chuyên nghiệp và có thể dẫn tới những sự cố đáng tiếc như RQ-170. Nguồn ảnh: RT.com.