Theo Russia Beyond trong nỗ lực “loại bỏ” con người ra khỏi chiến trường, các kỹ sư Nga đang cho ra đời nhiều hơn những cỗ máy chiến tranh có thể hoạt động mà không cần tới sự hỗ trợ của người lính theo một cách đúng thay cho các cỗ máy không người lái hiện tại. Nguồn ảnh: RT.Và đi tiên phong trong việc phát triển một loại vũ khí có thể tự hoạt động một cách độc lập mà không cần đến con người ở Nga chính là Công ty cổ phần sản xuất vũ khí NPO Splav. Theo Alexander Smirnov – Giám đốc NPO Splav cho biết, họ sẽ trang bị công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) cho tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) Tornado-G đang được Quân đội Nga sử dụng. Nguồn ảnh: National Interest.Cũng theo ông Smirnov, “Nếu như các tổ hợp pháo phản lực thế hệ cũ BM-21 Grad và BM-30 Smerch được trang bị công nghệ tự động hóa, thì thật khó để nói chính xác có bao nhiêu tổ hợp được robot hóa trong hàng nghìn đơn vị MLRS của Quân đội Nga hiện tại”. Nguồn ảnh: Wikipedia.Sở dĩ Quân đội Nga sẽ không lựa chọn các tổ hợp MLRS đã lạc hậu để tiến hành AI hóa mà sẽ lựa chọn các tổ hợp hiện đại hơn như Tornado-G và Tornado-S vốn được xem là thế hệ pháo phản lực tiếp theo của nước Nga, do đó chi phí để nâng cấp hay tích hợp công nghệ mới lên chúng sẽ thấp hơn các tổ hợp vũ khí cũ. Nguồn ảnh: English Russia.Theo Giám đốc Smirnov, ngay từ trong giai đoạn thiết kế tổ hợp Tornado-G đã được trang bị sẵn các hệ thống điều khiển hỏa lực và cụm hệ thống phóng tự động hóa ở mức cao nhất. Nói một cách đơn giản Tornado-G có thể thực hiện độc lập toàn bộ chu kỳ chiến đấu: xác định vị trí mục tiêu, nhận diện, khóa và phóng đạn rocket. Vậy Tornado-G có cần tới công nghệ AI? Nguồn ảnh: English Russia.Dù được tự động hóa ở mức cao nhất thế nhưng Tornado-G vẫn ít nhiều phụ thuộc vào người lính trên chiến trường. Trong khi đó với công nghệ trí thông minh nhân tạo, tổ hợp vũ khí này sẽ tự đánh giá được các dữ liệu về mục tiêu cũng như địa hình chiến trường dựa trên cơ sở dữ liệu mà nó được trang bị. Và với việc AI hóa hay robot hóa quá trình nâng cấp vũ khí trong tương lai của Nga cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nguồn ảnh: English Russia.Tất nhiên việc AI hóa Tornado-G hay bất cứ loại vũ khí nào của Nga, yếu tố con người không thể bị loại bỏ trong thời gian ngắn mà đó sẽ là việc của tương lai, còn ở thời điểm hiện tại Quân đội Nga đã có thể triển khai một tổ hợp Tornado-G ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn sau 3 phút và chỉ với một nút bấm bởi một binh sĩ duy nhất. Nguồn ảnh: English Russia.Việc tái nạp đạn cho các tổ hợp pháo phản lực thông minh này sau mỗi loạt bắn cũng là một vấn đề và cần có thêm một tổ hợp xe nạp đạn thông minh giành riêng cho chúng. Bộ đôi này sẽ tạo nên một tổ hợp chiến đấu tự động theo đúng nghĩa với sự can thiệp từ con người được giảm xuống mức thấp nhất. Nguồn ảnh: English Russia.Hiện tại quyền quyết định “nổ súng” vào mục tiêu trên bất cứ loại vũ khí nào vẫn dựa vào yếu tố con người dù từ lâu một hệ thống AI đã có thể làm được điều đó trên phương diện kỹ thuật. Trong khi đó tướng lĩnh các nước trong đó có cả Nga vẫn chưa sẵn sàng với việc cho phép một cỗ máy chiến đấu được trang bị công nghệ AI có thể tấn công mọi mục tiêu mà không cần tới sự đồng ý của con người. Nguồn ảnh: English Russia.Việc một cỗ máy chiến tranh với trí thông minh nhân tạo có thể chiến đấu thay cho con người trên chiến trường không còn là chuyện viễn tưởng ở thời điểm hiện tại, nhưng cũng thật khó chấp nhận rằng những cỗ máy này được quyền giết chóc bừa bãi theo đúng mục đích chúng được sinh ra. Có lẽ người Nga đã quá vội vàng trong việc AI hóa các tổ hợp vũ khí của mình khi chưa thực sự hiểu rõ hậu quả của hành động này. Nguồn ảnh: English Russia.Mời độc giả xem video: Bão lửa từ pháo phản lực BM-21 của Quân đội Ukraine. (nguồn Army of Ukraine TV)
Theo Russia Beyond trong nỗ lực “loại bỏ” con người ra khỏi chiến trường, các kỹ sư Nga đang cho ra đời nhiều hơn những cỗ máy chiến tranh có thể hoạt động mà không cần tới sự hỗ trợ của người lính theo một cách đúng thay cho các cỗ máy không người lái hiện tại. Nguồn ảnh: RT.
Và đi tiên phong trong việc phát triển một loại vũ khí có thể tự hoạt động một cách độc lập mà không cần đến con người ở Nga chính là Công ty cổ phần sản xuất vũ khí NPO Splav. Theo Alexander Smirnov – Giám đốc NPO Splav cho biết, họ sẽ trang bị công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) cho tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) Tornado-G đang được Quân đội Nga sử dụng. Nguồn ảnh: National Interest.
Cũng theo ông Smirnov, “Nếu như các tổ hợp pháo phản lực thế hệ cũ BM-21 Grad và BM-30 Smerch được trang bị công nghệ tự động hóa, thì thật khó để nói chính xác có bao nhiêu tổ hợp được robot hóa trong hàng nghìn đơn vị MLRS của Quân đội Nga hiện tại”. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Sở dĩ Quân đội Nga sẽ không lựa chọn các tổ hợp MLRS đã lạc hậu để tiến hành AI hóa mà sẽ lựa chọn các tổ hợp hiện đại hơn như Tornado-G và Tornado-S vốn được xem là thế hệ pháo phản lực tiếp theo của nước Nga, do đó chi phí để nâng cấp hay tích hợp công nghệ mới lên chúng sẽ thấp hơn các tổ hợp vũ khí cũ. Nguồn ảnh: English Russia.
Theo Giám đốc Smirnov, ngay từ trong giai đoạn thiết kế tổ hợp Tornado-G đã được trang bị sẵn các hệ thống điều khiển hỏa lực và cụm hệ thống phóng tự động hóa ở mức cao nhất. Nói một cách đơn giản Tornado-G có thể thực hiện độc lập toàn bộ chu kỳ chiến đấu: xác định vị trí mục tiêu, nhận diện, khóa và phóng đạn rocket. Vậy Tornado-G có cần tới công nghệ AI? Nguồn ảnh: English Russia.
Dù được tự động hóa ở mức cao nhất thế nhưng Tornado-G vẫn ít nhiều phụ thuộc vào người lính trên chiến trường. Trong khi đó với công nghệ trí thông minh nhân tạo, tổ hợp vũ khí này sẽ tự đánh giá được các dữ liệu về mục tiêu cũng như địa hình chiến trường dựa trên cơ sở dữ liệu mà nó được trang bị. Và với việc AI hóa hay robot hóa quá trình nâng cấp vũ khí trong tương lai của Nga cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nguồn ảnh: English Russia.
Tất nhiên việc AI hóa Tornado-G hay bất cứ loại vũ khí nào của Nga, yếu tố con người không thể bị loại bỏ trong thời gian ngắn mà đó sẽ là việc của tương lai, còn ở thời điểm hiện tại Quân đội Nga đã có thể triển khai một tổ hợp Tornado-G ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn sau 3 phút và chỉ với một nút bấm bởi một binh sĩ duy nhất. Nguồn ảnh: English Russia.
Việc tái nạp đạn cho các tổ hợp pháo phản lực thông minh này sau mỗi loạt bắn cũng là một vấn đề và cần có thêm một tổ hợp xe nạp đạn thông minh giành riêng cho chúng. Bộ đôi này sẽ tạo nên một tổ hợp chiến đấu tự động theo đúng nghĩa với sự can thiệp từ con người được giảm xuống mức thấp nhất. Nguồn ảnh: English Russia.
Hiện tại quyền quyết định “nổ súng” vào mục tiêu trên bất cứ loại vũ khí nào vẫn dựa vào yếu tố con người dù từ lâu một hệ thống AI đã có thể làm được điều đó trên phương diện kỹ thuật. Trong khi đó tướng lĩnh các nước trong đó có cả Nga vẫn chưa sẵn sàng với việc cho phép một cỗ máy chiến đấu được trang bị công nghệ AI có thể tấn công mọi mục tiêu mà không cần tới sự đồng ý của con người. Nguồn ảnh: English Russia.
Việc một cỗ máy chiến tranh với trí thông minh nhân tạo có thể chiến đấu thay cho con người trên chiến trường không còn là chuyện viễn tưởng ở thời điểm hiện tại, nhưng cũng thật khó chấp nhận rằng những cỗ máy này được quyền giết chóc bừa bãi theo đúng mục đích chúng được sinh ra. Có lẽ người Nga đã quá vội vàng trong việc AI hóa các tổ hợp vũ khí của mình khi chưa thực sự hiểu rõ hậu quả của hành động này. Nguồn ảnh: English Russia.
Mời độc giả xem video: Bão lửa từ pháo phản lực BM-21 của Quân đội Ukraine. (nguồn Army of Ukraine TV)