Bộ Ngoại giao Nga đã công bố dữ liệu về tổng số vũ khí tấn công chiến lược theo Hiệp ước START mới được gia hạn trong 5 năm vừa được kí kết cách đây không lâu.Được biết đây là nỗ lực của Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp John Biden nhằm giữ vững thế ổn định chiến lược trên toàn cầu. Dữ liệu về vũ khí được tính từ ngày 1/3/2021.Đầu tiên, ở hạng mục số lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo triển khai trên tàu ngầm và triển khai máy bay ném bom hạng nặng, đối với Nga có 517 tên lửa, trong khi Mỹ sở hữu 651 tên lửa.Tuy nhiên, số lượng đầu đạn trong các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được triển khai, cũng như trên các tên lửa đạn đạo đã triển khai trên tàu ngầm và đầu đạn hạt nhân đã triển khai được ghi nhận trên các máy bay ném bom hạng nặng, thì Nga có 1.456 nhỉnh hơn Mỹ một chút với 1.357 đầu đạn.Ngoài ra, phía Nga còn sở hữu 767 đơn vị bệ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, cũng như tên lửa đã triển khai trên máy bay ném bom hạng nặng. Phía Mỹ thì có 800 chiếc loại này.Đồng thời, Bộ Ngoại giao Nga đánh giá cao nỗ lực của Mỹ khi đã đưa số lượng đơn vị bệ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, cũng như tên lửa đã triển khai trên máy bay ném bom hạng nặng xuống còn 800.Điều này có được không chỉ nhờ việc cắt giảm vũ khí thực sự của Mỹ, mà còn nhờ chính quyền Washington đã đơn phương loại bỏ 56 bệ phóng SLBM Trident II và 41 máy bay ném bom hạng nặng B-52H theo thỏa thuận của hiệp ước.Tuy nhiên, việc loại bỏ các vũ khí tấn công chiến lược của Mỹ lại được thực hiện một cách bí mật, khiến phía Nga không thể xác nhận việc đưa các vũ khí tấn công chiến lược này đã về trạng thái an toàn như đã được quy định trong nội dung của Hiệp ức START hay chưa.Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng, Mỹ cũng đã đổi tên bốn bệ phóng cố định (silo) dùng để huấn luyện thành "mìn huấn luyện", loại thiết bị này không có trong quy định của Hiệp ước START. Mỹ từ chối đưa chúng vào hiệp ước với tư cách là bệ phóng ICBM không được triển khai.Hiệp ước START-3 là chìa khóa cho sự ổn định chiến lược trên toàn thế giới, có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Theo điều khoản của mình, mỗi bên giảm kho vũ khí hạt nhân chiến lược của mình trong vòng 7 năm và bắt buộc Nga và Mỹ phải trao đổi thông tin về số lượng đầu đạn và phương tiện phóng 2 lần mỗi năm.Sau 7 năm thì tổng số vũ khí hạt nhân chiến lược của 2 nước không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như không quá 1.550 đầu đạn và 800 tên lửa được triển khai.Hiệp ước này sẽ hết hạn vào ngày 5/2/2021, tuy nhiên ngay sau khi Tổng thống Biden nhậm chức không lâu đã gia hạn hiệp ước với tổng thống Nga ngay ngày 3/2/2021. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố điều đó không có lợi cho đất nước và nhấn mạnh vào một thỏa thuận mới cần phải có sự tham gia của Trung Quốc.Các cuộc đàm phán không đi đến đâu và điều này đe dọa sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống ổn định chiến lược. Tổng thống Joe Biden, người thay thế ông Trump đã nói ủng hộ việc gia hạn mà không cần điều kiện bổ sung. Nhờ vậy mà vào đầu tháng 2/2021, hiệp ước START-3 đã được gia hạn thêm 5 năm. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh tên lửa đạn đạo Trident phóng tử tàu ngầm của Mỹ. Nguồn: QPVN.
Bộ Ngoại giao Nga đã công bố dữ liệu về tổng số vũ khí tấn công chiến lược theo Hiệp ước START mới được gia hạn trong 5 năm vừa được kí kết cách đây không lâu.
Được biết đây là nỗ lực của Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp John Biden nhằm giữ vững thế ổn định chiến lược trên toàn cầu. Dữ liệu về vũ khí được tính từ ngày 1/3/2021.
Đầu tiên, ở hạng mục số lượng
tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo triển khai trên tàu ngầm và triển khai máy bay ném bom hạng nặng, đối với Nga có 517 tên lửa, trong khi Mỹ
sở hữu 651 tên lửa.
Tuy nhiên, số lượng đầu đạn trong các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được triển khai, cũng như trên các tên lửa đạn đạo đã triển khai trên tàu ngầm và đầu đạn hạt nhân đã triển khai được ghi nhận trên các máy bay ném bom hạng nặng, thì Nga có 1.456 nhỉnh hơn Mỹ một chút với 1.357 đầu đạn.
Ngoài ra, phía Nga còn sở hữu 767 đơn vị bệ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, cũng như tên lửa đã triển khai trên máy bay ném bom hạng nặng. Phía Mỹ thì có 800 chiếc loại này.
Đồng thời, Bộ Ngoại giao Nga đánh giá cao nỗ lực của Mỹ khi đã đưa số lượng đơn vị bệ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, cũng như tên lửa đã triển khai trên máy bay ném bom hạng nặng xuống còn 800.
Điều này có được không chỉ nhờ việc cắt giảm vũ khí thực sự của Mỹ, mà còn nhờ chính quyền Washington đã đơn phương loại bỏ 56 bệ phóng SLBM Trident II và 41 máy bay ném bom hạng nặng B-52H theo thỏa thuận của hiệp ước.
Tuy nhiên, việc loại bỏ các vũ khí tấn công chiến lược của Mỹ lại được thực hiện một cách bí mật, khiến phía Nga không thể xác nhận việc đưa các vũ khí tấn công chiến lược này đã về trạng thái an toàn như đã được quy định trong nội dung của Hiệp ức START hay chưa.
Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng, Mỹ cũng đã đổi tên bốn bệ phóng cố định (silo) dùng để huấn luyện thành "mìn huấn luyện", loại thiết bị này không có trong quy định của Hiệp ước START. Mỹ từ chối đưa chúng vào hiệp ước với tư cách là bệ phóng ICBM không được triển khai.
Hiệp ước START-3 là chìa khóa cho sự ổn định chiến lược trên toàn thế giới, có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Theo điều khoản của mình, mỗi bên giảm kho vũ khí hạt nhân chiến lược của mình trong vòng 7 năm và bắt buộc Nga và Mỹ phải trao đổi thông tin về số lượng đầu đạn và phương tiện phóng 2 lần mỗi năm.
Sau 7 năm thì tổng số vũ khí hạt nhân chiến lược của 2 nước không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như không quá 1.550 đầu đạn và 800 tên lửa được triển khai.
Hiệp ước này sẽ hết hạn vào ngày 5/2/2021, tuy nhiên ngay sau khi Tổng thống Biden nhậm chức không lâu đã gia hạn hiệp ước với tổng thống Nga ngay ngày 3/2/2021. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố điều đó không có lợi cho đất nước và nhấn mạnh vào một thỏa thuận mới cần phải có sự tham gia của Trung Quốc.
Các cuộc đàm phán không đi đến đâu và điều này đe dọa sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống ổn định chiến lược. Tổng thống Joe Biden, người thay thế ông Trump đã nói ủng hộ việc gia hạn mà không cần điều kiện bổ sung. Nhờ vậy mà vào đầu tháng 2/2021, hiệp ước START-3 đã được gia hạn thêm 5 năm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh tên lửa đạn đạo Trident phóng tử tàu ngầm của Mỹ. Nguồn: QPVN.