Hươu sao: Hươu sao là động vật rất nổi tiếng tại Việt Nam, được biết đến là một trong những loài động vật quý hiếm, giá trị cao. Có thể nhiều người không biết, chúng được xác định đã tuyệt chủng ngoài môi trường tự nhiên, hiện chỉ còn được nuôi trong các sở thú, trang trại.Cá sấu hoa cà: Sinh sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cá sấu hoa cà là loài bò sát khổng lồ, dài đến 7m, thống trị khu vực mình cư ngụ. Loài cá sấu này được xác định đã tuyệt chủng trong môi trường thiên nhiên, nhưng hiện được người dân nuôi trong các trang trại, vườn thú để lấy thịt và da.Bò xám: Thuộc loài bò, nhưng bò xám có giá trị cao hơn hẳn đồng loại của mình. Chúng được xem là niềm tự hào của Tây Nguyên, Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì quý hiếm, đặc biệt mà bò xám bị săn bắt tràn lan, dẫn đến tình trạng hiện tại đã diệt vong. Lợn vòi: Lợn vòi là loài động vật kỳ lạ có đủ đặc điểm của cả lợn và voi. Chúng sở hữu thân hình mập mạp, nhưng phần mũi giống chiếc vòi voi ngắn. Trước đây, chúng được ghi nhận ở Tây Nguyên nước ta nhưng hiện bị coi là đã tuyệt chủng.
Tê giác một sừng: Tê giác một sừng ở Việt Nam cùng một chi với tê giác Ấn Độ, nhưng kích cỡ gần tương đương với tê giác đen. Tuy nhiên, đáng tiếc là năm 2011, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) và Tổ chức Bảo tồn Tê giác Thế giới (IRF) đã tuyên bố tê giác một sừng chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam. Cầy rái cá: Cầy rái cá thuộc họ cầy, nhưng lại sống gần nước như rái cá. Chúng được bắt gặp ở hồ Ba Bể (Bắc Kạn). Tuy nhiên, nhiều năm qua người ta không còn thấy cầy rái cá xuất hiện nữa. Cá chình Nhật: Cá chình Nhật ngon nổi tiếng vì thịt chắc, ít xương. Tại Việt Nam, chúng sống ở khu vực sông Hồng chảy qua Thanh Trì, Hà Nội. Cá chép gốc: Nhiều người sẽ nghĩ cá chép thì có gì để quý giá? Nhưng thực tế loài cá chép gốc khác biệt loài cá chép thường rất nhiều. Thịt của chúng ngon và chỉ sống ở sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn. Loài cá chép gốc bị đánh bắt quá nhiều nên hiện đã tuyệt chủng. Cá lợ thân thấp: Cá lợ thân thấp là cái tên nghe thật lạ lẫm với nhiều người. Điều này cũng dễ hiểu vì hiện tại chúng đã không còn tồn tại. Trước đây, loài cá này sinh sống ở các sông suối miền núi phía Bắc.
Hươu sao: Hươu sao là động vật rất nổi tiếng tại Việt Nam, được biết đến là một trong những loài động vật quý hiếm, giá trị cao. Có thể nhiều người không biết, chúng được xác định đã tuyệt chủng ngoài môi trường tự nhiên, hiện chỉ còn được nuôi trong các sở thú, trang trại.
Cá sấu hoa cà: Sinh sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cá sấu hoa cà là loài bò sát khổng lồ, dài đến 7m, thống trị khu vực mình cư ngụ. Loài cá sấu này được xác định đã tuyệt chủng trong môi trường thiên nhiên, nhưng hiện được người dân nuôi trong các trang trại, vườn thú để lấy thịt và da.
Bò xám: Thuộc loài bò, nhưng bò xám có giá trị cao hơn hẳn đồng loại của mình. Chúng được xem là niềm tự hào của Tây Nguyên, Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì quý hiếm, đặc biệt mà bò xám bị săn bắt tràn lan, dẫn đến tình trạng hiện tại đã diệt vong.
Lợn vòi: Lợn vòi là loài động vật kỳ lạ có đủ đặc điểm của cả lợn và voi. Chúng sở hữu thân hình mập mạp, nhưng phần mũi giống chiếc vòi voi ngắn. Trước đây, chúng được ghi nhận ở Tây Nguyên nước ta nhưng hiện bị coi là đã tuyệt chủng.
Tê giác một sừng: Tê giác một sừng ở Việt Nam cùng một chi với tê giác Ấn Độ, nhưng kích cỡ gần tương đương với tê giác đen. Tuy nhiên, đáng tiếc là năm 2011, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) và Tổ chức Bảo tồn Tê giác Thế giới (IRF) đã tuyên bố tê giác một sừng chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam.
Cầy rái cá: Cầy rái cá thuộc họ cầy, nhưng lại sống gần nước như rái cá. Chúng được bắt gặp ở hồ Ba Bể (Bắc Kạn). Tuy nhiên, nhiều năm qua người ta không còn thấy cầy rái cá xuất hiện nữa.
Cá chình Nhật: Cá chình Nhật ngon nổi tiếng vì thịt chắc, ít xương. Tại Việt Nam, chúng sống ở khu vực sông Hồng chảy qua Thanh Trì, Hà Nội.
Cá chép gốc: Nhiều người sẽ nghĩ cá chép thì có gì để quý giá? Nhưng thực tế loài cá chép gốc khác biệt loài cá chép thường rất nhiều. Thịt của chúng ngon và chỉ sống ở sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn. Loài cá chép gốc bị đánh bắt quá nhiều nên hiện đã tuyệt chủng.
Cá lợ thân thấp: Cá lợ thân thấp là cái tên nghe thật lạ lẫm với nhiều người. Điều này cũng dễ hiểu vì hiện tại chúng đã không còn tồn tại. Trước đây, loài cá này sinh sống ở các sông suối miền núi phía Bắc.