Theo các báo cáo mới nhất vừa được truyền thông Nga đăng tải, lục quân nước này sẽ nhận một loạt các loại xe tăng chủ lực, xe chiến đấu chở quân trong năm 2021 tới đây.Đáng tiếc là trong danh sách này, không có bất cứ xe tăng chủ lực T-14 Armata nào được nhắc tới. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng xe tăng T-14 Armata của Nga sẽ không thay đổi, so với năm 2020.Giới quan sát cho rằng, các việc Nga chưa vội vã triển khai các xe tăng T-14 Armata với số lượng lớn, được cho là do loại phương tiện chiến đấu đời mới này, chưa thực sự hoàn thiện.Tuy nhiên truyền thông Nga lại khẳng định, lực lượng lục quân của nước này chưa sản xuất hàng loạt xe tăng T-14 Armata, đơn giản là do các loại xe tăng đời cũ vẫn đảm nhận được khả năng chiến đấu của nước này.Đây không phải là lần đầu tiên, Nga sản xuất ra xe tăng đời mới nhưng lại không sử dụng với số lượng lớn ngay lập tức.Với quy mô của quân đội Nga, việc nâng cấp lực lượng tăng thiết giáp ở quy mô rộng khắp, là điều rất khó khăn và tốn kém.Trước kia, khi xe tăng T-90 ra đời, Nga vẫn tiếp tục sử dụng xe tăng chủ lực T-72 và các phiên bản cải tiến của nó trong biên chế.Thậm chí cho tới tận thời điểm hiện tại, các xe tăng chủ lực chiếm số lượng lớn nhất trong biên chế quân đội Nga vẫn là T-72, bản thân Nga thậm chí còn có số lượng xe tăng chủ lực T-90 trong biên chế ít hơn cả Ấn Độ.Cách đây ít lâu, thông tin về việc Ấn Độ đặt muốn đặt mua hơn 1700 xe tăng T-14 Armata, cũng khiến nhiều người phải hoài nghi rằng, liệu New Delhi có trở thành khách hàng lớn nhất của loại xe tăng này, và có số lượng T-14 trong biên chế còn đông hơn cả Nga?Với giá vào khoảng 4 triệu USD/1 chiếc, Ấn Độ có khả năng sẽ ký được hợp đồng lớn lịch sử với Nga - nếu như nước này đặt mua được 1700 xe tăng chủ lực Armata.Điều khó khăn ở đây cho Nga đó là Armata mới chỉ có duy nhất một phiên bản, Moscow sẽ đứng trước sự lựa chọn hoặc bán cho Ấn Độ phiên bản duy nhất của loại xe tăng này ngay lập tức, hoặc đổ thêm thời gian, tiền bạc để nghiên cứu ra một phiên bản dành riêng cho xuất khẩu.Nếu đặt trường hợp của xe tăng T-90 trong quá khứ, nhiều khả năng Nga sẽ xuất khẩu ngay lập tức loại xe tăng T-14 Armata hiện có cho bất cứ quốc gia nào. Sau đó mới tự nâng cấp, cải tiến một phiên bản mới, để dành cho quân đội nước này.Trong quá khứ, Nga từng đặt tham vọng sản xuất được 2300 xe tăng T-14 cho tới trước năm 2021. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, nước này được cho là chỉ sở hữu hơn 20 chiếc T-14 Armata, dự kiến lô hàng 100 chiếc đầu tiên vẫn chưa biết bao giờ mới hoàn thành. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của xe tăng chủ lực T-14 Armata liệu có khiến Việt Nam chú ý? Nguồn: Armies.
Theo các báo cáo mới nhất vừa được truyền thông Nga đăng tải, lục quân nước này sẽ nhận một loạt các loại xe tăng chủ lực, xe chiến đấu chở quân trong năm 2021 tới đây.
Đáng tiếc là trong danh sách này, không có bất cứ xe tăng chủ lực T-14 Armata nào được nhắc tới. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng xe tăng T-14 Armata của Nga sẽ không thay đổi, so với năm 2020.
Giới quan sát cho rằng, các việc Nga chưa vội vã triển khai các xe tăng T-14 Armata với số lượng lớn, được cho là do loại phương tiện chiến đấu đời mới này, chưa thực sự hoàn thiện.
Tuy nhiên truyền thông Nga lại khẳng định, lực lượng lục quân của nước này chưa sản xuất hàng loạt xe tăng T-14 Armata, đơn giản là do các loại xe tăng đời cũ vẫn đảm nhận được khả năng chiến đấu của nước này.
Đây không phải là lần đầu tiên, Nga sản xuất ra xe tăng đời mới nhưng lại không sử dụng với số lượng lớn ngay lập tức.
Với quy mô của quân đội Nga, việc nâng cấp lực lượng tăng thiết giáp ở quy mô rộng khắp, là điều rất khó khăn và tốn kém.
Trước kia, khi xe tăng T-90 ra đời, Nga vẫn tiếp tục sử dụng xe tăng chủ lực T-72 và các phiên bản cải tiến của nó trong biên chế.
Thậm chí cho tới tận thời điểm hiện tại, các xe tăng chủ lực chiếm số lượng lớn nhất trong biên chế quân đội Nga vẫn là T-72, bản thân Nga thậm chí còn có số lượng xe tăng chủ lực T-90 trong biên chế ít hơn cả Ấn Độ.
Cách đây ít lâu, thông tin về việc Ấn Độ đặt muốn đặt mua hơn 1700 xe tăng T-14 Armata, cũng khiến nhiều người phải hoài nghi rằng, liệu New Delhi có trở thành khách hàng lớn nhất của loại xe tăng này, và có số lượng T-14 trong biên chế còn đông hơn cả Nga?
Với giá vào khoảng 4 triệu USD/1 chiếc, Ấn Độ có khả năng sẽ ký được hợp đồng lớn lịch sử với Nga - nếu như nước này đặt mua được 1700 xe tăng chủ lực Armata.
Điều khó khăn ở đây cho Nga đó là Armata mới chỉ có duy nhất một phiên bản, Moscow sẽ đứng trước sự lựa chọn hoặc bán cho Ấn Độ phiên bản duy nhất của loại xe tăng này ngay lập tức, hoặc đổ thêm thời gian, tiền bạc để nghiên cứu ra một phiên bản dành riêng cho xuất khẩu.
Nếu đặt trường hợp của xe tăng T-90 trong quá khứ, nhiều khả năng Nga sẽ xuất khẩu ngay lập tức loại xe tăng T-14 Armata hiện có cho bất cứ quốc gia nào. Sau đó mới tự nâng cấp, cải tiến một phiên bản mới, để dành cho quân đội nước này.
Trong quá khứ, Nga từng đặt tham vọng sản xuất được 2300 xe tăng T-14 cho tới trước năm 2021. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, nước này được cho là chỉ sở hữu hơn 20 chiếc T-14 Armata, dự kiến lô hàng 100 chiếc đầu tiên vẫn chưa biết bao giờ mới hoàn thành. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của xe tăng chủ lực T-14 Armata liệu có khiến Việt Nam chú ý? Nguồn: Armies.