Những máy bay đánh chặn thường nặng hơn và nhanh hơn nhiều so với máy bay chiến đấu đa nhiệm; thường trang bị radar mạnh hơn và có thể sử dụng các loại tên lửa không đối không tầm xa đặc biệt, nhưng lại không phù hợp đối với các tiêm kích đa nhiệm.Hai loại tiêm kích đánh chặn đáng chú ý nhất là F-14 của Mỹ và MiG-31 của Liên Xô, đều được phát triển vào cuối thời kỳ chiến tranh Lạnh. Đây là những máy bay đánh chặn mạnh nhất được chế tạo và đã chứng tỏ khả năng không chiến. Hiện nay, chỉ còn MiG-31 vẫn hoạt động, Mỹ không còn sử dụng F-14 kể từ năm 2006.Do chi phí nói chung cao hơn so với máy bay chiến đấu đa nhiệm và tính linh hoạt thường thấp hơn (do tập trung vào không chiến), nên máy bay đánh chặn ngày nay không còn được sử dụng rộng rãi; hiện chỉ một số quốc gia còn khai thác chúng.Đứng đầu danh sách loại tiêm kích đánh chặn mạnh nhất còn đang sử dụng là MiG-31BM của Nga. Không quân Nga sở hữu nhiều máy bay đánh chặn hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại, và các máy bay phản lực hạng nặng MiG-31BM/BMS là những máy bay đánh chặn mạnh nhất hiện nay.MiG-31 là máy bay chiến đấu thế hệ 4, có tốc độ nhanh nhất từng được thiết kế và chưa bao giờ có đối thủ, nghĩa là nhiều khả năng của nó vẫn chưa được biết đến. Theo các thông tin, MiG-31 có thể bay cao (25 km) và tốc độ lớn hơn bất kỳ máy bay nào cùng thế hệ (Mach 3); và có thể bay trong thời gian dài, với tốc độ siêu thanh.MiG-31 được đánh giá cao nhờ radar rất mạnh và cũng là loại máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới được trang bị radar mảng pha; nó được nhiều nhà phân tích quân sự, coi là máy bay chiến đấu phản lực không tàng hình, có khả năng nhất về hiệu suất không đối không.Chiến đấu cơ MiG-31 của Nga đã được nâng cấp để có thể bắn hạ cả vệ tinh và phóng tên lửa đạn đạo siêu thanh. Vũ khí chính của MiG-31 là tên lửa dẫn đường không đối không bằng radar chủ động R-37, với đầu đạn nặng 61 kg và tầm bắn đến 400km, cho phép chúng dễ dàng đánh bại hầu hết các mối đe dọa.Một quốc gia thuộc Liên Xô là Kazakhstan, cũng được kế thừa số MiG-31 sau khi Liên Xô tan rã; hiện Không quân Kazakhstan đang sở hữu 32 chiếc MiG-31BM, được biên chế thành 2 phi đội; tạo thành trụ cột trên không của Không quân nước này.MiG-31BM của Kazakhstan đã được trang bị tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động R-77 có tầm bắn 110 km, để bổ sung cho tên lửa R-33 có tầm bắn xa hơn (300km) nhưng nặng hơn và cũ hơn. MiG-31 của Kazakhstan kém hiệu quả so với MiG-31 của Nga, do không được trang bị tên lửa R-37.Iran là quốc gia “duy nhất” được Mỹ “ưu ái” bán cho chiến đấu cơ F-14 Tomcat vào cuối thập niên 1970; F-14 nằm giữa máy bay đa nhiệm và đánh chặn; tuy nhiên F-14 vẫn thiên về nhiệm vụ đánh chặn, vì có radar rất mạnh, tên lửa tầm xa và khung thân máy bay có độ bền cao.Tuy nhiên, tốc độ và độ cao của F-14 kém xa so với các máy bay đánh chặn của Liên Xô và việc F-14 không có radar mảng pha, là một thiếu sót đáng chú ý. F-14A xuất khẩu sang Iran là biến thể kém nhất của F-14 từng được chế tạo và sử dụng động cơ yếu hơn nhiều so với F-14D của Hải quân Mỹ.F-14A là xương sống chủ lực của Không quân Iran; từ năm 1980 đến năm 2000, Iran đã tiến hành 300 sửa đổi, để F-14A có thể tiếp tục phục vụ. Trong đó đáng chú ý là việc thay thế radar và sử dụng các loại vũ khí mới. Hiện tên lửa AIM-54 của F-14, đã được thay thế bằng tên lửa Fakour-90 do Iran tự sản xuất, có tầm bắn ước tính từ 250-300 km.Quốc gia duy nhất tại châu Phi hiện đang sở hữu máy bay đánh chặn là Algeria, và họ là những lực lượng không quân sử dụng MiG-25 Foxbat lâu đời nhất; Algeria đã sử dụng MiG-25 từ năm 1978 và mua nhiều MiG-25 của Liên Xô.Algeria cũng là nước duy nhất vẫn còn sử dụng MiG-25 và đã đầu tư nâng cấp MiG-25 lên tiêu chuẩn máy bay chiến đấu thế hệ 4 ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chủ yếu tập trung vào radar và theo dõi hồng ngoại; do vậy những chiếc MiG-25 của Algeria có thể sử dụng được tên lửa không đối không nâng cấp R-40.MiG-25 là loại chiến đấu cơ có tốc độ nhanh nhất từng được chế tạo (3,2 Mach), những nâng cấp của Algeria đã biến những chiếc MiG-25 thành phiên bản mạnh nhất. MiG-25 của Algeria đóng vai trò trung tâm, trong việc ngăn chặn F-15 của Israel và đã chứng minh là có khả năng chiếm ưu thế.Loại máy bay đánh chặn cuối cùng là thuộc về Không quân Trung Quốc và cũng là loại máy bay đánh chặn có năng lực yếu nhất, đó là chiếc J-8 II Finback; đây là phiên bản nâng cấp của J-8, được phát triển từ thời chiến tranh Lạnh của Trung Quốc.J-8 là mẫu máy bay đánh chặn cổ điển, thiết kế của J-8 thực chất là bản sao có cải tiến từ chiếc MiG-21 của Liên Xô; điểm khác biệt là chỉ sử dụng 2 động cơ. J-8 có hình dáng rất nhỏ theo tiêu chuẩn của máy bay đánh chặn, chỉ bằng khoảng 36% trọng lượng của MiG-31 Foxhound.Do hình dáng “thấp bé nhẹ cân”, do vậy J-8 không thể mang các loại vũ khí phòng không cỡ lớn chuyên dụng như MiG-25, MiG-31 hay F-14; nhưng phiên bản J-8II đã được nâng cấp để mang tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động PL-12 với tầm bắn 100km. Nguồn ảnh: Pinterest. Tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga bay gần tới độ cao vũ trụ. Nguồn: RJIU.
Những máy bay đánh chặn thường nặng hơn và nhanh hơn nhiều so với máy bay chiến đấu đa nhiệm; thường trang bị radar mạnh hơn và có thể sử dụng các loại tên lửa không đối không tầm xa đặc biệt, nhưng lại không phù hợp đối với các tiêm kích đa nhiệm.
Hai loại tiêm kích đánh chặn đáng chú ý nhất là F-14 của Mỹ và MiG-31 của Liên Xô, đều được phát triển vào cuối thời kỳ chiến tranh Lạnh. Đây là những máy bay đánh chặn mạnh nhất được chế tạo và đã chứng tỏ khả năng không chiến. Hiện nay, chỉ còn MiG-31 vẫn hoạt động, Mỹ không còn sử dụng F-14 kể từ năm 2006.
Do chi phí nói chung cao hơn so với máy bay chiến đấu đa nhiệm và tính linh hoạt thường thấp hơn (do tập trung vào không chiến), nên máy bay đánh chặn ngày nay không còn được sử dụng rộng rãi; hiện chỉ một số quốc gia còn khai thác chúng.
Đứng đầu danh sách loại tiêm kích đánh chặn mạnh nhất còn đang sử dụng là MiG-31BM của Nga. Không quân Nga sở hữu nhiều máy bay đánh chặn hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại, và các máy bay phản lực hạng nặng MiG-31BM/BMS là những máy bay đánh chặn mạnh nhất hiện nay.
MiG-31 là máy bay chiến đấu thế hệ 4, có tốc độ nhanh nhất từng được thiết kế và chưa bao giờ có đối thủ, nghĩa là nhiều khả năng của nó vẫn chưa được biết đến. Theo các thông tin, MiG-31 có thể bay cao (25 km) và tốc độ lớn hơn bất kỳ máy bay nào cùng thế hệ (Mach 3); và có thể bay trong thời gian dài, với tốc độ siêu thanh.
MiG-31 được đánh giá cao nhờ radar rất mạnh và cũng là loại máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới được trang bị radar mảng pha; nó được nhiều nhà phân tích quân sự, coi là máy bay chiến đấu phản lực không tàng hình, có khả năng nhất về hiệu suất không đối không.
Chiến đấu cơ MiG-31 của Nga đã được nâng cấp để có thể bắn hạ cả vệ tinh và phóng tên lửa đạn đạo siêu thanh. Vũ khí chính của MiG-31 là tên lửa dẫn đường không đối không bằng radar chủ động R-37, với đầu đạn nặng 61 kg và tầm bắn đến 400km, cho phép chúng dễ dàng đánh bại hầu hết các mối đe dọa.
Một quốc gia thuộc Liên Xô là Kazakhstan, cũng được kế thừa số MiG-31 sau khi Liên Xô tan rã; hiện Không quân Kazakhstan đang sở hữu 32 chiếc MiG-31BM, được biên chế thành 2 phi đội; tạo thành trụ cột trên không của Không quân nước này.
MiG-31BM của Kazakhstan đã được trang bị tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động R-77 có tầm bắn 110 km, để bổ sung cho tên lửa R-33 có tầm bắn xa hơn (300km) nhưng nặng hơn và cũ hơn. MiG-31 của Kazakhstan kém hiệu quả so với MiG-31 của Nga, do không được trang bị tên lửa R-37.
Iran là quốc gia “duy nhất” được Mỹ “ưu ái” bán cho chiến đấu cơ F-14 Tomcat vào cuối thập niên 1970; F-14 nằm giữa máy bay đa nhiệm và đánh chặn; tuy nhiên F-14 vẫn thiên về nhiệm vụ đánh chặn, vì có radar rất mạnh, tên lửa tầm xa và khung thân máy bay có độ bền cao.
Tuy nhiên, tốc độ và độ cao của F-14 kém xa so với các máy bay đánh chặn của Liên Xô và việc F-14 không có radar mảng pha, là một thiếu sót đáng chú ý. F-14A xuất khẩu sang Iran là biến thể kém nhất của F-14 từng được chế tạo và sử dụng động cơ yếu hơn nhiều so với F-14D của Hải quân Mỹ.
F-14A là xương sống chủ lực của Không quân Iran; từ năm 1980 đến năm 2000, Iran đã tiến hành 300 sửa đổi, để F-14A có thể tiếp tục phục vụ. Trong đó đáng chú ý là việc thay thế radar và sử dụng các loại vũ khí mới. Hiện tên lửa AIM-54 của F-14, đã được thay thế bằng tên lửa Fakour-90 do Iran tự sản xuất, có tầm bắn ước tính từ 250-300 km.
Quốc gia duy nhất tại châu Phi hiện đang sở hữu máy bay đánh chặn là Algeria, và họ là những lực lượng không quân sử dụng MiG-25 Foxbat lâu đời nhất; Algeria đã sử dụng MiG-25 từ năm 1978 và mua nhiều MiG-25 của Liên Xô.
Algeria cũng là nước duy nhất vẫn còn sử dụng MiG-25 và đã đầu tư nâng cấp MiG-25 lên tiêu chuẩn máy bay chiến đấu thế hệ 4 ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chủ yếu tập trung vào radar và theo dõi hồng ngoại; do vậy những chiếc MiG-25 của Algeria có thể sử dụng được tên lửa không đối không nâng cấp R-40.
MiG-25 là loại chiến đấu cơ có tốc độ nhanh nhất từng được chế tạo (3,2 Mach), những nâng cấp của Algeria đã biến những chiếc MiG-25 thành phiên bản mạnh nhất. MiG-25 của Algeria đóng vai trò trung tâm, trong việc ngăn chặn F-15 của Israel và đã chứng minh là có khả năng chiếm ưu thế.
Loại máy bay đánh chặn cuối cùng là thuộc về Không quân Trung Quốc và cũng là loại máy bay đánh chặn có năng lực yếu nhất, đó là chiếc J-8 II Finback; đây là phiên bản nâng cấp của J-8, được phát triển từ thời chiến tranh Lạnh của Trung Quốc.
J-8 là mẫu máy bay đánh chặn cổ điển, thiết kế của J-8 thực chất là bản sao có cải tiến từ chiếc MiG-21 của Liên Xô; điểm khác biệt là chỉ sử dụng 2 động cơ. J-8 có hình dáng rất nhỏ theo tiêu chuẩn của máy bay đánh chặn, chỉ bằng khoảng 36% trọng lượng của MiG-31 Foxhound.
Do hình dáng “thấp bé nhẹ cân”, do vậy J-8 không thể mang các loại vũ khí phòng không cỡ lớn chuyên dụng như MiG-25, MiG-31 hay F-14; nhưng phiên bản J-8II đã được nâng cấp để mang tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động PL-12 với tầm bắn 100km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga bay gần tới độ cao vũ trụ. Nguồn: RJIU.