Tổng giám đốc Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec - ông Sergey Chemezov cho biết, Quân đội Nga sẽ dễ dàng mua T-90 rẻ hơn thay vì tập trung vào xe tăng T-14 Armata đắt đỏ.“Xét về chức năng, nền tảng Armata tất nhiên vượt trội hơn nhiều so với các xe tăng hiện có, nhưng vì nó quá đắt nên quân đội khó có thể sử dụng đại trà phương tiện vào lúc này”, ông Chemezov nói rõ.Theo ông Chemezov, hiện nay cần có nguồn ngân sách đáng kể để tạo ra vũ khí mới, mặc dù vậy cuộc xung đột Ukraine đang khiến cho đòi hỏi trên khó lòng được đáp ứng, nhất là khi vẫn có những phương tiện đáp ứng đủ yêu cầu."Bây giờ chúng tôi cần tiền để tạo ra xe tăng mới, vũ khí mới với số lượng nhiều hơn nữa, bởi vậy giá thành cần phải rẻ hơn. Rõ ràng nếu có cơ hội mua được những sản phẩm rẻ hơn thì tại sao không”, người đứng đầu Tập đoàn Rostec nói thêm.Cần nhắc lại vào năm 2018, Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng mua 132 phương tiện chiến đấu trên nền tảng Armata - bao gồm xe tăng T-14 và xe chiến đấu bộ binh T-15 từ nhà sản xuất Uralvagonzavod.Tới tháng 12/2020, người đứng đầu Rostec - ông Sergei Chemezov thông báo rằng việc sản xuất hàng loạt xe tăng thế hệ mới đã bị hoãn lại đến năm 2021.Sau đó Bộ trưởng Bộ Công Thương Liên bang Nga kiêm Phó Thủ tướng - ông Denis Manturov, chỉ định rằng việc sản xuất hàng loạt xe tăng T-14 sẽ phải bắt đầu vào năm 2022.Ngoài sự chậm trễ, xe tăng T-14 Armata hiện đại nhất của Nga còn chịu điều tiếng không được điều động tham chiến ở Ukraine vì có nguy cơ bị hạ gục trong giao tranh, mặc dù vào năm 2023, Moskva đã tuyên bố gửi những cỗ chiến xa này ra tiền tuyến.Cơ quan Tình báo Anh bình luận thêm: "Ngày nay gần như chắc chắn rằng xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata không được triển khai ở Ukraine, mặc dù đòi hỏi từ các binh sĩ là rất nhiều"."Có khả năng điều này là do tiềm ẩn tổn hại về mặt danh tiếng trong trường hợp Nga bị mất cỗ máy 'uy tín' của mình trong chiến đấu. Ngoài ra nhu cầu sản xuất thêm nhiều xe tăng chỉ có thể đáp ứng được bằng cách phải đặt niềm tin vào các lựa chọn khác”.Xe tăng Armata được trang bị tháp pháo không người lái, pháo nòng trơn 125 mm, súng máy phòng không 12,7 mm và súng máy đồng trục 7,62 mm. Trên T-14, lần đầu tiên kíp chiến đấu được đưa vào một khoang bọc thép, tách biệt khỏi kho đạn.T-14 được “mặc” áo giáp đa lớp dạng composite đi kèm giáp phản ứng nổ, có thể chịu được đòn tấn công từ tên lửa chống tăng cỡ 152 mm và đạn xuyên giáp động năng bắn đi từ pháo 125 mm.Tháp pháo được phòng thủ bởi hai lớp, bao gồm các cảm biến, hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Afghanis và tấm làm giảm tác động của sóng nổ (nếu đạn phát nổ sẽ không gây tác hại quá lớn).Lớp giáp chính của xe tăng được tạo ra bằng công nghệ mới, nhờ đó trọng lượng của cỗ chiến xa đã trở nên hơn. Các nhà phát triển cũng đã cố gắng tăng khả năng chống xuyên của phần thân.
Tổng giám đốc Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec - ông Sergey Chemezov cho biết, Quân đội Nga sẽ dễ dàng mua T-90 rẻ hơn thay vì tập trung vào xe tăng T-14 Armata đắt đỏ.
“Xét về chức năng, nền tảng Armata tất nhiên vượt trội hơn nhiều so với các xe tăng hiện có, nhưng vì nó quá đắt nên quân đội khó có thể sử dụng đại trà phương tiện vào lúc này”, ông Chemezov nói rõ.
Theo ông Chemezov, hiện nay cần có nguồn ngân sách đáng kể để tạo ra vũ khí mới, mặc dù vậy cuộc xung đột Ukraine đang khiến cho đòi hỏi trên khó lòng được đáp ứng, nhất là khi vẫn có những phương tiện đáp ứng đủ yêu cầu.
"Bây giờ chúng tôi cần tiền để tạo ra xe tăng mới, vũ khí mới với số lượng nhiều hơn nữa, bởi vậy giá thành cần phải rẻ hơn. Rõ ràng nếu có cơ hội mua được những sản phẩm rẻ hơn thì tại sao không”, người đứng đầu Tập đoàn Rostec nói thêm.
Cần nhắc lại vào năm 2018, Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng mua 132 phương tiện chiến đấu trên nền tảng Armata - bao gồm xe tăng T-14 và xe chiến đấu bộ binh T-15 từ nhà sản xuất Uralvagonzavod.
Tới tháng 12/2020, người đứng đầu Rostec - ông Sergei Chemezov thông báo rằng việc sản xuất hàng loạt xe tăng thế hệ mới đã bị hoãn lại đến năm 2021.
Sau đó Bộ trưởng Bộ Công Thương Liên bang Nga kiêm Phó Thủ tướng - ông Denis Manturov, chỉ định rằng việc sản xuất hàng loạt xe tăng T-14 sẽ phải bắt đầu vào năm 2022.
Ngoài sự chậm trễ, xe tăng T-14 Armata hiện đại nhất của Nga còn chịu điều tiếng không được điều động tham chiến ở Ukraine vì có nguy cơ bị hạ gục trong giao tranh, mặc dù vào năm 2023, Moskva đã tuyên bố gửi những cỗ chiến xa này ra tiền tuyến.
Cơ quan Tình báo Anh bình luận thêm: "Ngày nay gần như chắc chắn rằng xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata không được triển khai ở Ukraine, mặc dù đòi hỏi từ các binh sĩ là rất nhiều".
"Có khả năng điều này là do tiềm ẩn tổn hại về mặt danh tiếng trong trường hợp Nga bị mất cỗ máy 'uy tín' của mình trong chiến đấu. Ngoài ra nhu cầu sản xuất thêm nhiều xe tăng chỉ có thể đáp ứng được bằng cách phải đặt niềm tin vào các lựa chọn khác”.
Xe tăng Armata được trang bị tháp pháo không người lái, pháo nòng trơn 125 mm, súng máy phòng không 12,7 mm và súng máy đồng trục 7,62 mm. Trên T-14, lần đầu tiên kíp chiến đấu được đưa vào một khoang bọc thép, tách biệt khỏi kho đạn.
T-14 được “mặc” áo giáp đa lớp dạng composite đi kèm giáp phản ứng nổ, có thể chịu được đòn tấn công từ tên lửa chống tăng cỡ 152 mm và đạn xuyên giáp động năng bắn đi từ pháo 125 mm.
Tháp pháo được phòng thủ bởi hai lớp, bao gồm các cảm biến, hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Afghanis và tấm làm giảm tác động của sóng nổ (nếu đạn phát nổ sẽ không gây tác hại quá lớn).
Lớp giáp chính của xe tăng được tạo ra bằng công nghệ mới, nhờ đó trọng lượng của cỗ chiến xa đã trở nên hơn. Các nhà phát triển cũng đã cố gắng tăng khả năng chống xuyên của phần thân.