Hãng TASS cho biết, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết quân khu phía Nam của quân đội Nga đã chính thức sử dụng xe tăng T-14 Armata tiên tiến trong chiến đấu.Nguồn tin cho hay: "Các kíp chiến đấu thuộc nhóm lực lượng phía Nam đã tích cực sử dụng T-14 Armata trong chiến đấu. Một số xe đã tham gia chiến đấu để đánh giá xem chúng sẽ hoạt động như thế nào. Sau đó, họ đã rút khỏi tiền tuyến".Một nguồn tin khác nói với hãng tin TASS rằng dòng tăng này đã được đưa vào phục vụ trong các đơn vị của Quân khu phía Nam."Các cuộc thử nghiệm cần thiết đối với xe tăng T-14 vẫn đang tiếp tục", nguồn tin này nói thêm.Việc cho một vũ khí mới như xe tăng T-14 Armata thử lửa được coi là mốc quan trọng để đánh giá tính năng của chúng.Siêu tăng T-14 Armata được coi là cuộc cách mạng trong ngành chế tạo chiến xa với thiết kế hoàn toàn khác biệt với tháp pháo tự động, kích thước xe lớn, điều này khác hẳn với các dòng xe tăng trước đây của Nga.Phía Nga cho biết, T-14 Armata là xe tăng chủ lực thế hệ ba duy nhất trên thế giới, ứng dụng công nghệ vượt trội so với các đối thủ phương Tây.T-14 Armata là tên gọi của xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ ba được Nga phát triển trên nền tảng chiến đấu đa năng (UBP) Armata, dòng xe tăng này ra mắt vào ngày 9/5/2015.T-14 Armata được coi là cuộc cách mạng trong phát triển xe tăng của người Nga. Đây là loại dòng xe tăng hiện đại nhất, được ứng dụng nhiều công nghệ nhằm tăng tối đa hiệu suất chiến đấu trên chiến trường.Sự ra mắt của T-14 Armata khiến giới yêu quân sự bất ngờ bởi từ khi tách ra từ Liên Xô, Nga không sở hữu bất kỳ loại xe tăng tự thiết kế nào.Tất cả tăng chiến đấu chủ lực của nước này như T-72, T-80 và T-90 đều được phát triển dưới thời Liên Xô, và các biến thể mới đơn giản chỉ là việc nâng cấp.Tập đoàn Uralvagonzavod (UVZ) bắt đầu thiết kế dự án T-14 Armata từ năm 2009 với tham vọng chế tạo ra một siêu tăng đúng nghĩa.Khi T-14 Armata xuất hiện, giới quân sự phương Tây khá bất ngờ và cũng khá ấn tượng về thông số nhà phát triển đưa ra.Tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly nhận định T-14 Armata là thiết kế hoàn toàn mới, thể hiện bước thay đổi đáng kể nhất trong trang bị khí tài quân sự Nga từ thập niên 1960 tới 1980.Pháo tăng tự động không còn là điều mới mẻ, nhưng đây là lần đầu tiên một dòng tăng chủ lực hặng nặng như T-14 Armata được trang bị hệ thống này.Ngoài ra tổ lái cũng được thiết kế ngồi trong khoang riêng biệt được bọc giáp tốt ở phía trước xe.Ngay cả khi tháp pháo bị xuyên thủng và bốc cháy, tổ lái vẫn có thể sống sót, đưa xe rời khỏi chiến trường hoặc ra khỏi xe một cách an toàn.Tổ lái có thể quan sát xung quanh nhờ hàng loạt camera thời gian thực, cảm biến quang học, kính ngắm ảnh nhiệt và cả radar.Lái xe, pháo thủ và trưởng xe đều ngồi cùng một khoang riêng, tách biệt với tháp pháo và kho đạn của xe, giúp tăng khả năng sống sót của tổ lái trước hỏa lực đối phương.Lớp vỏ ngoài góc cạnh giúp T-14 Armata gần như tàng hình trước radar, trong khi các lớp phủ đặc biệt khiến hệ thống trinh sát ảnh nhiệt/hồng ngoại của đối phương rất khó phát hiện chiếc xe.T-14 Armata được trang bị ít nhất ba lớp phòng thủ. Đầu tiên là hệ thống phòng thủ chủ động Afganit, có khả năng phát hiện đạn chống tăng đang phóng đến nhờ cụm radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) gắn ở 4 mặt tháp pháo.Sau khi nhận dạng mối nguy hiểm, hệ thống phòng vệ chủ động Afganit sẽ quay mặt trước tháp pháo, nơi có phần giáp dày nhất, về phía đầu đạn để tối đa hóa khả năng bảo vệ.Hệ thống sẽ lựa chọn phương án phóng đạn khói để vô hiệu hóa hệ thống dẫn bắn laser, hoặc phóng đạn đánh chặn để tiêu diệt mối đe dọa trước khi nó kịp chạm tới giáp xe.Lớp phòng thủ thứ hai là giáp phản ứng nổ (ERA) mang tên Malachit. Đây là loại ERA thế hệ 4, có tính năng vượt trội so với Relikt trên xe tăng T-90A và T-90M.Khả năng thực sự của Malachit chưa được công bố, tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng nó có thể giảm tới 50% khả năng xuyên phá của các loại đạn chống tăng hiện đại.Cuối cùng là lớp giáp phức hợp, được chế tạo từ nhiều lớp giáp thép cường độ cao kết hợp với sợi thủy tinh gia cường và vật liệu gốm.
Hãng TASS cho biết, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết quân khu phía Nam của quân đội Nga đã chính thức sử dụng xe tăng T-14 Armata tiên tiến trong chiến đấu.
Nguồn tin cho hay: "Các kíp chiến đấu thuộc nhóm lực lượng phía Nam đã tích cực sử dụng T-14 Armata trong chiến đấu. Một số xe đã tham gia chiến đấu để đánh giá xem chúng sẽ hoạt động như thế nào. Sau đó, họ đã rút khỏi tiền tuyến".
Một nguồn tin khác nói với hãng tin TASS rằng dòng tăng này đã được đưa vào phục vụ trong các đơn vị của Quân khu phía Nam.
"Các cuộc thử nghiệm cần thiết đối với xe tăng T-14 vẫn đang tiếp tục", nguồn tin này nói thêm.
Việc cho một vũ khí mới như xe tăng T-14 Armata thử lửa được coi là mốc quan trọng để đánh giá tính năng của chúng.
Siêu tăng T-14 Armata được coi là cuộc cách mạng trong ngành chế tạo chiến xa với thiết kế hoàn toàn khác biệt với tháp pháo tự động, kích thước xe lớn, điều này khác hẳn với các dòng xe tăng trước đây của Nga.
Phía Nga cho biết, T-14 Armata là xe tăng chủ lực thế hệ ba duy nhất trên thế giới, ứng dụng công nghệ vượt trội so với các đối thủ phương Tây.
T-14 Armata là tên gọi của xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ ba được Nga phát triển trên nền tảng chiến đấu đa năng (UBP) Armata, dòng xe tăng này ra mắt vào ngày 9/5/2015.
T-14 Armata được coi là cuộc cách mạng trong phát triển xe tăng của người Nga. Đây là loại dòng xe tăng hiện đại nhất, được ứng dụng nhiều công nghệ nhằm tăng tối đa hiệu suất chiến đấu trên chiến trường.
Sự ra mắt của T-14 Armata khiến giới yêu quân sự bất ngờ bởi từ khi tách ra từ Liên Xô, Nga không sở hữu bất kỳ loại xe tăng tự thiết kế nào.
Tất cả tăng chiến đấu chủ lực của nước này như T-72, T-80 và T-90 đều được phát triển dưới thời Liên Xô, và các biến thể mới đơn giản chỉ là việc nâng cấp.
Tập đoàn Uralvagonzavod (UVZ) bắt đầu thiết kế dự án T-14 Armata từ năm 2009 với tham vọng chế tạo ra một siêu tăng đúng nghĩa.
Khi T-14 Armata xuất hiện, giới quân sự phương Tây khá bất ngờ và cũng khá ấn tượng về thông số nhà phát triển đưa ra.
Tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly nhận định T-14 Armata là thiết kế hoàn toàn mới, thể hiện bước thay đổi đáng kể nhất trong trang bị khí tài quân sự Nga từ thập niên 1960 tới 1980.
Pháo tăng tự động không còn là điều mới mẻ, nhưng đây là lần đầu tiên một dòng tăng chủ lực hặng nặng như T-14 Armata được trang bị hệ thống này.
Ngoài ra tổ lái cũng được thiết kế ngồi trong khoang riêng biệt được bọc giáp tốt ở phía trước xe.
Ngay cả khi tháp pháo bị xuyên thủng và bốc cháy, tổ lái vẫn có thể sống sót, đưa xe rời khỏi chiến trường hoặc ra khỏi xe một cách an toàn.
Tổ lái có thể quan sát xung quanh nhờ hàng loạt camera thời gian thực, cảm biến quang học, kính ngắm ảnh nhiệt và cả radar.
Lái xe, pháo thủ và trưởng xe đều ngồi cùng một khoang riêng, tách biệt với tháp pháo và kho đạn của xe, giúp tăng khả năng sống sót của tổ lái trước hỏa lực đối phương.
Lớp vỏ ngoài góc cạnh giúp T-14 Armata gần như tàng hình trước radar, trong khi các lớp phủ đặc biệt khiến hệ thống trinh sát ảnh nhiệt/hồng ngoại của đối phương rất khó phát hiện chiếc xe.
T-14 Armata được trang bị ít nhất ba lớp phòng thủ. Đầu tiên là hệ thống phòng thủ chủ động Afganit, có khả năng phát hiện đạn chống tăng đang phóng đến nhờ cụm radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) gắn ở 4 mặt tháp pháo.
Sau khi nhận dạng mối nguy hiểm, hệ thống phòng vệ chủ động Afganit sẽ quay mặt trước tháp pháo, nơi có phần giáp dày nhất, về phía đầu đạn để tối đa hóa khả năng bảo vệ.
Hệ thống sẽ lựa chọn phương án phóng đạn khói để vô hiệu hóa hệ thống dẫn bắn laser, hoặc phóng đạn đánh chặn để tiêu diệt mối đe dọa trước khi nó kịp chạm tới giáp xe.
Lớp phòng thủ thứ hai là giáp phản ứng nổ (ERA) mang tên Malachit. Đây là loại ERA thế hệ 4, có tính năng vượt trội so với Relikt trên xe tăng T-90A và T-90M.
Khả năng thực sự của Malachit chưa được công bố, tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng nó có thể giảm tới 50% khả năng xuyên phá của các loại đạn chống tăng hiện đại.
Cuối cùng là lớp giáp phức hợp, được chế tạo từ nhiều lớp giáp thép cường độ cao kết hợp với sợi thủy tinh gia cường và vật liệu gốm.