Theo đó ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 1, thực dân Pháp đã bắt đầu nghĩ tới việc củng cố quân đội của họ ở các quốc gia thuộc địa và một trong số đó có Việt Nam. Dựa trên một số tài liệu không chính thức, Quân đội Pháp bắt đầu triển khai những chiếc xe tăng đầu tiên ở Việt Nam trong đầu năm 1919 và được biên chế cho tiểu đoàn thiết giáp hạng nhẹ số 16 của nước này. Nguồn ảnh: oldthing.de.Chiếc xe tăng đầu tiên được trang bị cho Tiểu đoàn thiết giáp hạng nhẹ số 16 là Renault FT-17 do Pháp chế tạo, và từng tham chiến trên khắp các chiến trường châu Âu trong cuối Chiến tranh Thế giới thứ 1. Và dựa trên mốc thời gian (chiếc xe tăng đầu tiên trên thế giới xuất hiện trong năm 1915), thì rất có thể Renault FT-17 là chiếc xe tăng đầu tiên lăn bánh ở Việt Nam. Nguồn ảnh: forumactif.orgVề mặt tổng thể, việc người Pháp đưa Renault FT-17 có thể xem là điều hợp lý bởi chính thiết kế nhỏ gọn của dòng xe tăng hạng nhẹ này, mặt khác ở thời điểm mới xuất hiện xe tăng gần như là thứ vũ khí tối thượng trên chiến trường ngay cả ở châu Âu. Do đó đối với các quốc gia thuộc địa việc sử dụng những cỗ xe tăng hạng nhẹ là thích hợp hơn cả. Nguồn ảnh: forumactif.orgCó lẽ chính vì lý do này mà các đơn vị thiết giáp của quân đội Pháp ở Đông Dương nhanh chóng tăng lên cấp số nhân từ những chiếc Renault FT-17 ban đầu (khoảng 30 chiếc trong năm 1928). Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của các dòng xe bọc thép như White Mle 1918, AM White-Laffly và Peugeot Mle 1925. Nguồn ảnh: BBCTrong đầu những năm 1930, các đơn vị xe tăng tinh nhuệ nhất của Pháp tại Đông Dương hầu hết đều tập trung tại Hà Nội và Sài Gòn, không ngừng được bổ sung trang bị trong khoảng thời gian trước khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra. Trong ảnh là xe tăng Renault FT-17 của Pháp duyệt binh ở Huế trong năm 1930. Ảnh tư liệu.Ta có thể dễ dàng nhận xe những chiếc Renault FT-17 của quân đội thực dân Pháp với trang bị chính là súng máy 7.92mm Hotchkiss M1914. Ảnh tư liệu.Được coi là thiết kế tăng hạng nhẹ (light tank) đầu tiên trên thế giới, Renault FT-17 được chế tạo trong năm 1917 thời điểm Chiến tranh Thế giới thứ 1 đang diễn ra ác liệt nhất. Sự xuất hiện của Renault FT-17 cũng mở ra một cuộc cách mạng mới trong công nghệ chế tạo xe tăng lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: ForbesCụ thể, thiết kế của Renault FT-17 đã giúp định hình thiết kế của hầu hết mọi loại xe tăng trên thế giới sau này, khi tháp pháo đặt ở trung tâm thân xe, phía trước là buồng lái, phía sau là buồng động cơ. Nguồn ảnh: Winds of DestinyCác thế hệ xe tăng cùng thời thường được trang bị tới 4-5 khẩu pháo xung quanh xe nhằm tăng tối đa hỏa lực nhưng bù lại độ cơ động lại rất thấp. Trong khi đó xe tăng Renault FT-17 của Pháp có cùng thông số động cơ với các xe tăng hạng nặng thời bấy giờ nhưng trọng lượng chỉ bằng 1/3 giúp nó có khả năng cơ động rất lớn. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Nhược điểm lớn nhất của mẫu xe này đó là vấn đề hỏa lực. Xe có hai phiên bản sử dụng súng máy 7,92 Hotchkiss hoặc pháo pháo 37mm Puteaux SA 1918, cả hai loại này đều chỉ có tác dụng trước bộ binh đối phương và hoàn toàn bó tay trước các công sự kiên cố. Tuy nhiên, khi tham chiến ở các quốc gia thuộc địa hệ thống vũ khí trên của FT-17 gần như là toàn diện. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Xe tăng hạng nhẹ FT-17 cũng chỉ cần kíp chiến đấu 2 người, với một lái xe và một xạ thủ súng máy kiêm chỉ huy xe. Xe tăng này có trọng lượng tối đa cũng chỉ 7 tấn, dài 5 mét, rộng 1.74 mét và cao 2.14 mét. Nguồn ảnh: Fiveprime.Giống như hầu hết các dòng xe tăng cùng thời, Renault FT-17 cũng sử dụng động cơ xăng được làm mát bằng nước có công suất chỉ vỏn vẹn 39 mã lực dù vậy nó vẫn có thể di chuyển với vận tốc 7,7km/h với tầm hoạt động hơn 35km. Nguồn ảnh: Fiveprime.Nhìn chung sự xuất hiện của Renault FT-17 ở Đông Dương hay Việt Nam được xem là chuyện tất yếu của lịch sử khi quân đội thực dân và đế quốc bắt đầu mở rộng bộ máy bốc lột của mình ra khắp các quốc gia thuộc địa nhằm khôi phục mẫu quốc sau Thế chiến thứ 1. Do đó các nước này cần tới các đội quân đủ mạnh để duy trì sức mạnh tại các nước thuộc địa. Nguồn ảnh: Fiveprime.Mời độc giả xem video: Bên trong xe tăng hạng nhẹ Renault FT-17. (nguồn History.com)
Theo đó ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 1, thực dân Pháp đã bắt đầu nghĩ tới việc củng cố quân đội của họ ở các quốc gia thuộc địa và một trong số đó có Việt Nam. Dựa trên một số tài liệu không chính thức, Quân đội Pháp bắt đầu triển khai những chiếc xe tăng đầu tiên ở Việt Nam trong đầu năm 1919 và được biên chế cho tiểu đoàn thiết giáp hạng nhẹ số 16 của nước này. Nguồn ảnh: oldthing.de.
Chiếc xe tăng đầu tiên được trang bị cho Tiểu đoàn thiết giáp hạng nhẹ số 16 là Renault FT-17 do Pháp chế tạo, và từng tham chiến trên khắp các chiến trường châu Âu trong cuối Chiến tranh Thế giới thứ 1. Và dựa trên mốc thời gian (chiếc xe tăng đầu tiên trên thế giới xuất hiện trong năm 1915), thì rất có thể Renault FT-17 là chiếc xe tăng đầu tiên lăn bánh ở Việt Nam. Nguồn ảnh: forumactif.org
Về mặt tổng thể, việc người Pháp đưa Renault FT-17 có thể xem là điều hợp lý bởi chính thiết kế nhỏ gọn của dòng xe tăng hạng nhẹ này, mặt khác ở thời điểm mới xuất hiện xe tăng gần như là thứ vũ khí tối thượng trên chiến trường ngay cả ở châu Âu. Do đó đối với các quốc gia thuộc địa việc sử dụng những cỗ xe tăng hạng nhẹ là thích hợp hơn cả. Nguồn ảnh: forumactif.org
Có lẽ chính vì lý do này mà các đơn vị thiết giáp của quân đội Pháp ở Đông Dương nhanh chóng tăng lên cấp số nhân từ những chiếc Renault FT-17 ban đầu (khoảng 30 chiếc trong năm 1928). Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của các dòng xe bọc thép như White Mle 1918, AM White-Laffly và Peugeot Mle 1925. Nguồn ảnh: BBC
Trong đầu những năm 1930, các đơn vị xe tăng tinh nhuệ nhất của Pháp tại Đông Dương hầu hết đều tập trung tại Hà Nội và Sài Gòn, không ngừng được bổ sung trang bị trong khoảng thời gian trước khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra. Trong ảnh là xe tăng Renault FT-17 của Pháp duyệt binh ở Huế trong năm 1930. Ảnh tư liệu.
Ta có thể dễ dàng nhận xe những chiếc Renault FT-17 của quân đội thực dân Pháp với trang bị chính là súng máy 7.92mm Hotchkiss M1914. Ảnh tư liệu.
Được coi là thiết kế tăng hạng nhẹ (light tank) đầu tiên trên thế giới, Renault FT-17 được chế tạo trong năm 1917 thời điểm Chiến tranh Thế giới thứ 1 đang diễn ra ác liệt nhất. Sự xuất hiện của Renault FT-17 cũng mở ra một cuộc cách mạng mới trong công nghệ chế tạo xe tăng lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Forbes
Cụ thể, thiết kế của Renault FT-17 đã giúp định hình thiết kế của hầu hết mọi loại xe tăng trên thế giới sau này, khi tháp pháo đặt ở trung tâm thân xe, phía trước là buồng lái, phía sau là buồng động cơ. Nguồn ảnh: Winds of Destiny
Các thế hệ xe tăng cùng thời thường được trang bị tới 4-5 khẩu pháo xung quanh xe nhằm tăng tối đa hỏa lực nhưng bù lại độ cơ động lại rất thấp. Trong khi đó xe tăng Renault FT-17 của Pháp có cùng thông số động cơ với các xe tăng hạng nặng thời bấy giờ nhưng trọng lượng chỉ bằng 1/3 giúp nó có khả năng cơ động rất lớn. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Nhược điểm lớn nhất của mẫu xe này đó là vấn đề hỏa lực. Xe có hai phiên bản sử dụng súng máy 7,92 Hotchkiss hoặc pháo pháo 37mm Puteaux SA 1918, cả hai loại này đều chỉ có tác dụng trước bộ binh đối phương và hoàn toàn bó tay trước các công sự kiên cố. Tuy nhiên, khi tham chiến ở các quốc gia thuộc địa hệ thống vũ khí trên của FT-17 gần như là toàn diện. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Xe tăng hạng nhẹ FT-17 cũng chỉ cần kíp chiến đấu 2 người, với một lái xe và một xạ thủ súng máy kiêm chỉ huy xe. Xe tăng này có trọng lượng tối đa cũng chỉ 7 tấn, dài 5 mét, rộng 1.74 mét và cao 2.14 mét. Nguồn ảnh: Fiveprime.
Giống như hầu hết các dòng xe tăng cùng thời, Renault FT-17 cũng sử dụng động cơ xăng được làm mát bằng nước có công suất chỉ vỏn vẹn 39 mã lực dù vậy nó vẫn có thể di chuyển với vận tốc 7,7km/h với tầm hoạt động hơn 35km. Nguồn ảnh: Fiveprime.
Nhìn chung sự xuất hiện của Renault FT-17 ở Đông Dương hay Việt Nam được xem là chuyện tất yếu của lịch sử khi quân đội thực dân và đế quốc bắt đầu mở rộng bộ máy bốc lột của mình ra khắp các quốc gia thuộc địa nhằm khôi phục mẫu quốc sau Thế chiến thứ 1. Do đó các nước này cần tới các đội quân đủ mạnh để duy trì sức mạnh tại các nước thuộc địa. Nguồn ảnh: Fiveprime.
Mời độc giả xem video: Bên trong xe tăng hạng nhẹ Renault FT-17. (nguồn History.com)