AK-47/Type-56 hiện vẫn là mẫu súng trường tấn công tiêu chuẩn trong các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sở hữu một số lượng ít hơn AKM, AKMS và các phiên bản súng AK do các nước Đông Âu chế tạo nhưng không thể thống kê rõ. Gần đây, trong một chương trình phóng sự về Hải quân Đánh bộ Việt Nam, rất bất ngờ về sự xuất hiện của mẫu PMK-DGN 60 - phiên bản độc đáo của dòng AK-47 do Ba Lan chế tạo. Nguồn ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng.Sở dĩ PMK-DGN 60 trở nên đặc biệt là bởi nó có khả năng phóng lựu đạn qua nòng súng chính bằng cách thêm vào các chi tiết phụ cho súng, giúp nó có thể biến thành một loại vũ khí hỗ trợ hỏa lực tầm gần cho các đơn vị bộ binh khi cần thiết. Nguồn ảnh: QPVN.Cơ bản PMK-DGN 60 có thiết kế tương tự như súng tiểu liên AK-47 hay các biến thể AK-47 do Ba Lan chế tạo trước đây và sau khi xuất hiện nó cũng được đánh giá khá cao. Tuy nhiên trong quá trình được sử dụng PMK-DGN 60 bộc lộ quá nhiều khuyết điểm không thể khắc phục và dần bị thay thế bởi các mẫu súng phóng lựu kẹp nòng với yêu cầu sử dụng đơn giản cũng như an toàn hơn. Nguồn ảnh: QPVN.Theo đó để có thể phóng được lựu đạn qua nòng súng, PMK-DGN 60 sử dụng một mẫu đạn mã tử đặc biệt chỉ có liều phóng và không có đầu đạn để đẩy quả lựu đạn đi. Và khi triển khai lựu đạn xạ thủ bắt buộc phải thay hộp tiếp đạn dành riêng cho thao tác này, hộp tiếp đạn này thường chỉ có 10 viên như trong hình. Nguồn ảnh: zib-militaria.Tuy nhiên ngoài việc sử dụng đạn mã tử, xạ thủ PMK-DGN 60 còn phải lắp thêm cho súng một nòng phụ và một thước ngắm mở rộng chỉ dành riêng cho thao tác bắn lựu đạn. Nhìn để có thể phóng đi một quả lựu đạn từ PMK-DGN 60 mất khá nhiều thời gian ảnh hường trực tiếp đến quá trình chiến đấu của xạ thủ. Nguồn ảnh: zib-militaria.Trong ảnh là một khẩu PMK-DGN 60 hoàn chỉnh với nòng phụ, thước ngắm mở rộng và hộp tiếp đạn mã tử 10 viên dành riêng cho thao tác bắn lựu đạn của mẫu súng này. Nguồn ảnh: zib-militaria.Như trong hình ta có thể thấy muốn lắp thêm nòng phụ cho PMK-DGN 60 bắt buộc phải tháo loa che lửa đầu nòng ra, còn thước ngắm mở rộng được gắn trực tiếp lên khe ngắm phía trước của súng. Nguồn ảnh: zib-militaria.Về thông số kỹ thuật của PMK-DGN 60, nó có trọng lượng hơn 4.7kg bao gồm cả các chi tiết phụ, chiều dài của súng là 1075mm với chiều dài nòng cơ sở 415mm. Dĩ nhiên PMK-DGN 60 cũng sở dụng đạn tiêu chuẩn 7.62x39mm như các biến thể AK khác. Nguồn ảnh: zib-militaria.Tầm bắn hiệu quả của súng trường PMK-DGN 60 với đạn thông thường là từ 600-800m với tốc độ bắn 600 viên/phút. Cơ chế bắn của PMK-DGN 60 cũng là nạp đạn bằng khí nén với khóa nòng xoay, súng cũng có ba chế độ bán tự động, tự động hoàn toàn và khóa an toàn. Nguồn ảnh: zib-militaria.Như đã nói ở trên dù được đánh giá khá cao nhưng trong quá trình sử dụng PMK-DGN 60 lại nảy sinh quá nhiều nhược điểm. Điển hình như quá trình thay hộp tiếp đạn khi triển khai lựu đạn, xạ thủ hoàn toàn có thể lấy nhầm đạn thông thường trong thao tác và điều này sẽ dẫn đến tai nạn, bên cạnh đó tốc bắn lựu đạn của PMK-DGN 60 khá lâu mà hiệu quả mang lại không hề cao. Nguồn ảnh: zib-militaria.Về lựu đạn của PMK-DGN 60 nó được trang bị bốn mẫu đạn chính gồm: F-1N-60, PGN-60, KGN, DGN và CGN. Trong đó F-1N-60 và PGN-60 là phổ biến nhất vì chúng là các mẫu lựu đạn thông dụng và lựu đạn chống tăng. Hình ảnh thực thế các mẫu lựu đạn của PMK-DGN 60. Nguồn ảnh: Gunboard's Forums.Tầm bắn hiệu quả của các mẫu lựu đạn này là từ 100m cho đến 300m, với tốc độ bắn trung bình là 2 phát/phút. Đối với F-1N-60 nó có tầm bắn khoảng 200m và cũng là mẫu đạn nặng nhất khoảng 780g. Trong quá trình tác chiến một xạ thủ PMK-DGN 60 chỉ có thể mang theo tối đa bốn quả đạn trong một túi nhỏ như trong hình. Nguồn ảnh: ak-info.ru.
AK-47/Type-56 hiện vẫn là mẫu súng trường tấn công tiêu chuẩn trong các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sở hữu một số lượng ít hơn AKM, AKMS và các phiên bản súng AK do các nước Đông Âu chế tạo nhưng không thể thống kê rõ. Gần đây, trong một chương trình phóng sự về Hải quân Đánh bộ Việt Nam, rất bất ngờ về sự xuất hiện của mẫu PMK-DGN 60 - phiên bản độc đáo của dòng AK-47 do Ba Lan chế tạo. Nguồn ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng.
Sở dĩ PMK-DGN 60 trở nên đặc biệt là bởi nó có khả năng phóng lựu đạn qua nòng súng chính bằng cách thêm vào các chi tiết phụ cho súng, giúp nó có thể biến thành một loại vũ khí hỗ trợ hỏa lực tầm gần cho các đơn vị bộ binh khi cần thiết. Nguồn ảnh: QPVN.
Cơ bản PMK-DGN 60 có thiết kế tương tự như súng tiểu liên AK-47 hay các biến thể AK-47 do Ba Lan chế tạo trước đây và sau khi xuất hiện nó cũng được đánh giá khá cao. Tuy nhiên trong quá trình được sử dụng PMK-DGN 60 bộc lộ quá nhiều khuyết điểm không thể khắc phục và dần bị thay thế bởi các mẫu súng phóng lựu kẹp nòng với yêu cầu sử dụng đơn giản cũng như an toàn hơn. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo đó để có thể phóng được lựu đạn qua nòng súng, PMK-DGN 60 sử dụng một mẫu đạn mã tử đặc biệt chỉ có liều phóng và không có đầu đạn để đẩy quả lựu đạn đi. Và khi triển khai lựu đạn xạ thủ bắt buộc phải thay hộp tiếp đạn dành riêng cho thao tác này, hộp tiếp đạn này thường chỉ có 10 viên như trong hình. Nguồn ảnh: zib-militaria.
Tuy nhiên ngoài việc sử dụng đạn mã tử, xạ thủ PMK-DGN 60 còn phải lắp thêm cho súng một nòng phụ và một thước ngắm mở rộng chỉ dành riêng cho thao tác bắn lựu đạn. Nhìn để có thể phóng đi một quả lựu đạn từ PMK-DGN 60 mất khá nhiều thời gian ảnh hường trực tiếp đến quá trình chiến đấu của xạ thủ. Nguồn ảnh: zib-militaria.
Trong ảnh là một khẩu PMK-DGN 60 hoàn chỉnh với nòng phụ, thước ngắm mở rộng và hộp tiếp đạn mã tử 10 viên dành riêng cho thao tác bắn lựu đạn của mẫu súng này. Nguồn ảnh: zib-militaria.
Như trong hình ta có thể thấy muốn lắp thêm nòng phụ cho PMK-DGN 60 bắt buộc phải tháo loa che lửa đầu nòng ra, còn thước ngắm mở rộng được gắn trực tiếp lên khe ngắm phía trước của súng. Nguồn ảnh: zib-militaria.
Về thông số kỹ thuật của PMK-DGN 60, nó có trọng lượng hơn 4.7kg bao gồm cả các chi tiết phụ, chiều dài của súng là 1075mm với chiều dài nòng cơ sở 415mm. Dĩ nhiên PMK-DGN 60 cũng sở dụng đạn tiêu chuẩn 7.62x39mm như các biến thể AK khác. Nguồn ảnh: zib-militaria.
Tầm bắn hiệu quả của súng trường PMK-DGN 60 với đạn thông thường là từ 600-800m với tốc độ bắn 600 viên/phút. Cơ chế bắn của PMK-DGN 60 cũng là nạp đạn bằng khí nén với khóa nòng xoay, súng cũng có ba chế độ bán tự động, tự động hoàn toàn và khóa an toàn. Nguồn ảnh: zib-militaria.
Như đã nói ở trên dù được đánh giá khá cao nhưng trong quá trình sử dụng PMK-DGN 60 lại nảy sinh quá nhiều nhược điểm. Điển hình như quá trình thay hộp tiếp đạn khi triển khai lựu đạn, xạ thủ hoàn toàn có thể lấy nhầm đạn thông thường trong thao tác và điều này sẽ dẫn đến tai nạn, bên cạnh đó tốc bắn lựu đạn của PMK-DGN 60 khá lâu mà hiệu quả mang lại không hề cao. Nguồn ảnh: zib-militaria.
Về lựu đạn của PMK-DGN 60 nó được trang bị bốn mẫu đạn chính gồm: F-1N-60, PGN-60, KGN, DGN và CGN. Trong đó F-1N-60 và PGN-60 là phổ biến nhất vì chúng là các mẫu lựu đạn thông dụng và lựu đạn chống tăng. Hình ảnh thực thế các mẫu lựu đạn của PMK-DGN 60. Nguồn ảnh: Gunboard's Forums.
Tầm bắn hiệu quả của các mẫu lựu đạn này là từ 100m cho đến 300m, với tốc độ bắn trung bình là 2 phát/phút. Đối với F-1N-60 nó có tầm bắn khoảng 200m và cũng là mẫu đạn nặng nhất khoảng 780g. Trong quá trình tác chiến một xạ thủ PMK-DGN 60 chỉ có thể mang theo tối đa bốn quả đạn trong một túi nhỏ như trong hình. Nguồn ảnh: ak-info.ru.