Trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27 có lẽ đã quá quen thuộc trong biên chế hải quân các nước trong đó có cả Việt Nam, tuy nhiên ngoài các biến thể quân sự dòng trực thăng này còn có một loạt biến thể khác dành cho các hoạt động dân sự. Nổi bật nhất và thiết thực nhất trong số đó là Ka-32A1. Nguồn ảnh: Wikipedia.Ka-32A là biến thể vận tải thương mại hóa của Ka-27 được phát triển dựa trên yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước Nga. Trong đó Ka-32A1 là biến thể chuyển đổi đặc biệt dành cho nhiệm vụ chữa cháy chuyên dụng được sử dụng khá phổ biến trong Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga. Nguồn ảnh: Made in Russia. Trực thăng Ka-32A1 được công ty trực thăng Kamov phát triển từ đầu những năm 1990, nó được thiết kế dành riêng cho các nhiệm vụ cứu hỏa ở các tòa nhà cao, sơ tán cứu hộ khẩn cấp hoặc chữa cháy từ trên không. Nguồn ảnh: Made in Russia.Biến thể này của Ka-27, cũng được tích hợp sẵn các thiết bị chữa cháy chuyên dụng, hệ thống loa cảnh báo và hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến. Một trong những trang bị đặc biệt tạo nên điểm nhấn của Ka-32A1 chính là vòi rồng được gắn bên hông của trực thăng dành cho nhiệm vụ chữa cháy trên các tòa nhà cao cần. Nguồn ảnh: Made in Russia.Trong ảnh là một chiếc Ka-32A1 với pod chứa nước dập lửa từ trên cao. Nguồn ảnh: Made in Russia.Vòi rồng này có khả năng phun nước áp lực cao để dập tắt các đám cháy từ xa, bản thân Ka-32A1 cũng có thể mang theo tối đa hơn 5.000 lít nước dành cho nhiệm vụ này. Trong ảnh là vòi rồng của Ka-32A1 tham gia dập lửa từ một mục tiêu giả định nằm ở tầng ba của một tòa nhà. Nguồn ảnh: Made in Russia.Về thiết kế Ka-32A1 cũng sử dụng thiết kế cánh quạt nâng đồng trục tương tự như Ka-27, nó được trang bị hai động cơ TVlD TV3-117 có công suất 2.230 mã lực mỗi chiếc. Trọng lượng cất cánh tối đa của Ka-32A1 có thể lên đến hơn 12 tấn. Nguồn ảnh: Made in Russia.Ngoài cứu hỏa, Ka-32A1 còn có thể tham gia các hoạt động cứu hộ và tìm kiếm trên không khác, khi cabin của nó khi không chứa nước có thể được sử dụng như một khoang cứu hộ khẩn cấp. Nguồn ảnh: Made in Russia.Trong ảnh là một chiếc Ka-32A1 của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga tham gia diễn tập cứu hộ trên không. Nhìn chung chiếc trực thăng này có thể chở tối lên đến 16 người tương tự như Ka-27. Nguồn ảnh: Made in Russia.Bên cạnh vòi rồng, Ka-32A1 còn có thể sử dụng pod chứa nước cỡ lớn dành cho nhiệm vụ cứu hỏa từ trên không, khi trực thăng không thể sử dụng được vòi rồng tại các vị trí có không gian hẹp. Pod chứa nước này sẽ đổ nước trực tiếp từ trên không xuống vị trí hỏa hoạn. Nguồn ảnh: Made in Russia.Tốc độ bay tối đa của Ka-32A1 là gần 260km/h, với tầm hoạt động khoảng 800km và có trần bay khoảng 5.000m. Nhờ thiết kế cánh quạt nâng đồng trục Ka-32A1 cũng có thể hoạt động ở những môi trường biển hoặc khắc nghiệt tương tự như Ka-27. Nguồn ảnh: Made in Russia.Nếu so với các biến thể dân sự của Ka-27, thì Ka-32A1 có thiết kế khá hữu dụng khi nó có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau chủ yếu xoay quanh các hoạt động tìm kiềm cứu nạn, hổ trợ dân sự và quan trọng nhất vẫn là cứu hỏa trên không. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27 có lẽ đã quá quen thuộc trong biên chế hải quân các nước trong đó có cả Việt Nam, tuy nhiên ngoài các biến thể quân sự dòng trực thăng này còn có một loạt biến thể khác dành cho các hoạt động dân sự. Nổi bật nhất và thiết thực nhất trong số đó là Ka-32A1. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ka-32A là biến thể vận tải thương mại hóa của Ka-27 được phát triển dựa trên yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước Nga. Trong đó Ka-32A1 là biến thể chuyển đổi đặc biệt dành cho nhiệm vụ chữa cháy chuyên dụng được sử dụng khá phổ biến trong Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga. Nguồn ảnh: Made in Russia.
Trực thăng Ka-32A1 được công ty trực thăng Kamov phát triển từ đầu những năm 1990, nó được thiết kế dành riêng cho các nhiệm vụ cứu hỏa ở các tòa nhà cao, sơ tán cứu hộ khẩn cấp hoặc chữa cháy từ trên không. Nguồn ảnh: Made in Russia.
Biến thể này của Ka-27, cũng được tích hợp sẵn các thiết bị chữa cháy chuyên dụng, hệ thống loa cảnh báo và hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến. Một trong những trang bị đặc biệt tạo nên điểm nhấn của Ka-32A1 chính là vòi rồng được gắn bên hông của trực thăng dành cho nhiệm vụ chữa cháy trên các tòa nhà cao cần. Nguồn ảnh: Made in Russia.
Trong ảnh là một chiếc Ka-32A1 với pod chứa nước dập lửa từ trên cao. Nguồn ảnh: Made in Russia.
Vòi rồng này có khả năng phun nước áp lực cao để dập tắt các đám cháy từ xa, bản thân Ka-32A1 cũng có thể mang theo tối đa hơn 5.000 lít nước dành cho nhiệm vụ này. Trong ảnh là vòi rồng của Ka-32A1 tham gia dập lửa từ một mục tiêu giả định nằm ở tầng ba của một tòa nhà. Nguồn ảnh: Made in Russia.
Về thiết kế Ka-32A1 cũng sử dụng thiết kế cánh quạt nâng đồng trục tương tự như Ka-27, nó được trang bị hai động cơ TVlD TV3-117 có công suất 2.230 mã lực mỗi chiếc. Trọng lượng cất cánh tối đa của Ka-32A1 có thể lên đến hơn 12 tấn. Nguồn ảnh: Made in Russia.
Ngoài cứu hỏa, Ka-32A1 còn có thể tham gia các hoạt động cứu hộ và tìm kiếm trên không khác, khi cabin của nó khi không chứa nước có thể được sử dụng như một khoang cứu hộ khẩn cấp. Nguồn ảnh: Made in Russia.
Trong ảnh là một chiếc Ka-32A1 của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga tham gia diễn tập cứu hộ trên không. Nhìn chung chiếc trực thăng này có thể chở tối lên đến 16 người tương tự như Ka-27. Nguồn ảnh: Made in Russia.
Bên cạnh vòi rồng, Ka-32A1 còn có thể sử dụng pod chứa nước cỡ lớn dành cho nhiệm vụ cứu hỏa từ trên không, khi trực thăng không thể sử dụng được vòi rồng tại các vị trí có không gian hẹp. Pod chứa nước này sẽ đổ nước trực tiếp từ trên không xuống vị trí hỏa hoạn. Nguồn ảnh: Made in Russia.
Tốc độ bay tối đa của Ka-32A1 là gần 260km/h, với tầm hoạt động khoảng 800km và có trần bay khoảng 5.000m. Nhờ thiết kế cánh quạt nâng đồng trục Ka-32A1 cũng có thể hoạt động ở những môi trường biển hoặc khắc nghiệt tương tự như Ka-27. Nguồn ảnh: Made in Russia.
Nếu so với các biến thể dân sự của Ka-27, thì Ka-32A1 có thiết kế khá hữu dụng khi nó có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau chủ yếu xoay quanh các hoạt động tìm kiềm cứu nạn, hổ trợ dân sự và quan trọng nhất vẫn là cứu hỏa trên không. Nguồn ảnh: Wikipedia.