Theo Sohu, Nga chính là quốc gia đi đầu trong việc phát triển vũ khí tiên tiến, họ có trong trang bị những hệ thống tên lửa tấn công như tên lửa Iskander-M, Bal... Hiện nay Moskva đang sở hữu hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biền mạnh nhất thế giới đó là K-300P Bastion-P.K-300 Bastion-P (NATO gọi bằng cái tên SSC-X-5) là hệ thống tên lửa phòng thủ đất đối hải thế hệ mới của Nga, được nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới đánh giá cao.Đây là vũ khí phù hợp với hầu hết các quốc gia có đường bờ biển dài và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào biển nhưng lại không có khả năng tài chính, trình độ khoa học để xây dựng một hạm đội mạnh cho riêng mình.Cấu hình cơ bản của tổ hợp Bastion-P gồm 4 xe mang phóng tự hành K-340P SPU (dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930); xe K-340P SPU có trọng tải 41 tấn và có thể mang theo từ 2 đến 3 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa.Ống phóng kiêm ống bảo quản TPS dạng kín có chiều dài 8,9 m; đường kính 0,71 m; tổng trọng lượng cả đạn tên lửa là 3.900 kg.Ngoài ra tổ hợp còn được trang bị 1 đến 2 xe điều khiển K-380P MBU trọng tải 25 tấn (trên khung xe MZKT-65273), có khả năng chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; 1 xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD.Bên cạnh đó là 4 xe chở đạn K-342P TZM (trên khung gầm MZKT-7930) được trang bị cần cẩu trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P SPU; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu.Ngoài cấu hình tổ hợp, Bastion-P còn có các thiết bị hỗ trợ như hệ thống radar quan sát bờ biển tự hành Monolit-B, hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E (gồm radar Oko băng sóng dm gắn trên trực thăng Ka-31).Trái tim của hệ thống Bastion-P chính là tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh P-800 Oniks/Yakhont có chiều dài 8,9 m; đường kính 0,67 m; tổng khối lượng 3.000 kg.Tên lửa Oniks có 4 cánh delta giữa thân và 4 cánh nhỏ hơn ở đuôi để kiểm soát đường bay, nhờ động cơ phản lực dòng thẳng mà nó đạt tới vận tốc Mach 2,5; tầm bắn lớn nhất 600 km và cực kỳ khó đánh chặn.Trang Sohu nhấn mạnh sau khi bán đảo Crimea trở lại quyền kiểm soát của Liên bang Nga, một số tổ hợp Bastion-P đã ngay lập tức được triển khai trên bán đảo này.“Hải quân Nga đã thực hiện một số vụ phóng đối với Bastion-P, làm thất bại kế hoạch gây áp lực của Mỹ và buộc tàu chiến Mỹ phải rút lui khỏi Crimea”, Sohu nói thêm đối với các quốc gia có bờ biển dài, Bastion-P là vũ khí mạnh mẽ, đủ để đối phó với bất kỳ kẻ thù nào.Trước đó, chuyên gia của cổng thông tin Trung Quốc Jinri Toutiao cho rằng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với NATO ở Biển Đen, Nga sẽ có lợi thế rõ ràng nhờ khả năng tác chiến của Hạm đội Biển Đen và hỏa lực từ các tổ hợp tên lửa bờ bố trí trên bán đảo."Bán đảo Crimea được xem như tàu sân bay không thể chìm do trên thực tế có nhiều tổ hợp phòng không S-400 đi kèm hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P bố trí tại đây tạo ra lá chắn thép tin cậy", Sohu nhấn mạnh.Ngoài bán đảo Crimea, tổ hợp Bastion-P còn được Nga bố trí trên Quần đảo Kuril, đây là phương tiện gây áp lực chính của Moskva với Tokyo khi sức mạnh hạm đội Nhật Bản đang tỏ ra vượt trội.
Theo Sohu, Nga chính là quốc gia đi đầu trong việc phát triển vũ khí tiên tiến, họ có trong trang bị những hệ thống tên lửa tấn công như tên lửa Iskander-M, Bal... Hiện nay Moskva đang sở hữu hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biền mạnh nhất thế giới đó là K-300P Bastion-P.
K-300 Bastion-P (NATO gọi bằng cái tên SSC-X-5) là hệ thống tên lửa phòng thủ đất đối hải thế hệ mới của Nga, được nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới đánh giá cao.
Đây là vũ khí phù hợp với hầu hết các quốc gia có đường bờ biển dài và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào biển nhưng lại không có khả năng tài chính, trình độ khoa học để xây dựng một hạm đội mạnh cho riêng mình.
Cấu hình cơ bản của tổ hợp Bastion-P gồm 4 xe mang phóng tự hành K-340P SPU (dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930); xe K-340P SPU có trọng tải 41 tấn và có thể mang theo từ 2 đến 3 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa.
Ống phóng kiêm ống bảo quản TPS dạng kín có chiều dài 8,9 m; đường kính 0,71 m; tổng trọng lượng cả đạn tên lửa là 3.900 kg.
Ngoài ra tổ hợp còn được trang bị 1 đến 2 xe điều khiển K-380P MBU trọng tải 25 tấn (trên khung xe MZKT-65273), có khả năng chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; 1 xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD.
Bên cạnh đó là 4 xe chở đạn K-342P TZM (trên khung gầm MZKT-7930) được trang bị cần cẩu trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P SPU; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu.
Ngoài cấu hình tổ hợp, Bastion-P còn có các thiết bị hỗ trợ như hệ thống radar quan sát bờ biển tự hành Monolit-B, hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E (gồm radar Oko băng sóng dm gắn trên trực thăng Ka-31).
Trái tim của hệ thống Bastion-P chính là tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh P-800 Oniks/Yakhont có chiều dài 8,9 m; đường kính 0,67 m; tổng khối lượng 3.000 kg.
Tên lửa Oniks có 4 cánh delta giữa thân và 4 cánh nhỏ hơn ở đuôi để kiểm soát đường bay, nhờ động cơ phản lực dòng thẳng mà nó đạt tới vận tốc Mach 2,5; tầm bắn lớn nhất 600 km và cực kỳ khó đánh chặn.
Trang Sohu nhấn mạnh sau khi bán đảo Crimea trở lại quyền kiểm soát của Liên bang Nga, một số tổ hợp Bastion-P đã ngay lập tức được triển khai trên bán đảo này.
“Hải quân Nga đã thực hiện một số vụ phóng đối với Bastion-P, làm thất bại kế hoạch gây áp lực của Mỹ và buộc tàu chiến Mỹ phải rút lui khỏi Crimea”, Sohu nói thêm đối với các quốc gia có bờ biển dài, Bastion-P là vũ khí mạnh mẽ, đủ để đối phó với bất kỳ kẻ thù nào.
Trước đó, chuyên gia của cổng thông tin Trung Quốc Jinri Toutiao cho rằng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với NATO ở Biển Đen, Nga sẽ có lợi thế rõ ràng nhờ khả năng tác chiến của Hạm đội Biển Đen và hỏa lực từ các tổ hợp tên lửa bờ bố trí trên bán đảo.
"Bán đảo Crimea được xem như tàu sân bay không thể chìm do trên thực tế có nhiều tổ hợp phòng không S-400 đi kèm hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P bố trí tại đây tạo ra lá chắn thép tin cậy", Sohu nhấn mạnh.
Ngoài bán đảo Crimea, tổ hợp Bastion-P còn được Nga bố trí trên Quần đảo Kuril, đây là phương tiện gây áp lực chính của Moskva với Tokyo khi sức mạnh hạm đội Nhật Bản đang tỏ ra vượt trội.