Bất chấp thực tế là vào năm ngoái, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã tuyên bố về cuộc thử nghiệm thành công đối với tổ hợp vũ khí laser thế hệ mới, được phát triển chống lại nhiều loại mục tiêu trên không, nhưng kết quả thực chiến của nó lại đáng thất vọng.Trong 8 ngày diễn ra xung đột vũ trang với nhóm Hồi giáo Hamas, tổ hợp Iron Beam chưa bắn hạ được một tên lửa nào nhằm vào lãnh thổ Israel. Theo các chuyên gia quân sự thì đây là một thất bại hoàn toàn đối với loại vũ khí công nghệ cao của IDF."Mặc dù Iron Beam được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu trên không ở cự ly lên đến 7 km, trong khi hàng ngàn quả đạn như vậy đã được bắn khắp Israel, nhưng tổ hợp này chưa thể bắn trúng bất cứ một tên lửa nào được phóng đi từ Dải Gaza", Reporter cho biết.Trước đó Bộ Quốc phòng Israel đã coi hệ thống phòng thủ Iron Beam như một phương tiện phòng không kiêm chống tên lửa đầy hiệu quả và đáng tin cậy, tuy nhiên trên thực tế, tổ hợp này hóa ra chỉ là một “con hổ giấy”.“Nếu tia laser chiến đấu của Quân đội Israel đơn giản là không thể đối phó với nhiệm vụ đánh chặn đạn pháo và rocket thông thường thì chúng ta có thể nói gì nếu đối thủ của chúng là tên lửa hành trình siêu thanh và đầu đạn tên lửa đạn đạo”.“Những loại vũ khí nói trên vốn rất khó bị đánh chặn bởi ngay cả bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại hơn nhiều"."Tình hình hiện tại cho thấy một thực tế là các hệ thống phòng không kiêm phòng thủ tên lửa của Israel chưa thể đảm bảo an toàn cho họ ngay cả khi bị người Palestine tấn công”.“Trong khi đó, Iran nói có thể phóng tới 20 nghìn tên lửa vào đất Israel trong vòng một giờ, nếu đúng đây sẽ là cơn ác mộng đối với Tel Aviv”, một chuyên gia quân sự Nga giấu tên nhấn mạnh.Đồng thời truyền thông Nga cũng nhắc tới việc so với Iron Beam của Israel, tổ hợp laser chiến đấu Peresvet của họ đã làm nhiệm vụ trong các đơn vị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với vai trò đánh chặn các mối đe dọa nhằm vào chúng.Vũ khí laser của Nga đã có màn thể hiện xuất sắc trên thực địa, đối tượng tác chiến của nó còn bao gồm cả tên lửa, máy bay quân sự, thậm chí cả đầu đạn ICBM, như vậy vị trí đóng quân của các đơn vị tên lửa chiến lược Nga sẽ không thể bị tấn công.Nhưng bên cạnh đó có nhận định cho rằng tổ hợp vũ khí laser Peresvet của Nga cũng chỉ mới trải qua thử nghiệm, nó chưa từng thực chiến do vậy chưa thể khẳng định sẽ hiệu quả hơn Iron Beam của Israel.Những nghi ngại tập trung vào việc vũ khí laser của Nga có công suất còn hạn chế, cần nguồn cung cấp năng lượng cực lớn và dễ bị giảm tác dụng khi tác chiến trong môi trường nhiều sương mù hay khói bụi.Nga cũng chưa cho thấy được họ đã giải quyết được bài toán cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho vũ khí laser nhằm giúp cho nó có thể tác chiến trong một thời gian đủ dài.Cuối cùng, Moskva chưa chứng minh được vũ khí laser của họ làm cách nào để xác định được chính xác vị trí của mục tiêu đường không như máy bay chiến đấu và đầu đạn tên lửa liên lục địa có vận tốc cực lớn.
Bất chấp thực tế là vào năm ngoái, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã tuyên bố về cuộc thử nghiệm thành công đối với tổ hợp vũ khí laser thế hệ mới, được phát triển chống lại nhiều loại mục tiêu trên không, nhưng kết quả thực chiến của nó lại đáng thất vọng.
Trong 8 ngày diễn ra xung đột vũ trang với nhóm Hồi giáo Hamas, tổ hợp Iron Beam chưa bắn hạ được một tên lửa nào nhằm vào lãnh thổ Israel. Theo các chuyên gia quân sự thì đây là một thất bại hoàn toàn đối với loại vũ khí công nghệ cao của IDF.
"Mặc dù Iron Beam được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu trên không ở cự ly lên đến 7 km, trong khi hàng ngàn quả đạn như vậy đã được bắn khắp Israel, nhưng tổ hợp này chưa thể bắn trúng bất cứ một tên lửa nào được phóng đi từ Dải Gaza", Reporter cho biết.
Trước đó Bộ Quốc phòng Israel đã coi hệ thống phòng thủ Iron Beam như một phương tiện phòng không kiêm chống tên lửa đầy hiệu quả và đáng tin cậy, tuy nhiên trên thực tế, tổ hợp này hóa ra chỉ là một “con hổ giấy”.
“Nếu tia laser chiến đấu của Quân đội Israel đơn giản là không thể đối phó với nhiệm vụ đánh chặn đạn pháo và rocket thông thường thì chúng ta có thể nói gì nếu đối thủ của chúng là tên lửa hành trình siêu thanh và đầu đạn tên lửa đạn đạo”.
“Những loại vũ khí nói trên vốn rất khó bị đánh chặn bởi ngay cả bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại hơn nhiều".
"Tình hình hiện tại cho thấy một thực tế là các hệ thống phòng không kiêm phòng thủ tên lửa của Israel chưa thể đảm bảo an toàn cho họ ngay cả khi bị người Palestine tấn công”.
“Trong khi đó, Iran nói có thể phóng tới 20 nghìn tên lửa vào đất Israel trong vòng một giờ, nếu đúng đây sẽ là cơn ác mộng đối với Tel Aviv”, một chuyên gia quân sự Nga giấu tên nhấn mạnh.
Đồng thời truyền thông Nga cũng nhắc tới việc so với Iron Beam của Israel, tổ hợp laser chiến đấu Peresvet của họ đã làm nhiệm vụ trong các đơn vị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với vai trò đánh chặn các mối đe dọa nhằm vào chúng.
Vũ khí laser của Nga đã có màn thể hiện xuất sắc trên thực địa, đối tượng tác chiến của nó còn bao gồm cả tên lửa, máy bay quân sự, thậm chí cả đầu đạn ICBM, như vậy vị trí đóng quân của các đơn vị tên lửa chiến lược Nga sẽ không thể bị tấn công.
Nhưng bên cạnh đó có nhận định cho rằng tổ hợp vũ khí laser Peresvet của Nga cũng chỉ mới trải qua thử nghiệm, nó chưa từng thực chiến do vậy chưa thể khẳng định sẽ hiệu quả hơn Iron Beam của Israel.
Những nghi ngại tập trung vào việc vũ khí laser của Nga có công suất còn hạn chế, cần nguồn cung cấp năng lượng cực lớn và dễ bị giảm tác dụng khi tác chiến trong môi trường nhiều sương mù hay khói bụi.
Nga cũng chưa cho thấy được họ đã giải quyết được bài toán cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho vũ khí laser nhằm giúp cho nó có thể tác chiến trong một thời gian đủ dài.
Cuối cùng, Moskva chưa chứng minh được vũ khí laser của họ làm cách nào để xác định được chính xác vị trí của mục tiêu đường không như máy bay chiến đấu và đầu đạn tên lửa liên lục địa có vận tốc cực lớn.