Theo tờ Business Insider, trong danh sách vũ khí mà tiêm kích J-20 có thể mang theo hiện tại, không có sự xuất hiện của bất cứ loại pháo hay thậm chí là súng máy nào. Đây được xem là bất lợi khá lớn cho chiến đấu cơ này nhất là khi nó phải đối mặt với các chiến đấu cơ thế hệ năm của đối phương. Nguồn ảnh: Weibo.Tờ Business Insider của Mỹ khẳng định, tiêm kích J-20 hoàn toàn không có cửa khi phải đối mặt với các chiến đấu cơ như F-22 hay F-35 của Mỹ khi cả hai chiến đấu cơ này đều được trang bị pháo còn J-20 thì không. Nguồn ảnh: Airforces.Lý giải cho điều này, Business Insider cho biết các tiêm kích thế hệ năm có khả năng tàng hình rất cao, có nghĩa là radar hay thậm chí là hệ thống hồng ngoại của tên lửa không đối không sẽ khó có thể khoá được mục tiêu để khai hoả. Nguồn ảnh: Forces.Trong trường hợp radar cảnh báo sớm không thể phát hiện ra máy bay địch trên không mà phi công lái chiến đấu cơ J-20 lại phát hiện ra đối phương bằng mắt thường thì một cuộc quần chiến ở cự ly gần chắc chắn sẽ xảy ra. Nguồn ảnh: Forces.Tuy nhiên khi quần chiến trên không, vì không được trang bị pháo nên J-20 sẽ rất có nguy cơ bị đối phương đánh bại. Cơ hội duy nhất của tiêm kích J-20 khi đó sẽ là hạ đối phương bằng tên lửa - thứ vũ khí chưa chắc đã phù hợp với một mục tiêu tàng hình. Nguồn ảnh: Chengdu.Trong lịch sử, F-4 Phantom II của Mỹ khi tham chiến tại Việt Nam cũng từng là loại chiến đấu cơ không được trang bị pháo, phi công Mỹ đã chỉ trích rất nhiều về thiết kế này khi họ bỏ lỡ cơ hội nghênh chiến với MiG của không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Weibo.Trong nhiều trường hợp, phi công Mỹ buộc phải bỏ chạy khi số lượng MiG của Việt Nam được dự đoán sẽ nghênh chiến đông hơn số... tên lửa mà nó mang theo. Không loại trừ khả năng nhiều phi công F-4 của Mỹ đã bỏ mạng chỉ vì không có vũ khí thích hợp khi bị MiG áp sát quần chiến. Nguồn ảnh: Airliners.Điều này khiến phiên bản F-4E Phantom II sau này của Hải quân Mỹ buộc phải được trang bị thêm pháo 20mm để phù hợp với đối phương chủ yếu của chúng khi đó là các tiêm kích MiG. Đây rất có thể sẽ là bài học cực kỳ đắt giá cho J-20 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: CNBC.Mặc dù vậy, khác với F-4 Phantom II, J-20 rất khó có thể được trang bị thêm pháo vì việc này có thể gây hỏng hoàn toàn thiết kế chống phản xạ radar mà nó đang mang trên mình. Cho nên tới được lúc J-20 được trang bị pháo, rõ ràng là loại tiêm kích này hoàn toàn nằm ở cửa dưới khi phải đối mặt với bất cứ loại tiêm kích thế hệ năm nào của Mỹ. Nguồn ảnh: Sputnik. Mời độc giả xem Video: Tiêm kích tàng hình J-20 không có pháo của Trung Quốc.
Theo tờ Business Insider, trong danh sách vũ khí mà tiêm kích J-20 có thể mang theo hiện tại, không có sự xuất hiện của bất cứ loại pháo hay thậm chí là súng máy nào. Đây được xem là bất lợi khá lớn cho chiến đấu cơ này nhất là khi nó phải đối mặt với các chiến đấu cơ thế hệ năm của đối phương. Nguồn ảnh: Weibo.
Tờ Business Insider của Mỹ khẳng định, tiêm kích J-20 hoàn toàn không có cửa khi phải đối mặt với các chiến đấu cơ như F-22 hay F-35 của Mỹ khi cả hai chiến đấu cơ này đều được trang bị pháo còn J-20 thì không. Nguồn ảnh: Airforces.
Lý giải cho điều này, Business Insider cho biết các tiêm kích thế hệ năm có khả năng tàng hình rất cao, có nghĩa là radar hay thậm chí là hệ thống hồng ngoại của tên lửa không đối không sẽ khó có thể khoá được mục tiêu để khai hoả. Nguồn ảnh: Forces.
Trong trường hợp radar cảnh báo sớm không thể phát hiện ra máy bay địch trên không mà phi công lái chiến đấu cơ J-20 lại phát hiện ra đối phương bằng mắt thường thì một cuộc quần chiến ở cự ly gần chắc chắn sẽ xảy ra. Nguồn ảnh: Forces.
Tuy nhiên khi quần chiến trên không, vì không được trang bị pháo nên J-20 sẽ rất có nguy cơ bị đối phương đánh bại. Cơ hội duy nhất của tiêm kích J-20 khi đó sẽ là hạ đối phương bằng tên lửa - thứ vũ khí chưa chắc đã phù hợp với một mục tiêu tàng hình. Nguồn ảnh: Chengdu.
Trong lịch sử, F-4 Phantom II của Mỹ khi tham chiến tại Việt Nam cũng từng là loại chiến đấu cơ không được trang bị pháo, phi công Mỹ đã chỉ trích rất nhiều về thiết kế này khi họ bỏ lỡ cơ hội nghênh chiến với MiG của không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Weibo.
Trong nhiều trường hợp, phi công Mỹ buộc phải bỏ chạy khi số lượng MiG của Việt Nam được dự đoán sẽ nghênh chiến đông hơn số... tên lửa mà nó mang theo. Không loại trừ khả năng nhiều phi công F-4 của Mỹ đã bỏ mạng chỉ vì không có vũ khí thích hợp khi bị MiG áp sát quần chiến. Nguồn ảnh: Airliners.
Điều này khiến phiên bản F-4E Phantom II sau này của Hải quân Mỹ buộc phải được trang bị thêm pháo 20mm để phù hợp với đối phương chủ yếu của chúng khi đó là các tiêm kích MiG. Đây rất có thể sẽ là bài học cực kỳ đắt giá cho J-20 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: CNBC.
Mặc dù vậy, khác với F-4 Phantom II, J-20 rất khó có thể được trang bị thêm pháo vì việc này có thể gây hỏng hoàn toàn thiết kế chống phản xạ radar mà nó đang mang trên mình. Cho nên tới được lúc J-20 được trang bị pháo, rõ ràng là loại tiêm kích này hoàn toàn nằm ở cửa dưới khi phải đối mặt với bất cứ loại tiêm kích thế hệ năm nào của Mỹ. Nguồn ảnh: Sputnik.
Mời độc giả xem Video: Tiêm kích tàng hình J-20 không có pháo của Trung Quốc.