Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, lực lượng Phòng không - Không quân của Liên Xô (VPVO) cần một loạt các máy bay đánh chặn hạng nặng để tuần tra biên giới rộng lớn của họ. Hầu hết các máy bay chiến đấu hạng nhẹ có trong biên chế khi đó như MiG-17/21/23 đều không thể đáp ứng được yêu cầu, vì bán kính hoạt động hẹp, không đủ tốc độ để truy đuổi và đánh chặn các máy bay ném bom siêu thanh của Mỹ, khả năng sẽ qua hướng Bắc Cực để vào ném bom lãnh thổ Liên Xô.Để đáp ứng được yêu cầu này, một lớp máy bay chuyên dụng đã được phát triển; những chiếc máy bay này đã đặt khuôn mẫu cho các máy bay đánh chặn sau này, chúng có kích thước lớn để có sức bền tốt, tốc độ nhanh và chỉ được trang bị tên lửa.Đầu tiên là chiếc Tupolev Tu-28, nhưng đã trở lên lạc hậu ngay sau khi được đưa vào sử dụng (vào những năm 1960), vì cùng thời điểm, không quân Mỹ cũng được đưa vào biên chế chiếc máy bay ném bom B-58 Hustler có tốc độ vượt xa Tu-28. Lúc đó Phòng thiết kế Mikoyan đang phát triển chiếc MiG-25 Foxbat, loại máy bay này tương lai sẽ trở thành máy bay đánh chặn chủ lực của VPVO.Với tốc độ rất nhanh và được trang bị tên lửa không đối không R-40 có tầm bắn rất xa (vào thời điểm đó), Foxbat sẵn sàng bảo vệ biên giới của Liên Xô trước mọi mối đe dọa. MiG-25 Foxbat đã gây những kinh ngạc cho phương Tây ngay khi nó xuất hiện, khiến các nước phương Tây hoảng sợ về hiệu suất, tốc độ kinh khủng của nó; nhưng thiết kế đã phải hy sinh một số phần để đạt được vận tốc, độ cao và tốc độ leo cao lớn.Tuy nhiên MiG-25 thiếu khả năng cơ động khi đang bay ở các vận tốc đánh chặn, bán kính hoạt động hạn chế; do vậy yêu cầu của VPVO là phát triển một mẫu máy bay đánh chặn vượt trội MiG-25. Yêu cầu đã được đáp ứng, Phòng thiết kế Mikoyan đưa ra mẫu máy bay đánh chặn mới có tên là MiG-31, được phát triển trên chính chiếc MiG-25, nên nhìn bề ngoài cả hai loại máy bay có hình dánh tương đối giống nhau; nhưng MiG-31 dài hơn với một khoang nữa cho phi công sử dụng vũ khí.Máy bay MiG-31 có nhiều cải tiến cả về khung thân, hệ thống điện tử, sức chứa nhiên liệu cũng được tăng lên cùng với động cơ tuốc bin phản lực đời mới có hiệu suất vượt trội, cho phép nó bay xa hơn MiG-25.Với tốc độ Mach 2,83 (tương đương 3,000 km/h), "sát thủ" MiG-31 được coi là tiêm kích đánh chặn có tốc độ cao nhất thế giới từ trước đến nay. Một biên đội 4 chiếc MiG-31 có thể quản lý vùng trời rộng 800x900 km, phù hợp với không phận rộng lớn của Nga. Hiện nay, MiG-31 là máy bay đánh chặn tầm xa tiêu chuẩn của lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga, và dự kiến sẽ phục vụ đến tận những năm 2030.Một phiên bản nâng cấp giữa vòng đời hiện đang được thực hiện, đó là phiên bản MiG-31BSM. Việc sửa đổi này tích hợp nhiều vũ khí tấn công mới vào MiG-31 và hiện đại hóa hầu hết các hệ thống, nhất là hệ thống điện tử. MiG-31 cũng được chọn làm máy bay phóng cho tên lửa đạn đạo siêu thanh Kinzhal.Vào tháng 8/2018, các tập đoàn thiết kế máy bay của Nga tuyên bố công việc thiết kế một mẫu máy bay đánh chặn thế hệ tiếp theo nhằm thay thế MiG-31 đã bắt đầu. Theo quy ước đặt tên cho các dự án máy bay thế hệ mới của Nga, dự án đánh chặn mới được gọi là PAK DP, hay máy bay đánh chặn tầm xa của Tổ hợp hàng không tiềm năng.Việc tiếp tục một dòng máy bay đánh chặn chuyên dụng có còn cần thiết nữa hay không, đây là câu hỏi gây tranh luận; bởi vì máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 có thể hoàn thành vai trò tương tự như MiG-31; Su-57 được trang bị radar rất tiên tiến, có thể bay ở tốc độ siêu âm mà không cần bật chế độ đốt sau và được trang bị tên lửa không đối không tầm xa. Không chỉ Su-57, mà ngay cả các loại Su-27/30/35 cũng đều có thể đảm nhiệm được vai trò; vậy tại sao Nga vẫn coi chương trình PAK DP là cần thiết?Câu trả lời đầu tiên là PAK DP sẽ phát triển trên nền tảng của MiG-31 và MiG-25 trước đó; một mẫu máy bay xa, mang được nhiều vũ khí, trong khi có tốc độ rất cao để tuần tra trong phạm vi không phận rộng lớn của nước Nga.Một lý do khác có thể là Nga mong muốn giữ cho Tập đoàn chế tạo máy bay MiG tồn tại; trên thực tế, Tập đoàn Sukhoi đã thực hiện phần lớn công việc thiết kế và có tên gắn liền với thương hiệu PAK FA (tên đầu tiên của Su-57); MiG cần một dự án thế hệ tiếp theo của riêng họ để duy trì sự tồn tại. MiG-35 tuy tiên tiến nhưng vẫn không thuộc gia đình PAK của hiện tại và trong tương lai; ngay chính trong lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga sẽ không còn máy bay dòng MiG hoạt động.Lý do cuối cùng là VVS có thể muốn lực lượng đánh chặn của họ đủ sức chống lại sự phát triển của công nghệ UAV trong tương lai, mặc dù Su-57 rất nhanh, nhưng về tốc độ so với MiG-31 có lẽ thấp hơn.UAV kết hợp một số công nghệ sẽ là phương tiện tiến công đường không trong tương lai. VVS có thể cần một chiếc máy bay đánh chặn thực sự có thể giữ cho không phận rộng lớn của họ an toàn./.Video MIG-31 đã đánh bại máy bay nhanh nhất thế giới của Mỹ như thế nào? - Nguồn: Tin Quân sự@Youtube
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, lực lượng Phòng không - Không quân của Liên Xô (VPVO) cần một loạt các máy bay đánh chặn hạng nặng để tuần tra biên giới rộng lớn của họ. Hầu hết các máy bay chiến đấu hạng nhẹ có trong biên chế khi đó như MiG-17/21/23 đều không thể đáp ứng được yêu cầu, vì bán kính hoạt động hẹp, không đủ tốc độ để truy đuổi và đánh chặn các máy bay ném bom siêu thanh của Mỹ, khả năng sẽ qua hướng Bắc Cực để vào ném bom lãnh thổ Liên Xô.
Để đáp ứng được yêu cầu này, một lớp máy bay chuyên dụng đã được phát triển; những chiếc máy bay này đã đặt khuôn mẫu cho các máy bay đánh chặn sau này, chúng có kích thước lớn để có sức bền tốt, tốc độ nhanh và chỉ được trang bị tên lửa.
Đầu tiên là chiếc Tupolev Tu-28, nhưng đã trở lên lạc hậu ngay sau khi được đưa vào sử dụng (vào những năm 1960), vì cùng thời điểm, không quân Mỹ cũng được đưa vào biên chế chiếc máy bay ném bom B-58 Hustler có tốc độ vượt xa Tu-28. Lúc đó Phòng thiết kế Mikoyan đang phát triển chiếc MiG-25 Foxbat, loại máy bay này tương lai sẽ trở thành máy bay đánh chặn chủ lực của VPVO.
Với tốc độ rất nhanh và được trang bị tên lửa không đối không R-40 có tầm bắn rất xa (vào thời điểm đó), Foxbat sẵn sàng bảo vệ biên giới của Liên Xô trước mọi mối đe dọa. MiG-25 Foxbat đã gây những kinh ngạc cho phương Tây ngay khi nó xuất hiện, khiến các nước phương Tây hoảng sợ về hiệu suất, tốc độ kinh khủng của nó; nhưng thiết kế đã phải hy sinh một số phần để đạt được vận tốc, độ cao và tốc độ leo cao lớn.
Tuy nhiên MiG-25 thiếu khả năng cơ động khi đang bay ở các vận tốc đánh chặn, bán kính hoạt động hạn chế; do vậy yêu cầu của VPVO là phát triển một mẫu máy bay đánh chặn vượt trội MiG-25. Yêu cầu đã được đáp ứng, Phòng thiết kế Mikoyan đưa ra mẫu máy bay đánh chặn mới có tên là MiG-31, được phát triển trên chính chiếc MiG-25, nên nhìn bề ngoài cả hai loại máy bay có hình dánh tương đối giống nhau; nhưng MiG-31 dài hơn với một khoang nữa cho phi công sử dụng vũ khí.
Máy bay MiG-31 có nhiều cải tiến cả về khung thân, hệ thống điện tử, sức chứa nhiên liệu cũng được tăng lên cùng với động cơ tuốc bin phản lực đời mới có hiệu suất vượt trội, cho phép nó bay xa hơn MiG-25.
Với tốc độ Mach 2,83 (tương đương 3,000 km/h), "sát thủ" MiG-31 được coi là tiêm kích đánh chặn có tốc độ cao nhất thế giới từ trước đến nay. Một biên đội 4 chiếc MiG-31 có thể quản lý vùng trời rộng 800x900 km, phù hợp với không phận rộng lớn của Nga. Hiện nay, MiG-31 là máy bay đánh chặn tầm xa tiêu chuẩn của lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga, và dự kiến sẽ phục vụ đến tận những năm 2030.
Một phiên bản nâng cấp giữa vòng đời hiện đang được thực hiện, đó là phiên bản MiG-31BSM. Việc sửa đổi này tích hợp nhiều vũ khí tấn công mới vào MiG-31 và hiện đại hóa hầu hết các hệ thống, nhất là hệ thống điện tử. MiG-31 cũng được chọn làm máy bay phóng cho tên lửa đạn đạo siêu thanh Kinzhal.
Vào tháng 8/2018, các tập đoàn thiết kế máy bay của Nga tuyên bố công việc thiết kế một mẫu máy bay đánh chặn thế hệ tiếp theo nhằm thay thế MiG-31 đã bắt đầu. Theo quy ước đặt tên cho các dự án máy bay thế hệ mới của Nga, dự án đánh chặn mới được gọi là PAK DP, hay máy bay đánh chặn tầm xa của Tổ hợp hàng không tiềm năng.
Việc tiếp tục một dòng máy bay đánh chặn chuyên dụng có còn cần thiết nữa hay không, đây là câu hỏi gây tranh luận; bởi vì máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 có thể hoàn thành vai trò tương tự như MiG-31; Su-57 được trang bị radar rất tiên tiến, có thể bay ở tốc độ siêu âm mà không cần bật chế độ đốt sau và được trang bị tên lửa không đối không tầm xa. Không chỉ Su-57, mà ngay cả các loại Su-27/30/35 cũng đều có thể đảm nhiệm được vai trò; vậy tại sao Nga vẫn coi chương trình PAK DP là cần thiết?
Câu trả lời đầu tiên là PAK DP sẽ phát triển trên nền tảng của MiG-31 và MiG-25 trước đó; một mẫu máy bay xa, mang được nhiều vũ khí, trong khi có tốc độ rất cao để tuần tra trong phạm vi không phận rộng lớn của nước Nga.
Một lý do khác có thể là Nga mong muốn giữ cho Tập đoàn chế tạo máy bay MiG tồn tại; trên thực tế, Tập đoàn Sukhoi đã thực hiện phần lớn công việc thiết kế và có tên gắn liền với thương hiệu PAK FA (tên đầu tiên của Su-57); MiG cần một dự án thế hệ tiếp theo của riêng họ để duy trì sự tồn tại. MiG-35 tuy tiên tiến nhưng vẫn không thuộc gia đình PAK của hiện tại và trong tương lai; ngay chính trong lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga sẽ không còn máy bay dòng MiG hoạt động.
Lý do cuối cùng là VVS có thể muốn lực lượng đánh chặn của họ đủ sức chống lại sự phát triển của công nghệ UAV trong tương lai, mặc dù Su-57 rất nhanh, nhưng về tốc độ so với MiG-31 có lẽ thấp hơn.
UAV kết hợp một số công nghệ sẽ là phương tiện tiến công đường không trong tương lai. VVS có thể cần một chiếc máy bay đánh chặn thực sự có thể giữ cho không phận rộng lớn của họ an toàn./.
Video MIG-31 đã đánh bại máy bay nhanh nhất thế giới của Mỹ như thế nào? - Nguồn: Tin Quân sự@Youtube