Theo những thông tin mới nhất được truyền thông quốc tế đăng tải, Ba Lan đã chính thức ký hợp đồng trị giá 4,6 tỷ USD với Lockheed Martin để mua 32 máy bay tiêm kích F-35A. Nguồn ảnh: BMPD.Giá trị hợp đồng 4,6 tỷ USD này ít hơn 1,9 tỷ USD so với dự đoán của Ba Lan khi bắt đầu thoả thuận với Mỹ về việc mua 32 máy bay tiêm kích F-35A hồi năm 2019 vừa rồi. Nguồn ảnh: BMPD.Một trong những nguyên nhân chính về việc Ba Lan có thể mua các chiến đấu cơ F-35A với giá rẻ hơn so với trước đây là do tốc độ sản xuất cũng như chi phí sản xuất của F-35 hiện nay đang càng ngày càng giảm. Nguồn ảnh: BMPD.Số tiền 4,6 tỷ USD trên bao gồm cả chi phí để đào tạo phi công Ba Lan ở Mỹ, đào tạo nhân lực bảo dưỡng F-35, xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ loại tiêm kích này cũng như chi phí vật tư, phụ tùng thay thế trong tương lai. Nguồn ảnh: BMPD.Cụ thể, Ba Lan sẽ đưa 24 phi công sang Mỹ đào tạo kèm theo đó là 100 nhân lực mặt đất bao gồm kỹ sư, thợ máy và kỹ sư vũ khí. Nguồn ảnh: BMPD.Theo dự đoán, Ba Lan sẽ nhận những chiếc tiêm kích F-35A đầu tiên vào năm 2024. Trong các năm sau đó, mỗi năm Ba Lan sẽ nhận từ 4 tới 6 chiếc F-35A Block 4 cho tới kh iddur 32 chiếc. Nguồn ảnh: BMPD.Những chiếc tiêm kích F-35A đầu tiên tới tay Ba Lan sẽ được sản xuất ở lô thứ 16 của dây chuyền lắp ráp F-35. So với những lô hàng đầu tiên, lô thứ 16 sẽ có giá thành xuất xưởng thấp hơn nhiều khi chi phí sản xuất và quá trình lắp ráp được tối ưu hoá. Nguồn ảnh: BMPD.Phía Ba Lan dự tính, nước này sẽ đưa phi đội F-35 đầu tiên (bao gồm từ 12 tới 16 chiếc kể cả máy bay dự trữ) vào hoạt động trong năm 2028 và phi đội thứ hai sẽ vào hoạt động trong năm 2030. Nguồn ảnh: BMPD.Việc Ba Lan - một quốc gia có biên giới giáp với Nga đưa F-35 vào hoạt động với số lượng lớn trong tương lai rất có thể sẽ trở thành "cái gai trong mắt" Moscow. Nguồn ảnh: BMPD.Mời độc giả xem Video: Cận cảnh F-35 và siêu cơ B-2 Spirit tiếp nhiên liệu trên không.
Theo những thông tin mới nhất được truyền thông quốc tế đăng tải, Ba Lan đã chính thức ký hợp đồng trị giá 4,6 tỷ USD với Lockheed Martin để mua 32 máy bay tiêm kích F-35A. Nguồn ảnh: BMPD.
Giá trị hợp đồng 4,6 tỷ USD này ít hơn 1,9 tỷ USD so với dự đoán của Ba Lan khi bắt đầu thoả thuận với Mỹ về việc mua 32 máy bay tiêm kích F-35A hồi năm 2019 vừa rồi. Nguồn ảnh: BMPD.
Một trong những nguyên nhân chính về việc Ba Lan có thể mua các chiến đấu cơ F-35A với giá rẻ hơn so với trước đây là do tốc độ sản xuất cũng như chi phí sản xuất của F-35 hiện nay đang càng ngày càng giảm. Nguồn ảnh: BMPD.
Số tiền 4,6 tỷ USD trên bao gồm cả chi phí để đào tạo phi công Ba Lan ở Mỹ, đào tạo nhân lực bảo dưỡng F-35, xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ loại tiêm kích này cũng như chi phí vật tư, phụ tùng thay thế trong tương lai. Nguồn ảnh: BMPD.
Cụ thể, Ba Lan sẽ đưa 24 phi công sang Mỹ đào tạo kèm theo đó là 100 nhân lực mặt đất bao gồm kỹ sư, thợ máy và kỹ sư vũ khí. Nguồn ảnh: BMPD.
Theo dự đoán, Ba Lan sẽ nhận những chiếc tiêm kích F-35A đầu tiên vào năm 2024. Trong các năm sau đó, mỗi năm Ba Lan sẽ nhận từ 4 tới 6 chiếc F-35A Block 4 cho tới kh iddur 32 chiếc. Nguồn ảnh: BMPD.
Những chiếc tiêm kích F-35A đầu tiên tới tay Ba Lan sẽ được sản xuất ở lô thứ 16 của dây chuyền lắp ráp F-35. So với những lô hàng đầu tiên, lô thứ 16 sẽ có giá thành xuất xưởng thấp hơn nhiều khi chi phí sản xuất và quá trình lắp ráp được tối ưu hoá. Nguồn ảnh: BMPD.
Phía Ba Lan dự tính, nước này sẽ đưa phi đội F-35 đầu tiên (bao gồm từ 12 tới 16 chiếc kể cả máy bay dự trữ) vào hoạt động trong năm 2028 và phi đội thứ hai sẽ vào hoạt động trong năm 2030. Nguồn ảnh: BMPD.
Việc Ba Lan - một quốc gia có biên giới giáp với Nga đưa F-35 vào hoạt động với số lượng lớn trong tương lai rất có thể sẽ trở thành "cái gai trong mắt" Moscow. Nguồn ảnh: BMPD.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh F-35 và siêu cơ B-2 Spirit tiếp nhiên liệu trên không.