Azerbaijan vừa xác nhận vụ việc một cường kích Su-25 của nước này bị Armenia bắn hạ hồi tháng mười vừa rồi. Vụ việc xảy ra ở khu vực Karabakh - nơi từng diễn ra giao tranh ác liệt giữa các bên. Nguồn ảnh: BMDP.Trước đó, dù Armenia tuyên bố đã bắn hạ chiếc cường kích này của Azerbaijan cùng nhiều chiếc khác, tuy nhiên phía Azerbaijan vẫn chưa hề lên tiếng xác nhận vụ việc cho tới tận hôm 27/12 vừa rồi. Nguồn ảnh: BMDP.Giới chức quân sự phía Azerbaijan cho biết, cường kích cơ Su-25 của nước này đã bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không tầm ngắn của đối phương ngay sau khi vừa thực hiện xong một pha tấn công. Nguồn ảnh: BMDP.Ngoài ra, phía Azerbaijan cũng cho biết phi công đã thiệt mạng trong vụ việc nhưng cũng không loại trừ khả năng phi công đã bị bắt giữ. Nguồn ảnh: BMDP.Truyền thông nước này lại khẳng định phi công trên chiếc cường kích Su-25 đã đâm thẳng vào "mục tiêu có giá trị của đối phương" sau khi bị bắn hạ. Nguồn ảnh: BMDP.Thực tế, những thông tin được phía Azerbaijan đưa ra cũng không có gì mới và chủ yếu vẫn là những điều mà Armenia đã tuyên bố từ trước, ngoại trừ việc phi công cường kích Su-25 đã tận dụng chiếc phi cơ của mình để đâm vào mục tiêu đối phương. Nguồn ảnh: BMDP.Trước đó, Armenia cũng tuyên bố đã bắn hạ nhiều máy bay của Azerbaijan nhưng hiện tại, phía Baku vẫn chưa lên tiếng xác nhận vụ việc, bản thân Armenia cũng không công bố nhiều hình ảnh về xác máy bay của Azerbaijan đã bị bắn hạ. Nguồn ảnh: BMDP.Su-25 là loại cường kích cơ hỗ trợ mặt đất được Liên Xô phát triển trong quá khứ, loại máy bay này được sử dụng rất phổ biến ở các quốc gia Đông Âu thuộc Liên Xô cũ. Nguồn ảnh: BMDP.Có giá khá rẻ chỉ khoảng 11 triệu USD cho mỗi chiếc, cường kích cơ Su-25 dù tới nay đã hơn 40 tuổi vẫn được sử dụng rộng rãi trong lực lượng không quân Nga, không quân Bulgaria, Ukraine và thậm chí là Hàn Quốc. Nguồn ảnh: BMDP.Theo thông tin được tổ chức nghiên cứu hòa bình quốc tế công bố, cả Armenia và Azerbaijan đều đang sở hữu loại máy bay này trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: BMDP.Trong khi phía Azerbaijan có sở hữu ít nhất năm chiếc Su-25 thì ở phía đối diện, Armenia sở hữu ít nhất 15 chiếc bao gồm ba phiên bản là Su-25, Su-25K và Su-25UBK. Nguồn ảnh: BMDP. Cận cảnh sức mạnh của cường kích Su-25 khi tấn công mục tiêu mặt đất.
Azerbaijan vừa xác nhận vụ việc một cường kích Su-25 của nước này bị Armenia bắn hạ hồi tháng mười vừa rồi. Vụ việc xảy ra ở khu vực Karabakh - nơi từng diễn ra giao tranh ác liệt giữa các bên. Nguồn ảnh: BMDP.
Trước đó, dù Armenia tuyên bố đã bắn hạ chiếc cường kích này của Azerbaijan cùng nhiều chiếc khác, tuy nhiên phía Azerbaijan vẫn chưa hề lên tiếng xác nhận vụ việc cho tới tận hôm 27/12 vừa rồi. Nguồn ảnh: BMDP.
Giới chức quân sự phía Azerbaijan cho biết, cường kích cơ Su-25 của nước này đã bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không tầm ngắn của đối phương ngay sau khi vừa thực hiện xong một pha tấn công. Nguồn ảnh: BMDP.
Ngoài ra, phía Azerbaijan cũng cho biết phi công đã thiệt mạng trong vụ việc nhưng cũng không loại trừ khả năng phi công đã bị bắt giữ. Nguồn ảnh: BMDP.
Truyền thông nước này lại khẳng định phi công trên chiếc cường kích Su-25 đã đâm thẳng vào "mục tiêu có giá trị của đối phương" sau khi bị bắn hạ. Nguồn ảnh: BMDP.
Thực tế, những thông tin được phía Azerbaijan đưa ra cũng không có gì mới và chủ yếu vẫn là những điều mà Armenia đã tuyên bố từ trước, ngoại trừ việc phi công cường kích Su-25 đã tận dụng chiếc phi cơ của mình để đâm vào mục tiêu đối phương. Nguồn ảnh: BMDP.
Trước đó, Armenia cũng tuyên bố đã bắn hạ nhiều máy bay của Azerbaijan nhưng hiện tại, phía Baku vẫn chưa lên tiếng xác nhận vụ việc, bản thân Armenia cũng không công bố nhiều hình ảnh về xác máy bay của Azerbaijan đã bị bắn hạ. Nguồn ảnh: BMDP.
Su-25 là loại cường kích cơ hỗ trợ mặt đất được Liên Xô phát triển trong quá khứ, loại máy bay này được sử dụng rất phổ biến ở các quốc gia Đông Âu thuộc Liên Xô cũ. Nguồn ảnh: BMDP.
Có giá khá rẻ chỉ khoảng 11 triệu USD cho mỗi chiếc, cường kích cơ Su-25 dù tới nay đã hơn 40 tuổi vẫn được sử dụng rộng rãi trong lực lượng không quân Nga, không quân Bulgaria, Ukraine và thậm chí là Hàn Quốc. Nguồn ảnh: BMDP.
Theo thông tin được tổ chức nghiên cứu hòa bình quốc tế công bố, cả Armenia và Azerbaijan đều đang sở hữu loại máy bay này trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: BMDP.
Trong khi phía Azerbaijan có sở hữu ít nhất năm chiếc Su-25 thì ở phía đối diện, Armenia sở hữu ít nhất 15 chiếc bao gồm ba phiên bản là Su-25, Su-25K và Su-25UBK. Nguồn ảnh: BMDP.
Cận cảnh sức mạnh của cường kích Su-25 khi tấn công mục tiêu mặt đất.