Nguồn tin tình báo tiết lộ với các hãng tin Nga rằng, trong cuộc giao tranh hôm 27/9, Quân đội Armenia đã "mất 22 xe tăng, 15 hệ thống tên lửa phòng không Osa, 8 khẩu pháo và 18 máy bay không người lái (UAV)".Đặc biệt, tổn thất của quân đội Armenia theo ước tính của phía Azerbaijan vào khoảng 550 quân nhân (bao gồm cả chết và bị thương).Lực lượng vũ trang Azerbaijan cũng chia sẻ một đoạn video cho thấy các xe bọc thép hạng nặng của quân đội Armenia bị phá hủy. Ngoài ra, họ còn "xóa sổ 3 kho đạn dược của đối phương".Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Armenia nói với đài RT rằng phía Azerbaijan tấn công họ bằng pháo binh và xe bọc thép cùng hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1.Phản ứng lại với thông tin này, trước mắt Armenia cho rằng con số 550 người là vô căn cứ, còn lại họ chưa bình luận gì về số khí tài mà Azerbaijan tuyên bố đã phá hủy.Giao tranh ác liệt nổ ra vào sáng 27/9 (giờ GMT) tại vùng Nagorno-Karabakh – được quốc tế công nhận là lãnh thổ của Azerbaijan nhưng hiện do Armenia kiểm soát. Hiện vẫn chưa rõ điều gì đã châm ngòi cho các cuộc đụng độ.AP dẫn lời nhà chức trách Nagorno-Karabakh cho hay pháo binh đã tấn công thủ phủ Stepanakert của vùng này và các thị trấn Martaker, Martuni. Ngược lại, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Armenia Artsrun Hovhannisyan tố Azerbaijan tấn công lãnh thổ Armenia gần thị trấn Vardenis.Các cuộc xung đột dữ dội giữa lực lượng Armenia và Azerbaijan tiếp diễn từ tối 27/9 đến sáng 28/9 dọc biên giới khu vực Nagorno-Karabakh. Cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng cục bộ và báo cáo gây thương vong nặng nề cho đối phương.Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã ra lệnh thiết quân luật ở một số khu vực của đất nước, đồng thời kêu gọi giới nghiêm tại các thành phố lớn. Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Aliyev xác nhận "có những tổn thất về phía lực lượng Azerbaijan và dân thường do Armenia bắn phá". Ông cũng khẳng định "nhiều thiết bị quân sự của đối phương đã bị phá hủy".Ngay sau cuộc chạm súng, quốc tế cũng nhanh chóng lên tiếng. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đang làm việc để thúc đẩy các bên ngừng bắn và đàm phán nhằm ổn định tình hình. Thủ tướng Albania Edi Rama, Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), kêu gọi các bên ngừng giao tranh.Bộ trưởng Ngoại giao Javad Zarif của Iran, quốc gia có biên giới với cả Azerbaijan và Armenia, kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch ngay lập tức và thúc giục đối thoại để giải quyết những khác biệt.Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27/9 nói rằng Washington đang xem xét những gì có thể để ngăn chặn căng thẳng bùng phát ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Video Nga cho Armenia vay 200 triệu USD để hiện đại hóa lực lượng vũ trang - Nguồn: QPVN
Nguồn tin tình báo tiết lộ với các hãng tin Nga rằng, trong cuộc giao tranh hôm 27/9, Quân đội Armenia đã "mất 22 xe tăng, 15 hệ thống tên lửa phòng không Osa, 8 khẩu pháo và 18 máy bay không người lái (UAV)".
Đặc biệt, tổn thất của quân đội Armenia theo ước tính của phía Azerbaijan vào khoảng 550 quân nhân (bao gồm cả chết và bị thương).
Lực lượng vũ trang Azerbaijan cũng chia sẻ một đoạn video cho thấy các xe bọc thép hạng nặng của quân đội Armenia bị phá hủy. Ngoài ra, họ còn "xóa sổ 3 kho đạn dược của đối phương".
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Armenia nói với đài RT rằng phía Azerbaijan tấn công họ bằng pháo binh và xe bọc thép cùng hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1.
Phản ứng lại với thông tin này, trước mắt Armenia cho rằng con số 550 người là vô căn cứ, còn lại họ chưa bình luận gì về số khí tài mà Azerbaijan tuyên bố đã phá hủy.
Giao tranh ác liệt nổ ra vào sáng 27/9 (giờ GMT) tại vùng Nagorno-Karabakh – được quốc tế công nhận là lãnh thổ của Azerbaijan nhưng hiện do Armenia kiểm soát. Hiện vẫn chưa rõ điều gì đã châm ngòi cho các cuộc đụng độ.
AP dẫn lời nhà chức trách Nagorno-Karabakh cho hay pháo binh đã tấn công thủ phủ Stepanakert của vùng này và các thị trấn Martaker, Martuni. Ngược lại, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Armenia Artsrun Hovhannisyan tố Azerbaijan tấn công lãnh thổ Armenia gần thị trấn Vardenis.
Các cuộc xung đột dữ dội giữa lực lượng Armenia và Azerbaijan tiếp diễn từ tối 27/9 đến sáng 28/9 dọc biên giới khu vực Nagorno-Karabakh. Cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng cục bộ và báo cáo gây thương vong nặng nề cho đối phương.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã ra lệnh thiết quân luật ở một số khu vực của đất nước, đồng thời kêu gọi giới nghiêm tại các thành phố lớn. Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Aliyev xác nhận "có những tổn thất về phía lực lượng Azerbaijan và dân thường do Armenia bắn phá". Ông cũng khẳng định "nhiều thiết bị quân sự của đối phương đã bị phá hủy".
Ngay sau cuộc chạm súng, quốc tế cũng nhanh chóng lên tiếng. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đang làm việc để thúc đẩy các bên ngừng bắn và đàm phán nhằm ổn định tình hình. Thủ tướng Albania Edi Rama, Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), kêu gọi các bên ngừng giao tranh.
Bộ trưởng Ngoại giao Javad Zarif của Iran, quốc gia có biên giới với cả Azerbaijan và Armenia, kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch ngay lập tức và thúc giục đối thoại để giải quyết những khác biệt.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27/9 nói rằng Washington đang xem xét những gì có thể để ngăn chặn căng thẳng bùng phát ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.
Video Nga cho Armenia vay 200 triệu USD để hiện đại hóa lực lượng vũ trang - Nguồn: QPVN