Một ông lão nhặt được khúc gỗ có hình thù kỳ lạ, khi đi chặt củi trên núi. Vì tò mò, ông không dùng nó làm củi mà mang tới một người buôn gỗ trong làng. Người này nhận ra đó là gỗ nhai bách quý hiếm và mua lại với giá rẻ. Sau đó, ông lão biết giá trị thật của khúc gỗ và cảm thấy hối tiếc. (Ảnh: Tri thức trẻ)Gỗ nhai bách, được biết đến như cây hạt trần quý giá nhất, mọc ở các vách đá của dãy núi Thái Hành Sơn, Trung Quốc. Nó phát triển trong môi trường khắc nghiệt, có mật độ gỗ cao, nhiều dầu và mùi thơm dịu. Gỗ nhai bách rất quý hiếm, không thể tái tạo và thường được tìm thấy dưới dạng rễ hoặc thân cây đã chết. Hương thơm của nó được ví như báu vật của tự nhiên. (Ảnh: Sohu)Chuyên gia sưu tầm Ngụy Lỗi ca ngợi loại gỗ này vì tính khan hiếm và sức sống bền bỉ. Chỉ 1/1000 cây sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và các cây nhai bách tìm thấy rất hiếm. (Ảnh: Cổ mộc hương)Cây nhai bách (Thuja sutchuenensis) cao từ 5 – 60m, thuộc nhóm thân gỗ.Thân cây có vảy, vỏ cây màu nâu, xám nâu đỏ kèm mùi hương thơm đặc trưng. Cành cây dày, tán lá rộng, dạng lá kim có màu xanh hoặc xanh nâu. (Ảnh: Cổ mộc hương)Gỗ nhai bách có 2 màu: phần vỏ gỗ trắng, phần lõi màu hồng nhạt, còn được gọi là “gỗ song sắc” hoặc “gỗ lũa nhai bách”. Thớ gỗ nhẵn mịn, vân gỗ được sắp xếp trăm nghìn lớp tinh tế, có giá trị thẩm mỹ cao. Cấu tạo gỗ chắc chắn, không bị mối mọt hay nứt nẻ trong điều kiện tự nhiên. (Ảnh:Tân Hoa Xã)Nhai bách không chỉ nổi tiếng với độ bền mà còn với hương thơm đặc biệt, được ví như "vitamin không khí", có tác dụng cải thiện sức khỏe và tinh thần. (Ảnh:Etsy)Ngoài giá trị thẩm mỹ, gỗ nhai bách còn được coi là một di sản văn hóa quý giá, đại diện cho sự kết hợp hoàn hảo giữa tự nhiên và thời gian. (Ảnh:Dinnerware Set)Sự khan hiếm và không thể tái tạo làm cho gỗ nhai bách trở thành một báu vật thực sự, đòi hỏi những nỗ lực bảo tồn đặc biệt để bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên này cho các thế hệ tương lai. (Ảnh:Dreamstime)Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cây hiếm khi nở hoa, cứ nở là được coi như điềm báo.
Một ông lão nhặt được khúc gỗ có hình thù kỳ lạ, khi đi chặt củi trên núi. Vì tò mò, ông không dùng nó làm củi mà mang tới một người buôn gỗ trong làng. Người này nhận ra đó là gỗ nhai bách quý hiếm và mua lại với giá rẻ. Sau đó, ông lão biết giá trị thật của khúc gỗ và cảm thấy hối tiếc. (Ảnh: Tri thức trẻ)
Gỗ nhai bách, được biết đến như cây hạt trần quý giá nhất, mọc ở các vách đá của dãy núi Thái Hành Sơn, Trung Quốc. Nó phát triển trong môi trường khắc nghiệt, có mật độ gỗ cao, nhiều dầu và mùi thơm dịu. Gỗ nhai bách rất quý hiếm, không thể tái tạo và thường được tìm thấy dưới dạng rễ hoặc thân cây đã chết. Hương thơm của nó được ví như báu vật của tự nhiên. (Ảnh: Sohu)
Chuyên gia sưu tầm Ngụy Lỗi ca ngợi loại gỗ này vì tính khan hiếm và sức sống bền bỉ. Chỉ 1/1000 cây sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và các cây nhai bách tìm thấy rất hiếm. (Ảnh: Cổ mộc hương)
Cây nhai bách (Thuja sutchuenensis) cao từ 5 – 60m, thuộc nhóm thân gỗ.Thân cây có vảy, vỏ cây màu nâu, xám nâu đỏ kèm mùi hương thơm đặc trưng. Cành cây dày, tán lá rộng, dạng lá kim có màu xanh hoặc xanh nâu. (Ảnh: Cổ mộc hương)
Gỗ nhai bách có 2 màu: phần vỏ gỗ trắng, phần lõi màu hồng nhạt, còn được gọi là “gỗ song sắc” hoặc “gỗ lũa nhai bách”. Thớ gỗ nhẵn mịn, vân gỗ được sắp xếp trăm nghìn lớp tinh tế, có giá trị thẩm mỹ cao. Cấu tạo gỗ chắc chắn, không bị mối mọt hay nứt nẻ trong điều kiện tự nhiên. (Ảnh:Tân Hoa Xã)
Nhai bách không chỉ nổi tiếng với độ bền mà còn với hương thơm đặc biệt, được ví như "vitamin không khí", có tác dụng cải thiện sức khỏe và tinh thần. (Ảnh:Etsy)
Ngoài giá trị thẩm mỹ, gỗ nhai bách còn được coi là một di sản văn hóa quý giá, đại diện cho sự kết hợp hoàn hảo giữa tự nhiên và thời gian. (Ảnh:Dinnerware Set)
Sự khan hiếm và không thể tái tạo làm cho gỗ nhai bách trở thành một báu vật thực sự, đòi hỏi những nỗ lực bảo tồn đặc biệt để bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên này cho các thế hệ tương lai. (Ảnh:Dreamstime)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cây hiếm khi nở hoa, cứ nở là được coi như điềm báo.