Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Australia Patrick Conroy ngày 21/10 thông báo nước này sẽ chi 4,7 tỷ USD để mua tên lửa đánh chặn hiện đại SM-6 và SM-2 Block IIIC do Mỹ sản xuất."Chúng tôi đang đối mặt với môi trường địa chiến lược phức tạp nhất kể từ sau Thế chiến II", ông Patrick Conroy nói.Bộ trưởng Australia ca ngợi SM-6 và SM-2 Block IIIC là "những tên lửa hàng đầu thế giới", nhấn mạnh chúng sẽ giúp Australia răn đe đối thủ, bảo vệ người dân và lợi ích quốc gia.Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles cùng ngày cho biết tên lửa SM-6 sẽ được trang bị cho ba tàu khu trục phòng không lớp Hobart, sau đó là các hộ vệ hạm săn ngầm lớp Hunter đang phát triển."Tên lửa SM-6 và SM-2 Block IIIC sẽ giúp hải quân Australia tấn công mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ khoảng cách xa, đồng thời cung cấp năng lực phòng thủ trước tên lửa đạn đạo đang lao xuống mục tiêu", ông Marles khẳng định.Sở hữu những đặc tính vượt trội, thậm chí là độc nhất vô nhị so với mọi đối thủ trên thế giới, tên lửa đánh chặn Raytheon RIM-174 (SM-6) của hải quân Mỹ là hình mẫu và niềm mơ ước của nhiều cường quốc quân sự.Mỗi quả đạn tên lửa đánh chặn SM-6 có giá khoảng 4,3 triệu USD.Nhiệm vụ thiết kế chính đặt ra cho SM-6 đó là phòng không tầm xa cấp chiến thuật dành cho chiến hạm, nhằm bảo vệ cũng như mở rộng phạm vi chống lại tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái và máy bay chiến đấu của đối phương.Tuy vậy SM-6 thực chất lại là tên lửa đa năng khi đảm đương được cả vai trò tên lửa đối hạm chống tàu mặt nước và đánh chặn tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối (tính năng tương tự như THAAD).Thông số kỹ thuật của tên lửa SM-6 cực kỳ ấn tượng khi có thể vươn tới cự ly 240 km, tốc độ hành trình Mach 3,5 (trên 4.000 km/h), mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 64 kg đi kèm đầu dò radar chủ động cực nhạy.Ngoài ra tên lửa còn có kích thước rất nhỏ gọn, tối ưu hóa cho khả năng diệt mục tiêu bay bám biển ở vận tốc siêu âm, nó dễ dàng triển khai từ bệ phóng thẳng đứng đa năng Mk 41 tiêu chuẩn.Không chỉ có vậy, Lục quân Mỹ đã ký kết một thỏa thuận trị giá 339,3 triệu USD để phát triển hệ thống phóng mặt đất sử dụng được các tên lửa SM-6 trong vai trò tên lửa hành trình tấn công chiến thuật.SM-6 có tốc độ rất cao trong giai đoạn cuối của quỹ đạo đường đạn, lợi thế này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa tên lửa mặt đất của Mỹ và các đối thủ hàng đầu, vốn đã đưa vào khai thác sử dụng tên lửa hành trình siêu thanh.Thậm chí Tập đoàn Raytheon còn nghiên cứu một phiên bản đặc biệt của tên lửa SM-6, trong biến thể này vận tốc tối đa được nâng lên tới Mach 5 đi kèm đầu dò radar chủ động tinh vi.Tức là phiên bản SM-6 nói trên hoàn toàn có thể được tích hợp vào máy bay chiến đấu để trở thành một tên lửa không đối không tầm xa cực kỳ lợi hại, đủ khả năng tiêu diệt cả máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không.Tập đoàn quốc phòng Raytheon từng nâng cấp phần mềm của SM-6 để bổ sung năng lực đối phó các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm trung, đồng thời phát triển khả năng đánh chặn vũ khí siêu vượt âm.
Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Australia Patrick Conroy ngày 21/10 thông báo nước này sẽ chi 4,7 tỷ USD để mua tên lửa đánh chặn hiện đại SM-6 và SM-2 Block IIIC do Mỹ sản xuất.
"Chúng tôi đang đối mặt với môi trường địa chiến lược phức tạp nhất kể từ sau Thế chiến II", ông Patrick Conroy nói.
Bộ trưởng Australia ca ngợi SM-6 và SM-2 Block IIIC là "những tên lửa hàng đầu thế giới", nhấn mạnh chúng sẽ giúp Australia răn đe đối thủ, bảo vệ người dân và lợi ích quốc gia.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles cùng ngày cho biết tên lửa SM-6 sẽ được trang bị cho ba tàu khu trục phòng không lớp Hobart, sau đó là các hộ vệ hạm săn ngầm lớp Hunter đang phát triển.
"Tên lửa SM-6 và SM-2 Block IIIC sẽ giúp hải quân Australia tấn công mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ khoảng cách xa, đồng thời cung cấp năng lực phòng thủ trước tên lửa đạn đạo đang lao xuống mục tiêu", ông Marles khẳng định.
Sở hữu những đặc tính vượt trội, thậm chí là độc nhất vô nhị so với mọi đối thủ trên thế giới, tên lửa đánh chặn Raytheon RIM-174 (SM-6) của hải quân Mỹ là hình mẫu và niềm mơ ước của nhiều cường quốc quân sự.
Mỗi quả đạn tên lửa đánh chặn SM-6 có giá khoảng 4,3 triệu USD.
Nhiệm vụ thiết kế chính đặt ra cho SM-6 đó là phòng không tầm xa cấp chiến thuật dành cho chiến hạm, nhằm bảo vệ cũng như mở rộng phạm vi chống lại tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái và máy bay chiến đấu của đối phương.
Tuy vậy SM-6 thực chất lại là tên lửa đa năng khi đảm đương được cả vai trò tên lửa đối hạm chống tàu mặt nước và đánh chặn tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối (tính năng tương tự như THAAD).
Thông số kỹ thuật của tên lửa SM-6 cực kỳ ấn tượng khi có thể vươn tới cự ly 240 km, tốc độ hành trình Mach 3,5 (trên 4.000 km/h), mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 64 kg đi kèm đầu dò radar chủ động cực nhạy.
Ngoài ra tên lửa còn có kích thước rất nhỏ gọn, tối ưu hóa cho khả năng diệt mục tiêu bay bám biển ở vận tốc siêu âm, nó dễ dàng triển khai từ bệ phóng thẳng đứng đa năng Mk 41 tiêu chuẩn.
Không chỉ có vậy, Lục quân Mỹ đã ký kết một thỏa thuận trị giá 339,3 triệu USD để phát triển hệ thống phóng mặt đất sử dụng được các tên lửa SM-6 trong vai trò tên lửa hành trình tấn công chiến thuật.
SM-6 có tốc độ rất cao trong giai đoạn cuối của quỹ đạo đường đạn, lợi thế này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa tên lửa mặt đất của Mỹ và các đối thủ hàng đầu, vốn đã đưa vào khai thác sử dụng tên lửa hành trình siêu thanh.
Thậm chí Tập đoàn Raytheon còn nghiên cứu một phiên bản đặc biệt của tên lửa SM-6, trong biến thể này vận tốc tối đa được nâng lên tới Mach 5 đi kèm đầu dò radar chủ động tinh vi.
Tức là phiên bản SM-6 nói trên hoàn toàn có thể được tích hợp vào máy bay chiến đấu để trở thành một tên lửa không đối không tầm xa cực kỳ lợi hại, đủ khả năng tiêu diệt cả máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không.
Tập đoàn quốc phòng Raytheon từng nâng cấp phần mềm của SM-6 để bổ sung năng lực đối phó các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm trung, đồng thời phát triển khả năng đánh chặn vũ khí siêu vượt âm.