Trong đợt tập trận này các tàu quân sự cùng tham gia sẽ cùng phối hợp với nhau trong một số tình huống giả định theo dõi kiểm tra 1 số tàu nghi vấn, tại vùng biển ngoài khơi khu vực các quốc gia Đông Nam Á. Đầu tiên, cuộc tập trận Hải quân chung giữa ASEAN và Mỹ sẽ có sự góp mặt của tàu HTMS Krabi hiện đang phục vụ trong biên chế của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.Đây là phiên bản cải tiến từ lớp tàu River từng phục vụ trong biên chế Hải quân Hoàng gia Anh. Tàu có trọng tải 2000 tấn, được Hải quân Thái Lan trang bị pháo 76mm và pháo 30mm. Nguồn ảnh: Commons.Philippines - quốc gia bốn bề giáp biển cũng sẽ góp mặt trong cuộc tập trận hải quân ASEAN lần này. Thậm chí, lực lượng của Hải quân Philippines còn đông đảo hơn cả với hai tàu cùng góp mặt, trong đó có tàu BRP Gregorio del Pilar. Nguồn ảnh: Commons.Trong thời gian từ năm 1967 tới năm 2011, tàu BRP Gregorio del Pilar đã phục vụ trong biên chế của Tuần duyên Mỹ. Tới năm 2011, ngay sau khi loại biên tàu đã được phía Mỹ tặng cho Philippines. Nguồn ảnh: Commons.Tàu thứ hai của Philippines tham gia cuộc tập trận hải quân này mang tên BRP Ramon Alcaraz. Con tàu này cũng có "xuất thân" giống với chiếc BRP Gregorio del Pilar kể trên và đã được phục vụ Hải quân Philippines từ năm 2012 tới nay. Nguồn ảnh: Commons.Về cơ bản, hai tàu được Philippines mang đi tập trận chung ASEAN đều có trọng tài 3250 tấn, sử dụng động cơ diesel công suất 36.000 mã lực, tốc độ tối đa 54 km/h và được trang bị các loại vũ khí bao gồm hải pháo 76mm, pháo tự động 25mm và bốn súng máy 12,7mm. Nguồn ảnh: Commons.Myanmar - quốc gia có năng lực sản xuất tàu chiến xuất sắc nhất Đông Nam Á góp mặt tại cuộc tập trận hải quân này với khinh hạm Kyan Sittha. Đây là loại khinh hạm "của nhà trồng được" từ Myanmar và đã được nhập biên từ năm 2014. Nguồn ảnh: Commons.Khinh hạm Myanmar này có trọng tải 3000 tấn, tàu có cấu hình vũ khí rất ấn tượng bao gồm 8 ống phóng tên lửa chống hạm C-802, 6 ống phóng tên lửa Igla, 1 hải pháo 76mm, 3 pháo cao tốc 30mm. Nguồn ảnh: Vntoday.Trong cuộc tập trận chung hải quân ASEAN lần này Việt Nam sẽ mang tàu Hải quân 18 đi góp mặt. Đây là một trong hai hộ vệ hạm mạnh nhất của Hải quân Việt Nam mới được Hàn Quốc bàn giao trong năm 2018. Nguồn ảnh: Flickr.Về cơ bản, các tàu hộ vệ hạm lớp Pohang của Việt Nam đã được cải biên, thay đổi cấu hình vũ khí giúp tàu có khả năng tác chiến trên biển hiệu quả hơn. Ở phiên bản gốc, tàu có khả năng săn ngầm vượt trội, tốt hơn gần như mọi loại tàu khác đang được sử dụng trong biên chế Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.Mời độc giả xem Video: Cận cảnh bên trong tàu Pohang của Hàn Quốc.
Trong đợt tập trận này các tàu quân sự cùng tham gia sẽ cùng phối hợp với nhau trong một số tình huống giả định theo dõi kiểm tra 1 số tàu nghi vấn, tại vùng biển ngoài khơi khu vực các quốc gia Đông Nam Á. Đầu tiên, cuộc tập trận Hải quân chung giữa ASEAN và Mỹ sẽ có sự góp mặt của tàu HTMS Krabi hiện đang phục vụ trong biên chế của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Đây là phiên bản cải tiến từ lớp tàu River từng phục vụ trong biên chế Hải quân Hoàng gia Anh. Tàu có trọng tải 2000 tấn, được Hải quân Thái Lan trang bị pháo 76mm và pháo 30mm. Nguồn ảnh: Commons.
Philippines - quốc gia bốn bề giáp biển cũng sẽ góp mặt trong cuộc tập trận hải quân ASEAN lần này. Thậm chí, lực lượng của Hải quân Philippines còn đông đảo hơn cả với hai tàu cùng góp mặt, trong đó có tàu BRP Gregorio del Pilar. Nguồn ảnh: Commons.
Trong thời gian từ năm 1967 tới năm 2011, tàu BRP Gregorio del Pilar đã phục vụ trong biên chế của Tuần duyên Mỹ. Tới năm 2011, ngay sau khi loại biên tàu đã được phía Mỹ tặng cho Philippines. Nguồn ảnh: Commons.
Tàu thứ hai của Philippines tham gia cuộc tập trận hải quân này mang tên BRP Ramon Alcaraz. Con tàu này cũng có "xuất thân" giống với chiếc BRP Gregorio del Pilar kể trên và đã được phục vụ Hải quân Philippines từ năm 2012 tới nay. Nguồn ảnh: Commons.
Về cơ bản, hai tàu được Philippines mang đi tập trận chung ASEAN đều có trọng tài 3250 tấn, sử dụng động cơ diesel công suất 36.000 mã lực, tốc độ tối đa 54 km/h và được trang bị các loại vũ khí bao gồm hải pháo 76mm, pháo tự động 25mm và bốn súng máy 12,7mm. Nguồn ảnh: Commons.
Myanmar - quốc gia có năng lực sản xuất tàu chiến xuất sắc nhất Đông Nam Á góp mặt tại cuộc tập trận hải quân này với khinh hạm Kyan Sittha. Đây là loại khinh hạm "của nhà trồng được" từ Myanmar và đã được nhập biên từ năm 2014. Nguồn ảnh: Commons.
Khinh hạm Myanmar này có trọng tải 3000 tấn, tàu có cấu hình vũ khí rất ấn tượng bao gồm 8 ống phóng tên lửa chống hạm C-802, 6 ống phóng tên lửa Igla, 1 hải pháo 76mm, 3 pháo cao tốc 30mm. Nguồn ảnh: Vntoday.
Trong cuộc tập trận chung hải quân ASEAN lần này Việt Nam sẽ mang tàu Hải quân 18 đi góp mặt. Đây là một trong hai hộ vệ hạm mạnh nhất của Hải quân Việt Nam mới được Hàn Quốc bàn giao trong năm 2018. Nguồn ảnh: Flickr.
Về cơ bản, các tàu hộ vệ hạm lớp Pohang của Việt Nam đã được cải biên, thay đổi cấu hình vũ khí giúp tàu có khả năng tác chiến trên biển hiệu quả hơn. Ở phiên bản gốc, tàu có khả năng săn ngầm vượt trội, tốt hơn gần như mọi loại tàu khác đang được sử dụng trong biên chế Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh bên trong tàu Pohang của Hàn Quốc.