Những bức ảnh màu cực hiếm về lực lượng Không quân Mỹ trong thời thế chiến thứ hai đã chứng tỏ được uy lực và sức mạnh của lực lượng này dù trước thế chiến, Không quân Mỹ chỉ là một cái tên mờ nhạt trên bản đồ quân sự thế giới. Ảnh: Những máy bay vận tải C-87 của lực lượng Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.Chiến đấu cơ P-51 Mustang của Không lực Hoa Kỳ. Mặc dù không có điểm nổi trội vượt bậc như những chiến đấu cơ của người Anh, Đức, Nhật. Tuy nhiên các chiến đấu cơ của Mỹ lại luôn dẫn đầu về sự ổn định và bền bỉ, ngoài ra mọi tiêu chí của nó đều chỉ ở mức độ "trung bình khá". Nguồn ảnh: QQ.Một chiếc Consolidated PBY Catalina. Đây là loại thủy phi cơ có khả năng tuần tra biển, cứu hộ trên biển, phát hiện-tiêu diệt tàu ngầm. Nguồn ảnh: QQ.Một chiếc Consolidated PBY Catalina nhìn từ phía sau. Khi cất-hạ cánh dưới nước các bánh xe của nó sẽ thu gọn lên thân, do thời kỳ này máy bay trực thăng chưa ra đời nên nhiệm vụ cứu hộ trên biển phụ thuộc hoàn toàn vào những chiếc thủy phi cơ như thế này. Nguồn ảnh: QQ.Cận cảnh một chiếc thủy phi cơ thám sát Vought OS2U "Kingfisher" trên một chiếc tàu khu trục của Mỹ. Chiếc thủy phi cơ này sẽ được cất cánh từ một bệ phóng đặc biệt trên tàu làm nhiệm vụ giám sát trên không, sau đó nó sẽ hạ cánh xuống biển và được tàu khu trục cẩu lên bệ phóng chuẩn bị sẵn sàng cho phi vụ tiếp theo. Nguồn ảnh: QQ.Pháo đài bay B-17 của Không quân Mỹ trong thế chiến thứ hai, tùy vào từng phiên bản khác nhau mà chiếc B-17 có khả năng mang theo từ 2 đến 3,6 tấn bom các loại. Nguồn ảnh: QQ.Chiếc B-17 có tổng cộng 4 động cơ cánh quạt, máy bay ném bom B-17 phục vụ trong lực lượng Không quân Mỹ từ năm 1936 đến khi thế chiến thứ hai kết thúc vào năm 1945 thì nó chính thức được nghỉ hưu. Nguồn ảnh: QQ.Một hàng dài tiêm kích cơ P-51 Mustang đang đậu trên sân bay. Nguồn ảnh: QQ.Một chiếc B-17 dưới ánh hoàng hôn yên bình trên đất Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.Máy bay ném bom hạng trung B-25 của Không lực Mỹ với khả năng chuyên chở được tối đa 1,3 tấn bom. Nguồn ảnh: QQ.Dù lượng bom mang theo không nhiều bằng B-17 tuy nhiên chiếc B-25 được các phi công tin tưởng hơn rất nhiều do khả năng cơ động trên không của nó. Thậm chí trong một số trường hợp B-25 còn có thể không chiến "ngang cơ" so với các tiêm kích của đối phương. Nguồn ảnh: QQ.Máy bay ném bom hạng nhẹ A-20 Havoc. Với khối lượng bom tối đa mang theo được chỉ khoảng 900 kg, chiếc A-20 có khả năng chiến đấu trên không không kém bất cứ mội loại cường kích nào nhất là sau khi nó đã cắt bom xong. Nguồn ảnh: QQ.Một phi đội A-20 Havoc có khả năng làm nhiệm vụ đánh bom mà không cần lực lượng tiêm kích đi cùng bảo vệ vì chúng có hỏa lực và giáp dày kèm theo sự cơ động để đối phó với các tiêm kích cơ của phía đối phương. Nguồn ảnh: QQ.Hai chiếc máy bay huấn luyện hai tầng cánh loại N2S của lực lượng Không quân đóng tại bang Texas, Mỹ. Những chiếc N2S này được sản xuất từ những năm 1934 với giá thành rất rẻ chỉ 10.000 USD cho mỗi chiếc. Nguồn ảnh: QQ.
Những bức ảnh màu cực hiếm về lực lượng Không quân Mỹ trong thời thế chiến thứ hai đã chứng tỏ được uy lực và sức mạnh của lực lượng này dù trước thế chiến, Không quân Mỹ chỉ là một cái tên mờ nhạt trên bản đồ quân sự thế giới. Ảnh: Những máy bay vận tải C-87 của lực lượng Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Chiến đấu cơ P-51 Mustang của Không lực Hoa Kỳ. Mặc dù không có điểm nổi trội vượt bậc như những chiến đấu cơ của người Anh, Đức, Nhật. Tuy nhiên các chiến đấu cơ của Mỹ lại luôn dẫn đầu về sự ổn định và bền bỉ, ngoài ra mọi tiêu chí của nó đều chỉ ở mức độ "trung bình khá". Nguồn ảnh: QQ.
Một chiếc Consolidated PBY Catalina. Đây là loại thủy phi cơ có khả năng tuần tra biển, cứu hộ trên biển, phát hiện-tiêu diệt tàu ngầm. Nguồn ảnh: QQ.
Một chiếc Consolidated PBY Catalina nhìn từ phía sau. Khi cất-hạ cánh dưới nước các bánh xe của nó sẽ thu gọn lên thân, do thời kỳ này máy bay trực thăng chưa ra đời nên nhiệm vụ cứu hộ trên biển phụ thuộc hoàn toàn vào những chiếc thủy phi cơ như thế này. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh một chiếc thủy phi cơ thám sát Vought OS2U "Kingfisher" trên một chiếc tàu khu trục của Mỹ. Chiếc thủy phi cơ này sẽ được cất cánh từ một bệ phóng đặc biệt trên tàu làm nhiệm vụ giám sát trên không, sau đó nó sẽ hạ cánh xuống biển và được tàu khu trục cẩu lên bệ phóng chuẩn bị sẵn sàng cho phi vụ tiếp theo. Nguồn ảnh: QQ.
Pháo đài bay B-17 của Không quân Mỹ trong thế chiến thứ hai, tùy vào từng phiên bản khác nhau mà chiếc B-17 có khả năng mang theo từ 2 đến 3,6 tấn bom các loại. Nguồn ảnh: QQ.
Chiếc B-17 có tổng cộng 4 động cơ cánh quạt, máy bay ném bom B-17 phục vụ trong lực lượng Không quân Mỹ từ năm 1936 đến khi thế chiến thứ hai kết thúc vào năm 1945 thì nó chính thức được nghỉ hưu. Nguồn ảnh: QQ.
Một hàng dài tiêm kích cơ P-51 Mustang đang đậu trên sân bay. Nguồn ảnh: QQ.
Một chiếc B-17 dưới ánh hoàng hôn yên bình trên đất Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Máy bay ném bom hạng trung B-25 của Không lực Mỹ với khả năng chuyên chở được tối đa 1,3 tấn bom. Nguồn ảnh: QQ.
Dù lượng bom mang theo không nhiều bằng B-17 tuy nhiên chiếc B-25 được các phi công tin tưởng hơn rất nhiều do khả năng cơ động trên không của nó. Thậm chí trong một số trường hợp B-25 còn có thể không chiến "ngang cơ" so với các tiêm kích của đối phương. Nguồn ảnh: QQ.
Máy bay ném bom hạng nhẹ A-20 Havoc. Với khối lượng bom tối đa mang theo được chỉ khoảng 900 kg, chiếc A-20 có khả năng chiến đấu trên không không kém bất cứ mội loại cường kích nào nhất là sau khi nó đã cắt bom xong. Nguồn ảnh: QQ.
Một phi đội A-20 Havoc có khả năng làm nhiệm vụ đánh bom mà không cần lực lượng tiêm kích đi cùng bảo vệ vì chúng có hỏa lực và giáp dày kèm theo sự cơ động để đối phó với các tiêm kích cơ của phía đối phương. Nguồn ảnh: QQ.
Hai chiếc máy bay huấn luyện hai tầng cánh loại N2S của lực lượng Không quân đóng tại bang Texas, Mỹ. Những chiếc N2S này được sản xuất từ những năm 1934 với giá thành rất rẻ chỉ 10.000 USD cho mỗi chiếc. Nguồn ảnh: QQ.