Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật an ninh quốc gia 1947 tác động mạnh đến cơ cấu của Quân đội Mỹ với việc thành lập lực lượng không quân riêng biệt vốn nằm trong biên chế Lục quân Mỹ khi đó. Và cũng nhờ chính sự thay đổi này đã đưa Không quân Mỹ trở thành lực lượng tác chiến trên không hàng đầu thế giới.Hiện tại Không quân Mỹ có quân số khoảng 308.000 người cùng với đó là 177.000 nhân viên dân sự, ngân sách hàng năm ước tính đạt 140 tỷ USD. Trong ảnh vận tải cơ C-130J của Không quân Mỹ hoạt động tại vùng núi Bắc Mỹ.Số lượng máy bay của Không quân Mỹ hiện tại ước tính hơn 5.100 chiếc cùng với đó là 450 đơn vị tên lửa đạn đạo liên lục địa. Về cơ bản chỉ riêng Không quân Mỹ đã nắm trong tay bộ đôi vũ khí răn đe hạt nhân chiến lược của nước Mỹ gồm các phi đội máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo tầm xa.Sức mạnh của Không quân Mỹ không chỉ về số lượng mà cả chất lượng khi nước này là quốc gia đầu tiên và duy nhất sở hữu phi đội chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 trong biên chế. Nổi tiếng nhất trong số đó có thể kể tới F-22 Raptor.Cận cảnh máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster III của Không quân Mỹ chuẩn bị cho một đợt diễn tập nhảy dù của Sư đoàn dù 82 vào tháng 5 năm nay.Hình ảnh một đơn vị tác chiến đặc biệt thuộc Không quân Mỹ nhảy dù từ máy bay vận tải quân sự HC-130H Combat Talon II từ căn cứ huấn luyện Hurlburt Field.Trước sức ép từ cắt giảm ngân sách hiện tại Không quân Mỹ đang buộc phải thu nhỏ một phần lực lượng của mình với sự ra đi của hàng loạt phi đội máy bay chiến đấu để nhường chỗ cho các dòng chiến đấu cơ hiện đại hơn. Và một trong số đó có thể kể tới cường kích A-10 Thunderbolt II vốn đang đứng trước nguy cơ bị loại biên sau năm 2017.Trong ảnh là phi đội hỗn hợp dẫn đầu là máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 Stratofortress của Không quân Mỹ, đi sau nó là những chiếc F-16 của Ba Lan và Mỹ, Eurofighter Typhoon của Đức, Gripens của Thụy Điển, trong một đợt tập trận trên Biển Baltic.Tiêm kích F-16 Fighting Falcon của Không quân Mỹ trước giờ xuất kích, hiện tại Mỹ có trong biên chế 957 chiếc F-16 với hai biến thể chính là F-16C và F-16D.Trong ảnh là Taylor Lancaster - một nhân viên mặt đất tại căn cứ không quân Minot đang dẫn đường cho một chiếc B-52H chuẩn bị cánh cất.Máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1B Lancer của Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Al Udeid, Qatar.Các căn cứ không quân ở nước ngoài luôn được xem là cánh tay vươn dài của Không quân Mỹ ra khắp thế giới và từ các căn cứ này nước Mỹ có thể triển khai quân đến bất kỳ đâu họ muốn chỉ trong vòng 24 giờ.Máy bay vận tải quân sự đa năng MV-22 Osprey triển khai đội y tế khẩn cấp trong một đợt diễn tập vào tháng 8/2016.Khung cảnh nhìn từ buồng lái của MV-22, một chiếc MV-22 có thể chở theo tối đa 32 lính dù hoặc 9 tấn hàng hóa. Với thiết kế đặc biệt của mình MV-22 có khả năng cất hạ cánh ở mọi loại địa hình như máy bay trực thăng nhưng lại vừa có thể bay tốc độ cao và hoạt động tầm xa như máy bay cánh bằng.Kích thước khổng lồ của B-52H khi nhìn từ dưới mắt đất với sải cánh dài tới hơn 56m.Pha nhảy dù độc đáo của một thành viên thuộc lực lượng tác chiến đặc biệt Không quân Mỹ từ một chiếc C-130J tại căn cứ không quân Yokota.Khoảnh khắc một chiếc F-16 gần như dừng lại khi đang tiếp nhiên liệu trên không từ máy bay KC-135 trong đợt tập trận mang tên Red Flag 16 tại căn cứ không quân Nellis.Tiêm kích F-15E Strike Eagle với màn bổ nhào trên không trước khi cắt bom trong đợt diễn tập tại căn cứ không quân Moody.Hình ảnh phi công F-22 kiểm tra lại khoang lái trước khi cất cánh tại căn cứ không quân Amari tại Estonia. Được biết Không quân Mỹ đang duy trì luân phiên phi đội tiêm kích F-22 tại Đông Âu theo chính sách hướng đông của NATO hiện tại nhằm ngăn chặn mọi mối đe dọa từ Nga.Một chiếc B-1 Lancer bay qua tòa nhà Norma Brown trong buổi lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 của nữ thiếu tướng không quân đầu tiên Norma Brown tại căn cứ Goodfellow.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật an ninh quốc gia 1947 tác động mạnh đến cơ cấu của Quân đội Mỹ với việc thành lập lực lượng không quân riêng biệt vốn nằm trong biên chế Lục quân Mỹ khi đó. Và cũng nhờ chính sự thay đổi này đã đưa Không quân Mỹ trở thành lực lượng tác chiến trên không hàng đầu thế giới.
Hiện tại Không quân Mỹ có quân số khoảng 308.000 người cùng với đó là 177.000 nhân viên dân sự, ngân sách hàng năm ước tính đạt 140 tỷ USD. Trong ảnh vận tải cơ C-130J của Không quân Mỹ hoạt động tại vùng núi Bắc Mỹ.
Số lượng máy bay của Không quân Mỹ hiện tại ước tính hơn 5.100 chiếc cùng với đó là 450 đơn vị tên lửa đạn đạo liên lục địa. Về cơ bản chỉ riêng Không quân Mỹ đã nắm trong tay bộ đôi vũ khí răn đe hạt nhân chiến lược của nước Mỹ gồm các phi đội máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo tầm xa.
Sức mạnh của Không quân Mỹ không chỉ về số lượng mà cả chất lượng khi nước này là quốc gia đầu tiên và duy nhất sở hữu phi đội chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 trong biên chế. Nổi tiếng nhất trong số đó có thể kể tới F-22 Raptor.
Cận cảnh máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster III của Không quân Mỹ chuẩn bị cho một đợt diễn tập nhảy dù của Sư đoàn dù 82 vào tháng 5 năm nay.
Hình ảnh một đơn vị tác chiến đặc biệt thuộc Không quân Mỹ nhảy dù từ máy bay vận tải quân sự HC-130H Combat Talon II từ căn cứ huấn luyện Hurlburt Field.
Trước sức ép từ cắt giảm ngân sách hiện tại Không quân Mỹ đang buộc phải thu nhỏ một phần lực lượng của mình với sự ra đi của hàng loạt phi đội máy bay chiến đấu để nhường chỗ cho các dòng chiến đấu cơ hiện đại hơn. Và một trong số đó có thể kể tới cường kích A-10 Thunderbolt II vốn đang đứng trước nguy cơ bị loại biên sau năm 2017.
Trong ảnh là phi đội hỗn hợp dẫn đầu là máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 Stratofortress của Không quân Mỹ, đi sau nó là những chiếc F-16 của Ba Lan và Mỹ, Eurofighter Typhoon của Đức, Gripens của Thụy Điển, trong một đợt tập trận trên Biển Baltic.
Tiêm kích F-16 Fighting Falcon của Không quân Mỹ trước giờ xuất kích, hiện tại Mỹ có trong biên chế 957 chiếc F-16 với hai biến thể chính là F-16C và F-16D.
Trong ảnh là Taylor Lancaster - một nhân viên mặt đất tại căn cứ không quân Minot đang dẫn đường cho một chiếc B-52H chuẩn bị cánh cất.
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1B Lancer của Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Al Udeid, Qatar.
Các căn cứ không quân ở nước ngoài luôn được xem là cánh tay vươn dài của Không quân Mỹ ra khắp thế giới và từ các căn cứ này nước Mỹ có thể triển khai quân đến bất kỳ đâu họ muốn chỉ trong vòng 24 giờ.
Máy bay vận tải quân sự đa năng MV-22 Osprey triển khai đội y tế khẩn cấp trong một đợt diễn tập vào tháng 8/2016.
Khung cảnh nhìn từ buồng lái của MV-22, một chiếc MV-22 có thể chở theo tối đa 32 lính dù hoặc 9 tấn hàng hóa. Với thiết kế đặc biệt của mình MV-22 có khả năng cất hạ cánh ở mọi loại địa hình như máy bay trực thăng nhưng lại vừa có thể bay tốc độ cao và hoạt động tầm xa như máy bay cánh bằng.
Kích thước khổng lồ của B-52H khi nhìn từ dưới mắt đất với sải cánh dài tới hơn 56m.
Pha nhảy dù độc đáo của một thành viên thuộc lực lượng tác chiến đặc biệt Không quân Mỹ từ một chiếc C-130J tại căn cứ không quân Yokota.
Khoảnh khắc một chiếc F-16 gần như dừng lại khi đang tiếp nhiên liệu trên không từ máy bay KC-135 trong đợt tập trận mang tên Red Flag 16 tại căn cứ không quân Nellis.
Tiêm kích F-15E Strike Eagle với màn bổ nhào trên không trước khi cắt bom trong đợt diễn tập tại căn cứ không quân Moody.
Hình ảnh phi công F-22 kiểm tra lại khoang lái trước khi cất cánh tại căn cứ không quân Amari tại Estonia. Được biết Không quân Mỹ đang duy trì luân phiên phi đội tiêm kích F-22 tại Đông Âu theo chính sách hướng đông của NATO hiện tại nhằm ngăn chặn mọi mối đe dọa từ Nga.
Một chiếc B-1 Lancer bay qua tòa nhà Norma Brown trong buổi lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 của nữ thiếu tướng không quân đầu tiên Norma Brown tại căn cứ Goodfellow.