Giai đoạn từ năm 1979 đến đầu thập niên 1980, Liên Xô đã gấp rút viện trợ cho Quân đội nhân dân Việt Nam rất nhiều vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự hiện đại, trong đó có nhiều loại "độc, lạ" nhằm cường sức chiến đấu cho Quân đội ta sau nhiều năm chiến tranh.Một trong những vũ khí độc đáo mà Việt Nam nhận khi đó chính là các tổ hợp pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85, khi về đến dải đất hình chữ S thì nó nhận được tên gọi thông dụng là SU-85.Vai trò chính theo thiết kế là chi viện hỏa lực cho bộ binh trong tiến công hoặc phòng ngự như một lựu pháo nòng dài, nhưng vì khẩu pháo D70 cỡ 85 mm của ASU-85 có nguồn gốc từ pháo chống tăng D48 mà nó hoàn toàn đủ khả năng đảm nhiệm vai trò của pháo tự hành xung kích khi hạ nòng bắn trực xạ.Mặc dù có rất nhiều nhận định và báo cáo về thời điểm Việt Nam bắt đầu tiếp nhận pháo tự hành ASU-85 nhưng hình ảnh của nó gần như không được bắt gặp trên các phương tiện truyền thông.Bức ảnh hiếm hoi về ASU-85 là do nhà báo Hoàng Ngọc Quý ghi nhận trong một buổi tập lái phương tiện trên địa hình phức tạp của các chiến sĩ thuộc Đoàn 21 - Binh chủng Tăng thiết giáp.Ngoài tấm ảnh nhuốm màu thời gian được trưng bày trong bảo tàng như trên còn có một số bức ảnh khác chú thích là pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85 tham dự các trận đánh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1984, tuy nhiên vẫn chưa có nguồn xác nhận chính thức.Sau khi kết thúc chiến tranh biên giới phía Bắc, các khẩu pháo tự hành hạng nhẹ rất đặc biệt này đã được đưa vào diện niêm cất bảo quản, phải tới tháng 10/2015 nó mới xuất hiện trở lại trong một phóng sự của Báo Quân đội nhân dân.Không lâu sau đó, tạp chí quốc phòng IHS Jane's đưa tin, trong khuôn khổ Triển lãm DSA 2016 diễn ra tại Malaysia, các quan chức của công ty Minotor-Service, Belarus cho biết, phía Việt Nam đã bày tỏ "sự quan tâm mạnh mẽ" tới gói nâng cấp dành cho pháo tự hành ASU-85 nhằm cải thiện tính năng tác chiến của nó.Việc tái đưa vào sử dụng pháo tự hành bay ASU-85 góp phần nâng cao sức mạnh hỏa lực ở cấp Quân khu, đặc biệt thích hợp với những khu vực có địa hình phức tạp, bị chia cắt, nhiều đồi núi, độ dốc lớn, không đòi hỏi tầm bắn quá xa.
Giai đoạn từ năm 1979 đến đầu thập niên 1980, Liên Xô đã gấp rút viện trợ cho Quân đội nhân dân Việt Nam rất nhiều vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự hiện đại, trong đó có nhiều loại "độc, lạ" nhằm cường sức chiến đấu cho Quân đội ta sau nhiều năm chiến tranh.
Một trong những vũ khí độc đáo mà Việt Nam nhận khi đó chính là các tổ hợp pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85, khi về đến dải đất hình chữ S thì nó nhận được tên gọi thông dụng là SU-85.
Vai trò chính theo thiết kế là chi viện hỏa lực cho bộ binh trong tiến công hoặc phòng ngự như một lựu pháo nòng dài, nhưng vì khẩu pháo D70 cỡ 85 mm của ASU-85 có nguồn gốc từ pháo chống tăng D48 mà nó hoàn toàn đủ khả năng đảm nhiệm vai trò của pháo tự hành xung kích khi hạ nòng bắn trực xạ.
Mặc dù có rất nhiều nhận định và báo cáo về thời điểm Việt Nam bắt đầu tiếp nhận pháo tự hành ASU-85 nhưng hình ảnh của nó gần như không được bắt gặp trên các phương tiện truyền thông.
Bức ảnh hiếm hoi về ASU-85 là do nhà báo Hoàng Ngọc Quý ghi nhận trong một buổi tập lái phương tiện trên địa hình phức tạp của các chiến sĩ thuộc Đoàn 21 - Binh chủng Tăng thiết giáp.
Ngoài tấm ảnh nhuốm màu thời gian được trưng bày trong bảo tàng như trên còn có một số bức ảnh khác chú thích là pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85 tham dự các trận đánh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1984, tuy nhiên vẫn chưa có nguồn xác nhận chính thức.
Sau khi kết thúc chiến tranh biên giới phía Bắc, các khẩu pháo tự hành hạng nhẹ rất đặc biệt này đã được đưa vào diện niêm cất bảo quản, phải tới tháng 10/2015 nó mới xuất hiện trở lại trong một phóng sự của Báo Quân đội nhân dân.
Không lâu sau đó, tạp chí quốc phòng IHS Jane's đưa tin, trong khuôn khổ Triển lãm DSA 2016 diễn ra tại Malaysia, các quan chức của công ty Minotor-Service, Belarus cho biết, phía Việt Nam đã bày tỏ "sự quan tâm mạnh mẽ" tới gói nâng cấp dành cho pháo tự hành ASU-85 nhằm cải thiện tính năng tác chiến của nó.
Việc tái đưa vào sử dụng pháo tự hành bay ASU-85 góp phần nâng cao sức mạnh hỏa lực ở cấp Quân khu, đặc biệt thích hợp với những khu vực có địa hình phức tạp, bị chia cắt, nhiều đồi núi, độ dốc lớn, không đòi hỏi tầm bắn quá xa.