Mẫu pháo tự hành cỡ nòng 380 mm này có tên gọi Sturmtiger, nó có trọng lượng nặng tới 58 tấn và có khả năng bắn ra một viên đạn phản lực cỡ 380 mm. Được ra đời vào năm 1943, mẫu xe tăng kỳ lạ này chỉ có tổng cộng 19 chiếc được sản xuất tất cả trong đó có 1 chiếc là mẫu thử và 18 chiếc được sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Warhistory.Do quá sa lầy ở Stalingrad, người Đức đã chế tạo ra mẫu pháo tự hành Sturmtiger với nòng pháo 380 mm cùng hy vọng vào khả năng đánh sập cả một dẫy phố chỉ với một phát bắn thay vì phải đánh đổi quá nhiều xương máu của binh lính khi phải lùng sục từng căn nhà một. Nguồn ảnh: Warhistory.Pháo tự hành Sturmtiger có trọng lượng tới 68 tấn, dài 6,28 mét, rộng 3,57 mét và cao 2,85 mét, chiếc xe này có kíp lái 5 người trong đó bao gồm 2 nạp đạn viên. Nguồn ảnh: Warhistory.Vũ khí chính của nó là khẩu pháo phản lực L/5,4 với cỡ nòng 380 mm cùng cơ số đạn vỏn vẹn 14 viên. Xe được trang bị động cơ chính V-12 Maybach HL230P45 cung cấp sức kéo 690 sức ngựa cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 40 km/h và tầm hoạt động 120 km. Nguồn ảnh: Warhistory.Do trọng lượng của một viên đạn là quá lớn và có kích thước cồng kềnh, xe được trang bị thêm một chiếc cầu nâng ròng rọc để binh lính có thể vận chuyển đạn vào trong xe dễ dàng hơn. Nguồn ảnh: Warhistory.Tuy nhiên, giống với mọi thiết kế vượt thời đại khác của các kỹ sư Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai, khẩu pháo tự hành Sturmtiger cũng đã gặp phải không ít các vướng mắc về mặt kỹ thuật khiến nó không thể hoạt động được đúng như theo lý thuyết công bố. Xe quá nặng, cơ động kém, dễ bị sa lầy và rất hay hỏng vặt. Nguồn ảnh: Warhistory.Tổng cộng trong suốt từ khi được chế tạo cho đến lúc cuộc chiến kết thúc, phần lớn các khẩu pháo tự hành Sturmtiger đều bị bỏ lại ngoài mặt trận chứ không hẳn là bị tiêu diệt trong lúc chiến đấu do những chiếc xe tăng này thường tránh đối đầu với thiết giáp của Đồng Minh. Nguồn ảnh: Warhistory.Một điểm yếu chí tử nữa của khẩu pháo tự hành hạng nặng này chính là âm thanh từ khẩu pháo của nó mỗi khi nó khai hỏa, âm thanh đó vang xa tới hàng dặm và bốc khói mù mịt khiến không quân đối phương có thể dễ dàng lần ra nó. Nguồn ảnh: Warhistory.Chính vì vây, khẩu pháo tự hành tưởng chừng như có thể "thay đổi cuộc chơi" của người Đức này lại trở thành gánh nặng cho các sỹ quan chỉ huy ngoài mặt trận, chúng dần dần bị bỏ lại dọc theo đường rút lui của người Đức và bị binh lính Đồng Minh mang ra làm mục tiêu tập bắn tiêu khiển. Đến nay chỉ còn lại duy nhất 2 chiếc Sturmtiger nguyên bản trên thế giới được trưng bày ở Munster và ở Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Mẫu pháo tự hành cỡ nòng 380 mm này có tên gọi Sturmtiger, nó có trọng lượng nặng tới 58 tấn và có khả năng bắn ra một viên đạn phản lực cỡ 380 mm. Được ra đời vào năm 1943, mẫu xe tăng kỳ lạ này chỉ có tổng cộng 19 chiếc được sản xuất tất cả trong đó có 1 chiếc là mẫu thử và 18 chiếc được sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Warhistory.
Do quá sa lầy ở Stalingrad, người Đức đã chế tạo ra mẫu pháo tự hành Sturmtiger với nòng pháo 380 mm cùng hy vọng vào khả năng đánh sập cả một dẫy phố chỉ với một phát bắn thay vì phải đánh đổi quá nhiều xương máu của binh lính khi phải lùng sục từng căn nhà một. Nguồn ảnh: Warhistory.
Pháo tự hành Sturmtiger có trọng lượng tới 68 tấn, dài 6,28 mét, rộng 3,57 mét và cao 2,85 mét, chiếc xe này có kíp lái 5 người trong đó bao gồm 2 nạp đạn viên. Nguồn ảnh: Warhistory.
Vũ khí chính của nó là khẩu pháo phản lực L/5,4 với cỡ nòng 380 mm cùng cơ số đạn vỏn vẹn 14 viên. Xe được trang bị động cơ chính V-12 Maybach HL230P45 cung cấp sức kéo 690 sức ngựa cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 40 km/h và tầm hoạt động 120 km. Nguồn ảnh: Warhistory.
Do trọng lượng của một viên đạn là quá lớn và có kích thước cồng kềnh, xe được trang bị thêm một chiếc cầu nâng ròng rọc để binh lính có thể vận chuyển đạn vào trong xe dễ dàng hơn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên, giống với mọi thiết kế vượt thời đại khác của các kỹ sư Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai, khẩu pháo tự hành Sturmtiger cũng đã gặp phải không ít các vướng mắc về mặt kỹ thuật khiến nó không thể hoạt động được đúng như theo lý thuyết công bố. Xe quá nặng, cơ động kém, dễ bị sa lầy và rất hay hỏng vặt. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tổng cộng trong suốt từ khi được chế tạo cho đến lúc cuộc chiến kết thúc, phần lớn các khẩu pháo tự hành Sturmtiger đều bị bỏ lại ngoài mặt trận chứ không hẳn là bị tiêu diệt trong lúc chiến đấu do những chiếc xe tăng này thường tránh đối đầu với thiết giáp của Đồng Minh. Nguồn ảnh: Warhistory.
Một điểm yếu chí tử nữa của khẩu pháo tự hành hạng nặng này chính là âm thanh từ khẩu pháo của nó mỗi khi nó khai hỏa, âm thanh đó vang xa tới hàng dặm và bốc khói mù mịt khiến không quân đối phương có thể dễ dàng lần ra nó. Nguồn ảnh: Warhistory.
Chính vì vây, khẩu pháo tự hành tưởng chừng như có thể "thay đổi cuộc chơi" của người Đức này lại trở thành gánh nặng cho các sỹ quan chỉ huy ngoài mặt trận, chúng dần dần bị bỏ lại dọc theo đường rút lui của người Đức và bị binh lính Đồng Minh mang ra làm mục tiêu tập bắn tiêu khiển. Đến nay chỉ còn lại duy nhất 2 chiếc Sturmtiger nguyên bản trên thế giới được trưng bày ở Munster và ở Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia.