Không quân Bangladesh sẽ nhận chiếc máy bay vận tải Lockheed Martin C-130J Super Hercules dư thừa cuối cùng của Anh trong vài tuần tới, Bộ Quốc phòng Anh (MoD) nói với Tạp chí quốc phòng Jane's vào ngày 7/1.Tất cả các máy bay C-130J "thân ngắn" (được gọi là C5 khi phục vụ trong không lực Hoàng gia - RAF) ban đầu dự định hoàn thành bàn giao cho không quân Bangladesh vào cuối năm 2019.Nhưng thực tế mới chỉ có 1 chiếc C-130 được bàn giao vào ngày 25/8/2019, 4 máy bay còn lại hiện vẫn ở Anh, MoD cho biết, chiếc cuối cùng dự kiến sẽ được bàn giao vào tháng 3/2020.Không quân Bangladesh trước đây đã lưu ý rằng việc mua lại máy bay C-130J dư thừa từ RAF sẽ cung cấp một khả năng mới cho lực lượng vận tải của họ, đặc biệt khi tình trạng của số phi cơ trên còn rất tốt.Sau khi tiếp nhận, máy bay sẽ được lắp đặt thiết bị phục vụ sơ tán y tế (MEDEVAC) nhằm cho phép không quân Bangladesh thực hiện tốt hơn vai trò trong lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.Việc Anh đồng ý bán máy bay C-130J tối tân dư thừa sẽ giúp cho nhiều quốc gia khác ngoài Bangladesh đứng trước cơ hội hiện đại hóa lực lượng vận tải của mình.Trong phân khúc vận tải cơ hạng trung thì C-130J Super Hercules vẫn tỏ ra là sự lựa chọn hợp lý nhất cả về tính năng lẫn giá cả so với nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ Nga hay châu Âu.Lockheed Martin C-130 Hercules là loại máy bay vận tải chiến thuật hạng trung hoạt động trong không quân Mỹ và lực lượng vũ trang nhiều quốc gia khác trên thế giới.C-130 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 23/8/1954, chính thức đưa vào trang bị ngày 9/12/1957, tính đến thời điểm hiện tại đã có 2.600 chiếc được xuất xưởng.Phiên bản C-130J Super Hercules là mẫu sản xuất hiện tại của C-130 và phi đội toàn cầu gần đây đã vượt qua 2 triệu giờ bay. 20 quốc gia trên thế giới đã chọn C-130J để hỗ trợ các nhu cầu không vận chiến thuật.Nhờ khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn từ các sân bay dã chiến nên ban đầu C-130 được thiết kế để làm máy bay vận tải, cứu thương và chuyển quân tiền tuyến.C-130 Hercules đồng thời lập kỷ lục có thời gian chế tạo dài nhất so với bất kỳ loại máy bay quân sự nào khác trong suốt chiều dài lịch sử hàng không thế giới.Thông số kỹ thuật cơ bản của C-130J Super Hercules bao gồm: Kíp lái 3 người; chiều dài 29,8 m; sải cánh 40,4 m; chiều cao 11,8 m; trọng lượng rỗng 34.274 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 70.305 kg; tải trọng lớn nhất 20.000 kg hoặc 92 lính dù.C-130J Super Hercules được trang bị 4 động cơ cánh quạt Rolls-Royce AE 2100D3 công suất 3.458 kW (4.637 mã lực) mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 671 km/h, tầm hoạt động 5.250 km, trần bay 12.300 m.Phần thân C-130 có khả năng tùy biến khá linh hoạt khiến nó đáp ứng được nhiều vai trò bao gồm máy bay yểm trợ hỏa lực hạng nặng, tìm kiếm cứu hộ, nghiên cứu thời tiết, tiếp dầu trên không và máy bay cứu hỏa.
Không quân Bangladesh sẽ nhận chiếc máy bay vận tải Lockheed Martin C-130J Super Hercules dư thừa cuối cùng của Anh trong vài tuần tới, Bộ Quốc phòng Anh (MoD) nói với Tạp chí quốc phòng Jane's vào ngày 7/1.
Tất cả các máy bay C-130J "thân ngắn" (được gọi là C5 khi phục vụ trong không lực Hoàng gia - RAF) ban đầu dự định hoàn thành bàn giao cho không quân Bangladesh vào cuối năm 2019.
Nhưng thực tế mới chỉ có 1 chiếc C-130 được bàn giao vào ngày 25/8/2019, 4 máy bay còn lại hiện vẫn ở Anh, MoD cho biết, chiếc cuối cùng dự kiến sẽ được bàn giao vào tháng 3/2020.
Không quân Bangladesh trước đây đã lưu ý rằng việc mua lại máy bay C-130J dư thừa từ RAF sẽ cung cấp một khả năng mới cho lực lượng vận tải của họ, đặc biệt khi tình trạng của số phi cơ trên còn rất tốt.
Sau khi tiếp nhận, máy bay sẽ được lắp đặt thiết bị phục vụ sơ tán y tế (MEDEVAC) nhằm cho phép không quân Bangladesh thực hiện tốt hơn vai trò trong lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Việc Anh đồng ý bán máy bay C-130J tối tân dư thừa sẽ giúp cho nhiều quốc gia khác ngoài Bangladesh đứng trước cơ hội hiện đại hóa lực lượng vận tải của mình.
Trong phân khúc vận tải cơ hạng trung thì C-130J Super Hercules vẫn tỏ ra là sự lựa chọn hợp lý nhất cả về tính năng lẫn giá cả so với nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ Nga hay châu Âu.
Lockheed Martin C-130 Hercules là loại máy bay vận tải chiến thuật hạng trung hoạt động trong không quân Mỹ và lực lượng vũ trang nhiều quốc gia khác trên thế giới.
C-130 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 23/8/1954, chính thức đưa vào trang bị ngày 9/12/1957, tính đến thời điểm hiện tại đã có 2.600 chiếc được xuất xưởng.
Phiên bản C-130J Super Hercules là mẫu sản xuất hiện tại của C-130 và phi đội toàn cầu gần đây đã vượt qua 2 triệu giờ bay. 20 quốc gia trên thế giới đã chọn C-130J để hỗ trợ các nhu cầu không vận chiến thuật.
Nhờ khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn từ các sân bay dã chiến nên ban đầu C-130 được thiết kế để làm máy bay vận tải, cứu thương và chuyển quân tiền tuyến.
C-130 Hercules đồng thời lập kỷ lục có thời gian chế tạo dài nhất so với bất kỳ loại máy bay quân sự nào khác trong suốt chiều dài lịch sử hàng không thế giới.
Thông số kỹ thuật cơ bản của C-130J Super Hercules bao gồm: Kíp lái 3 người; chiều dài 29,8 m; sải cánh 40,4 m; chiều cao 11,8 m; trọng lượng rỗng 34.274 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 70.305 kg; tải trọng lớn nhất 20.000 kg hoặc 92 lính dù.
C-130J Super Hercules được trang bị 4 động cơ cánh quạt Rolls-Royce AE 2100D3 công suất 3.458 kW (4.637 mã lực) mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 671 km/h, tầm hoạt động 5.250 km, trần bay 12.300 m.
Phần thân C-130 có khả năng tùy biến khá linh hoạt khiến nó đáp ứng được nhiều vai trò bao gồm máy bay yểm trợ hỏa lực hạng nặng, tìm kiếm cứu hộ, nghiên cứu thời tiết, tiếp dầu trên không và máy bay cứu hỏa.