Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO), trực thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ, đã bắt đầu công việc phát triển một radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), để trang bị cho các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI của nước này.Su-30MKI Flanker hiện là trụ cột trong phi đội chiến đấu của Không quân Ấn Độ, với số lượng 270 chiếc, chiếm 11 trong tổng số 27 phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ; bao gồm phi đội cũ và một số phi đội mới được bổ sung. Su-30MKI là một phiên bản cải tiến lớn từ Su-27 Flanker ban đầu, máy bay chiến đấu có khả năng chiếm ưu thế trên không mạnh nhất của Không quân Liên Xô, được thiết kế để có thể chống lại tất cả các chiến đấu cơ có trong biên chế không quân phương Tây vào thời điểm đó.Những cải tiến lớn của Su-30MKI đó là nâng cấp các hệ thống điện tử hàng không, hình dáng khí động học và động cơ lực đẩy vectơ mạnh hơn; vật liệu chế tạo máy bay Su-30MKI cũng sử dụng nhiều vật liệu composite hơn, giúp tăng độ bền máy bay và khả năng chịu quá tải cao hơn Su-27.Không chỉ kế thừa nền tảng không chiến tiên tiến của chiến đấu cơ Su-27, Su-30MKI có khả năng sử dụng một thế hệ vũ khí mới; điều này không chỉ giúp nó có khả năng hơn trong vai trò chiếm ưu thế trên không, mà còn rất phù hợp để tấn công mục tiêu mặt đất và mặt nước.Tùy thuộc vào cấu hình, Su-30MKI có vai trò như một máy bay đa nhiệm thực sự xuất sắc trong mọi nhiệm vụ được giao; từ sử dụng bom có điều khiển SPICE 2000 của Israel; sát thủ tàu mặt nước khi sử dụng tên lửa chống hạm BrahMos, một thợ săn AWACS khi sử dụng tên lửa K-100 hoặc máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không sử dụng tên lửa R-27ER và R-77. Chiến đấu cơ Su-30MKI cũng được đánh giá là chiến đấu cơ có tính năng nhất ở Nam Á và là máy bay chiến đấu duy nhất trong Không quân Ấn Độ, có khả năng đối đầu với các máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc như J-11B hay J-16 và thậm chí là chiến đấu cơ tàng hình J-20.Với vai trò là trụ cột của phi đội chiến đấu trong Không quân Ấn Độ, nhưng hệ thống điện tử hàng không của Su-30MKI cũng đã dần lạc hậu. Tính ưu việt của Su-30MKI bị thách thức bởi những chiến đấu cơ hiện đại của đối thủ Trung Quốc, quốc gia duy nhất ngoài Mỹ trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm ở cấp độ phi đội.Chưa hết, Trung Quốc đã tiến hành hiện đại hóa thiết bị điện tử hàng không trên các chiến đấu cũ hơn lên cấp độ thế hệ thứ năm. Điều này đã khiến số Su-30MKI, nếu Ấn Độ chậm tiến hành các nâng cấp lớn, sẽ ngày càng bị tụt lại phía sau. Do vậy, việc phát triển radar quét mảng pha điện tử EASA cho Su-30MKI, được Quân đội Ấn Độ đặc biệt quan tâm; nhất là trong bối cảnh Trung Quốc và Pakistan đang tăng tốc hiện đại hóa lực lượng không quân. Để giải quyết vấn đề này, Viện nghiên cứu phát triển radar và điện tử DRDO dự kiến sẽ phát triển phiên bản radar EASA mới cho Su-30MKI của nước này và có thể xuất khẩu cho các quốc gia có nhu cầu mà đang trang bị dòng chiến đấu Su-30 như Việt Nam hay Algieria. Để rút ngắn quá trình phát triển radar EASA cho Su-30MKI, DRDO sẽ nâng cấp radar EASA Uttam, đã được lắp đặt trên máy bay chiến đấu Tejas do Ấn Độ tự phát triển. Radar mới dự kiến bắt đầu thử nghiệm trên chiến đấu cơ Su-30MKI vào năm 2024 và sẵn sàng hoạt động vào năm 2026. Theo một số thông tin, một bản nâng cấp nội địa khác cũng đang được DRDO phát triển, đây là hệ thống radar có thể tích hợp phóng tên lửa siêu thanh, dự kiến sẽ được phát triển cùng với Nga; đây là loại tên lửa kế thừa của chương trình tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, liên doanh giữa Nga và Ấn Độ.Các hệ thống điện tử hàng không mới được kỳ vọng sẽ củng cố vị trí của Su-30MKI, như là máy bay chiến đấu có năng lực nhất ở Nam Á, mà không có máy bay chiến đấu hạng nặng nào khác trong khu vực có khả năng cạnh tranh; kể cả số F-16 của Pakistan sẽ được Mỹ nâng cấp thời gian tới. Mặc dù khả năng của Ấn Độ trong việc phát triển một radar AESA, có tính năng ngang bằng với các thiết kế ở nước ngoài, vẫn còn nhiều nghi vấn, do ngành công nghiệp điện tử hạn chế của nước này; nhưng thành công có thể dẫn đến tổn thất hàng tỷ USD cho lĩnh vực quốc phòng của Nga.Trước đó Không quân Ấn Độ trước đây đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua các radar hàng không của Nga, bao gồm cả radar quét điện tử thụ động Irbis-E trang bị trên Su-35 hoặc radar AESA N036 Byelka thuộc thế hệ tiếp theo của Su-57, để hiện đại hóa phi đội Su-30MKI của mình.Tuy nhiên do cuộc xung đột Nga – Ukraine, nên nền công nghiệp quốc phòng của Nga bị cấm vận gay gắt, nhiều hợp đồng mua bán vũ khí của Nga với nước ngoài bị đóng băng. Trong khi các hệ thống điện tử hàng không cũng không phải là thế mạnh của Nga. Trong khi đối thủ của Ấn Độ là Pakistan, sẽ được Mỹ tiến hành nâng cấp mạnh số chiến đấu cơ F-16 và Trung Quốc thì đang hướng tới là đối thủ cạnh tranh với Không quân Mỹ. Do vậy Ấn Độ sẽ không được phép chậm chễ trong việc nâng cấp chiến đấu cơ Su-30MKI của họ, trong đó có radar EASA.
Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO), trực thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ, đã bắt đầu công việc phát triển một radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), để trang bị cho các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI của nước này.
Su-30MKI Flanker hiện là trụ cột trong phi đội chiến đấu của Không quân Ấn Độ, với số lượng 270 chiếc, chiếm 11 trong tổng số 27 phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ; bao gồm phi đội cũ và một số phi đội mới được bổ sung.
Su-30MKI là một phiên bản cải tiến lớn từ Su-27 Flanker ban đầu, máy bay chiến đấu có khả năng chiếm ưu thế trên không mạnh nhất của Không quân Liên Xô, được thiết kế để có thể chống lại tất cả các chiến đấu cơ có trong biên chế không quân phương Tây vào thời điểm đó.
Những cải tiến lớn của Su-30MKI đó là nâng cấp các hệ thống điện tử hàng không, hình dáng khí động học và động cơ lực đẩy vectơ mạnh hơn; vật liệu chế tạo máy bay Su-30MKI cũng sử dụng nhiều vật liệu composite hơn, giúp tăng độ bền máy bay và khả năng chịu quá tải cao hơn Su-27.
Không chỉ kế thừa nền tảng không chiến tiên tiến của chiến đấu cơ Su-27, Su-30MKI có khả năng sử dụng một thế hệ vũ khí mới; điều này không chỉ giúp nó có khả năng hơn trong vai trò chiếm ưu thế trên không, mà còn rất phù hợp để tấn công mục tiêu mặt đất và mặt nước.
Tùy thuộc vào cấu hình, Su-30MKI có vai trò như một máy bay đa nhiệm thực sự xuất sắc trong mọi nhiệm vụ được giao; từ sử dụng bom có điều khiển SPICE 2000 của Israel; sát thủ tàu mặt nước khi sử dụng tên lửa chống hạm BrahMos, một thợ săn AWACS khi sử dụng tên lửa K-100 hoặc máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không sử dụng tên lửa R-27ER và R-77.
Chiến đấu cơ Su-30MKI cũng được đánh giá là chiến đấu cơ có tính năng nhất ở Nam Á và là máy bay chiến đấu duy nhất trong Không quân Ấn Độ, có khả năng đối đầu với các máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc như J-11B hay J-16 và thậm chí là chiến đấu cơ tàng hình J-20.
Với vai trò là trụ cột của phi đội chiến đấu trong Không quân Ấn Độ, nhưng hệ thống điện tử hàng không của Su-30MKI cũng đã dần lạc hậu. Tính ưu việt của Su-30MKI bị thách thức bởi những chiến đấu cơ hiện đại của đối thủ Trung Quốc, quốc gia duy nhất ngoài Mỹ trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm ở cấp độ phi đội.
Chưa hết, Trung Quốc đã tiến hành hiện đại hóa thiết bị điện tử hàng không trên các chiến đấu cũ hơn lên cấp độ thế hệ thứ năm. Điều này đã khiến số Su-30MKI, nếu Ấn Độ chậm tiến hành các nâng cấp lớn, sẽ ngày càng bị tụt lại phía sau.
Do vậy, việc phát triển radar quét mảng pha điện tử EASA cho Su-30MKI, được Quân đội Ấn Độ đặc biệt quan tâm; nhất là trong bối cảnh Trung Quốc và Pakistan đang tăng tốc hiện đại hóa lực lượng không quân.
Để giải quyết vấn đề này, Viện nghiên cứu phát triển radar và điện tử DRDO dự kiến sẽ phát triển phiên bản radar EASA mới cho Su-30MKI của nước này và có thể xuất khẩu cho các quốc gia có nhu cầu mà đang trang bị dòng chiến đấu Su-30 như Việt Nam hay Algieria.
Để rút ngắn quá trình phát triển radar EASA cho Su-30MKI, DRDO sẽ nâng cấp radar EASA Uttam, đã được lắp đặt trên máy bay chiến đấu Tejas do Ấn Độ tự phát triển. Radar mới dự kiến bắt đầu thử nghiệm trên chiến đấu cơ Su-30MKI vào năm 2024 và sẵn sàng hoạt động vào năm 2026.
Theo một số thông tin, một bản nâng cấp nội địa khác cũng đang được DRDO phát triển, đây là hệ thống radar có thể tích hợp phóng tên lửa siêu thanh, dự kiến sẽ được phát triển cùng với Nga; đây là loại tên lửa kế thừa của chương trình tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, liên doanh giữa Nga và Ấn Độ.
Các hệ thống điện tử hàng không mới được kỳ vọng sẽ củng cố vị trí của Su-30MKI, như là máy bay chiến đấu có năng lực nhất ở Nam Á, mà không có máy bay chiến đấu hạng nặng nào khác trong khu vực có khả năng cạnh tranh; kể cả số F-16 của Pakistan sẽ được Mỹ nâng cấp thời gian tới.
Mặc dù khả năng của Ấn Độ trong việc phát triển một radar AESA, có tính năng ngang bằng với các thiết kế ở nước ngoài, vẫn còn nhiều nghi vấn, do ngành công nghiệp điện tử hạn chế của nước này; nhưng thành công có thể dẫn đến tổn thất hàng tỷ USD cho lĩnh vực quốc phòng của Nga.
Trước đó Không quân Ấn Độ trước đây đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua các radar hàng không của Nga, bao gồm cả radar quét điện tử thụ động Irbis-E trang bị trên Su-35 hoặc radar AESA N036 Byelka thuộc thế hệ tiếp theo của Su-57, để hiện đại hóa phi đội Su-30MKI của mình.
Tuy nhiên do cuộc xung đột Nga – Ukraine, nên nền công nghiệp quốc phòng của Nga bị cấm vận gay gắt, nhiều hợp đồng mua bán vũ khí của Nga với nước ngoài bị đóng băng. Trong khi các hệ thống điện tử hàng không cũng không phải là thế mạnh của Nga.
Trong khi đối thủ của Ấn Độ là Pakistan, sẽ được Mỹ tiến hành nâng cấp mạnh số chiến đấu cơ F-16 và Trung Quốc thì đang hướng tới là đối thủ cạnh tranh với Không quân Mỹ. Do vậy Ấn Độ sẽ không được phép chậm chễ trong việc nâng cấp chiến đấu cơ Su-30MKI của họ, trong đó có radar EASA.