Ấn Độ đang thử nhiệm loại máy bay không người lái (UAV) mới có khả năng thực hiện hành trình bay với tốc độ cận âm và tiến tới siêu âm trong tương lai cùng mẫu động cơ phản lực mới do nước này tự phát triển. Theo truyền thông Ấn Độ, mẫu động cơ này có tới 95% linh kiện do các công ty công nghệ hàng không Ấn Độ sản xuất. Nguồn ảnh: WB.Theo truyền thông Ấn Độ, việc máy bay không người lái của nước này bay được với tốc độ siêu âm - hoặc cận âm - trong tương lai sẽ mở ra một hướng đi mới cho lĩnh vực phát triển UAV, đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực quân sự. Nguồn ảnh: WB.Khả năng bay với tốc độ siêu âm cho phép những máy bay không người lái mở rộng vùng hoạt động, tăng khả năng mang vũ khí, tăng cao khả năng tiếp cận mục tiêu. Nguồn ảnh: WB.Thậm chí nhiều người lạc quan có thể nghĩ tới việc UAV trở thành lực lượng tiêm kích chủ lực, chuyên thực hiện các phi vụ tấn công chớp nhoáng vào các trận địa quan trọng của đối phương trong tương lai với ưu thế tốc độ cao và bề mặt phản xạ radar nhỏ - khó bị phát hiện. Nguồn ảnh: WB.Hiện tại, Ấn Độ đang chủ yếu sử dụng các loại UAV sử dụng động cơ cánh quạt. ưu điểm của loại máy bay không người lái này là rẻ và dễ chế tạo. Thời gian hoạt động liên tục trên không của máy bay không người lái dùng động cơ cánh quạt cũng lâu hơn so với các loại dùng động cơ phản lực. Nguồn ảnh: WB.Nhược điểm đó là các loại máy bay này có tốc độ không cao, tầm hoạt động ngắn và do động cơ yếu, chúng chỉ mang được rất ít - hoặc không mang được vũ khí. Nguồn ảnh: QQ.Do tốc độ quá chậm, việc sử dụng máy bay không người lái để đâm thẳng vào mục tiêu theo kiểu tấn công liều chế dường như cũng không mang lại hiệu quả tương xứng. Việc sử dụng động cơ phản lực tốc độ cao trong tương lai ít nhất cũng sẽ cung cấp khả năng "cảm tử" cho các máy bay không người lái này. Nguồn ảnh: QQ.Hiện tại, loại máy bay không người lái được cho là hiện đại nhất đang được Ân Độ thử nghiệm đó là UAV RUSTOM. Tuy nhiên loại máy bay này cũng chỉ sử dụng động cơ cánh quạt. Nguồn ảnh: QQ.Giống như nhiều loại máy bay không người lái dùng động cơ cánh quạt khác, dù kích thước cồng kềnh nhưng trọng tải tối đa của RUSTOM cũng chỉ vào khoảng 350 kg. Chiếc máy bay này thậm chí còn có tốc độ cực chậm, chỉ 200 km/h. Nguồn ảnh: QQ. Mời độc giả xem Video: Quân đội Nhân dân Việt Nam không đứng ngoài cuộc đua chế tạo máy bay không người lái của thế giới. Nguồn ảnh: QPVN.
Ấn Độ đang thử nhiệm loại máy bay không người lái (UAV) mới có khả năng thực hiện hành trình bay với tốc độ cận âm và tiến tới siêu âm trong tương lai cùng mẫu động cơ phản lực mới do nước này tự phát triển. Theo truyền thông Ấn Độ, mẫu động cơ này có tới 95% linh kiện do các công ty công nghệ hàng không Ấn Độ sản xuất. Nguồn ảnh: WB.
Theo truyền thông Ấn Độ, việc máy bay không người lái của nước này bay được với tốc độ siêu âm - hoặc cận âm - trong tương lai sẽ mở ra một hướng đi mới cho lĩnh vực phát triển UAV, đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực quân sự. Nguồn ảnh: WB.
Khả năng bay với tốc độ siêu âm cho phép những máy bay không người lái mở rộng vùng hoạt động, tăng khả năng mang vũ khí, tăng cao khả năng tiếp cận mục tiêu. Nguồn ảnh: WB.
Thậm chí nhiều người lạc quan có thể nghĩ tới việc UAV trở thành lực lượng tiêm kích chủ lực, chuyên thực hiện các phi vụ tấn công chớp nhoáng vào các trận địa quan trọng của đối phương trong tương lai với ưu thế tốc độ cao và bề mặt phản xạ radar nhỏ - khó bị phát hiện. Nguồn ảnh: WB.
Hiện tại, Ấn Độ đang chủ yếu sử dụng các loại UAV sử dụng động cơ cánh quạt. ưu điểm của loại máy bay không người lái này là rẻ và dễ chế tạo. Thời gian hoạt động liên tục trên không của máy bay không người lái dùng động cơ cánh quạt cũng lâu hơn so với các loại dùng động cơ phản lực. Nguồn ảnh: WB.
Nhược điểm đó là các loại máy bay này có tốc độ không cao, tầm hoạt động ngắn và do động cơ yếu, chúng chỉ mang được rất ít - hoặc không mang được vũ khí. Nguồn ảnh: QQ.
Do tốc độ quá chậm, việc sử dụng máy bay không người lái để đâm thẳng vào mục tiêu theo kiểu tấn công liều chế dường như cũng không mang lại hiệu quả tương xứng. Việc sử dụng động cơ phản lực tốc độ cao trong tương lai ít nhất cũng sẽ cung cấp khả năng "cảm tử" cho các máy bay không người lái này. Nguồn ảnh: QQ.
Hiện tại, loại máy bay không người lái được cho là hiện đại nhất đang được Ân Độ thử nghiệm đó là UAV RUSTOM. Tuy nhiên loại máy bay này cũng chỉ sử dụng động cơ cánh quạt. Nguồn ảnh: QQ.
Giống như nhiều loại máy bay không người lái dùng động cơ cánh quạt khác, dù kích thước cồng kềnh nhưng trọng tải tối đa của RUSTOM cũng chỉ vào khoảng 350 kg. Chiếc máy bay này thậm chí còn có tốc độ cực chậm, chỉ 200 km/h. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Nhân dân Việt Nam không đứng ngoài cuộc đua chế tạo máy bay không người lái của thế giới. Nguồn ảnh: QPVN.