Vừa qua, cựu Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ Lund Singh Danoya đã công bố một báo cáo tại Trung tâm Belfer của Trường Đại học Harvard Kennedy rằng: Tôi tin rằng quân đội Ấn Độ không cần phải lo lắng quá nhiều về tên lửa đạn đạo hay tên lửa Dongfeng của Pakistan hay Trung Quốc. Ảnh: Cựu Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ Lund Singh Danoya - Nguồn: WikipediaBởi theo ông Danoa, những tên lửa đạn đạo của Pakistan hay của Trung Quốc đều không thể mang được đầu đạn nặng hơn và có tác dụng phá hủy rất hạn chế các sân bay và căn cứ quân sự của Ấn Độ. Ảnh: Tên lửa Dongfeng của Pakistan - Nguồn: SinaCũng theo ước tính của các chuyên gia quân sự Ấn Độ, kho tên lửa đạn đạo của Pakistan có từ 1.000 đến 1.200 tên lửa; họ cũng tính đến khả năng của quân đội Ấn Độ trong việc sửa chữa sân bay sau khi bị đánh phá. Với số tên lửa trên, chỉ có thể làm tê liệt ba sân bay cùng một lúc. Ảnh: Các loại tên lửa đạn đạo của Pakistan - Nguồn: MissilethreatDanoa tuyên bố rằng, Ấn Độ đã xây dựng hơn mười sân bay tiền tuyến ở Chabua, Leh, Bareilly, Kanpur, Adampur và các khu vực khác. Những sân bay này đã được công ty Tata Electric cải tạo vào năm 2020 và có hầm ngầm chứa đạn dược và các thiết bị khác. Ảnh: Một sân bay tiền tuyến của Ấn Độ - Nguồn: PTINhững hầm ngầm bê tông có thể chịu được các cuộc tấn công bằng đầu đạn tên lửa cỡ lớn. Ngay cả khi một phần của sân bay bị tê liệt tạm thời, nó sẽ không ảnh hưởng đến cuộc phản công của Không quân Ấn Độ (IAF). Ảnh: Tiêm kích đa nhiệm Mirage-2000 của Ấn Độ - Nguồn: AFPNgoài ra, IAF có thể hoàn thành việc sửa chữa đường băng sân bay trong vòng 4-6 giờ. Để phá hủy và làm tê liệt ba sân bay cùng một lúc, Pakistan hoặc Trung Quốc cần phóng hơn 600 tên lửa đạn đạo mỗi ngày; điều đó có nghĩa là số tên lửa đạn đạo Dongfeng sẽ hết trong vòng 48 giờ. Ảnh: Tên lửa Dongfeng của Trung Quốc rời bệ phóng - Nguồn: SinaVào năm 2018, IAF đã tổ chức cuộc tập trận Gagan Shakti ở dọc đường biên giới giáp Pakistan và Trung Quốc. Trong cuộc tập trận đó, gần như tất cả các máy bay chiến đấu của IAF đã thực hiện các chuyến xuất kích với hơn 10.000 chuyến bay, một con số kỷ lục không chỉ của IAF mà của cả trên thế giới. Ảnh: Hình ảnh của cuộc tập trận Gagan Shakti - Nguồn: PTIMục đích của cuộc tập trận là tập trung sơ tán các máy bay chiến đấu của IAF cũng như năng lực sửa chữa sân bay và tiến hành một cuộc phản công, khi họ bị tấn công cấp tập bằng tên lửa đạn đạo. Ảnh: Hình ảnh của cuộc tập trận Gagan Shakti - Nguồn: PTITrong cuộc tập trận, IAF đã có thể khôi phục hoạt động của sân bay bị tấn công bằng tên lửa trong vòng vài giờ. Điều này được thực hiện với giả định rằng Ấn Độ không có tên lửa phòng không tiên tiến, và các tên lửa của Pakistan hoặc Trung Quốc đều đi trúng đích mà không hề bị đánh chặn. Ảnh: Chiến đấu cơ MiG-29 của IAF. Ảnh: Hình ảnh của cuộc tập trận Gagan Shakti - Nguồn: PTIÔng Danoa tin rằng, IAF sẽ không mất sức chiến đấu do cuộc tấn công của tên lửa của phía Pakistan, và họ hoàn toàn có đủ lực để tiến hành một cuộc không kích trả đũa mạnh mẽ. Cả máy bay chiến đấu Su-30MKI và Rafale do IAF trang bị đều có tải trọng bom hơn 8 tấn và có thể liên tục thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Pakistan hoặc Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKI - Nguồn: AFPCuộc tấn công tên lửa Dongfeng chỉ diễn ra được một lần và tải trọng sức mạnh chiến đấu rất hạn chế; tuy nhiên lực lượng tên lửa đạn đạo của Pakistan mạnh hơn rất nhiều so với lực lượng không quân, khi không quân của Pakistan không có khả năng tiến công tầm xa như không quân của Ấn Độ. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Dongfeng 21 (CSS-5) của Trung Quốc - Nguồn: SinaHiện tại IAF có gần 300 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI, trong khi đối thủ Pakistan có ít hơn 76 máy bay chiến đấu F-16; còn Trung Quốc có chưa đầy 100 chiếc máy bay ném bom H-6, đây là những máy bay thế hệ cũ, tốc độ chậm và rất dễ bị bắn hạ. Ảnh: Chiến đấu cơ F-16 của Pakistan - Nguồn: AFPQuân đội Ấn Độ cũng được trang bị một số lượng tương đối lớn tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa Agni và tên lửa đạn đạo tầm ngắn tiến công mặt đất và sẵn sàng phản công khi cần thiết. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Agni của Ấn Độ - Nguồn: PTITuy nhiên chiến lược quốc phòng của Ấn Độ sẽ không sử dụng tên lửa đạn đạo như là phương sách cuối cùng. Quân đội Ấn Độ đã đánh giá thấp hiệu quả tấn công của tên lửa đạn đạo và hiệu suất thực sự của tên lửa đạn đạo không được mô phỏng trong cuộc tập trận của Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Trung Quốc - Nguồn: SinaSắp tới, Ấn Độ sẽ được trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-400 mua của Nga, đây là hệ thống tên lửa hoàn toàn có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo của Pakistan và Trung Quốc; như vậy Ấn Độ sẽ làm chủ chiến trường và họ càng không lo sợ mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Pakistan và cả Trung Quốc. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga - Nguồn: AFP Video Ấn Độ nhận lô hàng 5 chiếc chiến đấu cơ Rafale đầu tiên - Nguồn: QPVN
Vừa qua, cựu Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ Lund Singh Danoya đã công bố một báo cáo tại Trung tâm Belfer của Trường Đại học Harvard Kennedy rằng: Tôi tin rằng quân đội Ấn Độ không cần phải lo lắng quá nhiều về tên lửa đạn đạo hay tên lửa Dongfeng của Pakistan hay Trung Quốc. Ảnh: Cựu Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ Lund Singh Danoya - Nguồn: Wikipedia
Bởi theo ông Danoa, những tên lửa đạn đạo của Pakistan hay của Trung Quốc đều không thể mang được đầu đạn nặng hơn và có tác dụng phá hủy rất hạn chế các sân bay và căn cứ quân sự của Ấn Độ. Ảnh: Tên lửa Dongfeng của Pakistan - Nguồn: Sina
Cũng theo ước tính của các chuyên gia quân sự Ấn Độ, kho tên lửa đạn đạo của Pakistan có từ 1.000 đến 1.200 tên lửa; họ cũng tính đến khả năng của quân đội Ấn Độ trong việc sửa chữa sân bay sau khi bị đánh phá. Với số tên lửa trên, chỉ có thể làm tê liệt ba sân bay cùng một lúc. Ảnh: Các loại tên lửa đạn đạo của Pakistan - Nguồn: Missilethreat
Danoa tuyên bố rằng, Ấn Độ đã xây dựng hơn mười sân bay tiền tuyến ở Chabua, Leh, Bareilly, Kanpur, Adampur và các khu vực khác. Những sân bay này đã được công ty Tata Electric cải tạo vào năm 2020 và có hầm ngầm chứa đạn dược và các thiết bị khác. Ảnh: Một sân bay tiền tuyến của Ấn Độ - Nguồn: PTI
Những hầm ngầm bê tông có thể chịu được các cuộc tấn công bằng đầu đạn tên lửa cỡ lớn. Ngay cả khi một phần của sân bay bị tê liệt tạm thời, nó sẽ không ảnh hưởng đến cuộc phản công của Không quân Ấn Độ (IAF). Ảnh: Tiêm kích đa nhiệm Mirage-2000 của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Ngoài ra, IAF có thể hoàn thành việc sửa chữa đường băng sân bay trong vòng 4-6 giờ. Để phá hủy và làm tê liệt ba sân bay cùng một lúc, Pakistan hoặc Trung Quốc cần phóng hơn 600 tên lửa đạn đạo mỗi ngày; điều đó có nghĩa là số tên lửa đạn đạo Dongfeng sẽ hết trong vòng 48 giờ. Ảnh: Tên lửa Dongfeng của Trung Quốc rời bệ phóng - Nguồn: Sina
Vào năm 2018, IAF đã tổ chức cuộc tập trận Gagan Shakti ở dọc đường biên giới giáp Pakistan và Trung Quốc. Trong cuộc tập trận đó, gần như tất cả các máy bay chiến đấu của IAF đã thực hiện các chuyến xuất kích với hơn 10.000 chuyến bay, một con số kỷ lục không chỉ của IAF mà của cả trên thế giới. Ảnh: Hình ảnh của cuộc tập trận Gagan Shakti - Nguồn: PTI
Mục đích của cuộc tập trận là tập trung sơ tán các máy bay chiến đấu của IAF cũng như năng lực sửa chữa sân bay và tiến hành một cuộc phản công, khi họ bị tấn công cấp tập bằng tên lửa đạn đạo. Ảnh: Hình ảnh của cuộc tập trận Gagan Shakti - Nguồn: PTI
Trong cuộc tập trận, IAF đã có thể khôi phục hoạt động của sân bay bị tấn công bằng tên lửa trong vòng vài giờ. Điều này được thực hiện với giả định rằng Ấn Độ không có tên lửa phòng không tiên tiến, và các tên lửa của Pakistan hoặc Trung Quốc đều đi trúng đích mà không hề bị đánh chặn. Ảnh: Chiến đấu cơ MiG-29 của IAF. Ảnh: Hình ảnh của cuộc tập trận Gagan Shakti - Nguồn: PTI
Ông Danoa tin rằng, IAF sẽ không mất sức chiến đấu do cuộc tấn công của tên lửa của phía Pakistan, và họ hoàn toàn có đủ lực để tiến hành một cuộc không kích trả đũa mạnh mẽ. Cả máy bay chiến đấu Su-30MKI và Rafale do IAF trang bị đều có tải trọng bom hơn 8 tấn và có thể liên tục thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Pakistan hoặc Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKI - Nguồn: AFP
Cuộc tấn công tên lửa Dongfeng chỉ diễn ra được một lần và tải trọng sức mạnh chiến đấu rất hạn chế; tuy nhiên lực lượng tên lửa đạn đạo của Pakistan mạnh hơn rất nhiều so với lực lượng không quân, khi không quân của Pakistan không có khả năng tiến công tầm xa như không quân của Ấn Độ. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Dongfeng 21 (CSS-5) của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Hiện tại IAF có gần 300 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI, trong khi đối thủ Pakistan có ít hơn 76 máy bay chiến đấu F-16; còn Trung Quốc có chưa đầy 100 chiếc máy bay ném bom H-6, đây là những máy bay thế hệ cũ, tốc độ chậm và rất dễ bị bắn hạ. Ảnh: Chiến đấu cơ F-16 của Pakistan - Nguồn: AFP
Quân đội Ấn Độ cũng được trang bị một số lượng tương đối lớn tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa Agni và tên lửa đạn đạo tầm ngắn tiến công mặt đất và sẵn sàng phản công khi cần thiết. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Agni của Ấn Độ - Nguồn: PTI
Tuy nhiên chiến lược quốc phòng của Ấn Độ sẽ không sử dụng tên lửa đạn đạo như là phương sách cuối cùng. Quân đội Ấn Độ đã đánh giá thấp hiệu quả tấn công của tên lửa đạn đạo và hiệu suất thực sự của tên lửa đạn đạo không được mô phỏng trong cuộc tập trận của Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Sắp tới, Ấn Độ sẽ được trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-400 mua của Nga, đây là hệ thống tên lửa hoàn toàn có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo của Pakistan và Trung Quốc; như vậy Ấn Độ sẽ làm chủ chiến trường và họ càng không lo sợ mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Pakistan và cả Trung Quốc. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga - Nguồn: AFP
Video Ấn Độ nhận lô hàng 5 chiếc chiến đấu cơ Rafale đầu tiên - Nguồn: QPVN