Trong thời gian qua, xung đột tại khu vực biên giới tranh chấp giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc vẫn diễn biến theo chiều hướng phức tạp khi đã có khá nhiều binh sĩ hai bên thiệt mạng vì những cuộc giao tranh.Điểm đặc biệt cần phải lưu ý đó là vũ khí mà binh lính Trung Quốc sử dụng. Cụ thể, nhằm không phá vỡ thỏa thuận cấm nổ súng nhưng vẫn tạo ưu thế trước đối phương, Bắc Kinh đã trang bị cho quân mình vũ khí "lạnh".Sau những cáo buộc về việc sử dụng thanh kim loại hàn đinh sắt hay chùy cuốn dây thép gai thì lính Trung Quốc thời gian gần đây đã xuất hiện thường xuyên hơn ở biên giới với trường đao, giáo dài, côn sắt…Động thái trên của Bắc Kinh khiến New Delhi đã cảm thấy cần phải tăng cường khả năng bảo vệ cho quân nhân mình, nhằm tránh thiệt hại như đã từng xảy ra trong quá khứ.Có thông tin cho rằng tại Ấn Độ, công việc chế tạo một loại áo giáp mới được đẩy nhanh do tình hình phức tạp ở biên giới với Trung Quốc - trong khu vực Ladakh.“Một thời gian trước, đã xảy ra các cuộc đụng độ giữa quân đội hai nước, trong đó các thanh kim loại mài sắc được Trung Quốc sử dụng, gây sát thương lớn cho lính Ấn Độ”, Indian Times cho biết.Báo chí Ấn Độ mới đây đưa tin, công ty Midhani đã tạo ra "thiết bị bảo vệ hạng nhẹ độc quyền", phù hợp cho cả bộ binh và kíp chiến đấu xe bọc thép, cụ thể đó chính là áo giáp cá nhân.Những chiếc áo giáp thế hệ mới của Ấn Độ được đặt tên là "Bhabha Kavach 6+". Phiên bản đầu tiên đã được trình bày vào tháng 2/2020. Theo giới thiệu, công nghệ cuối cùng được phát triển cùng với Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử (BARC).Giám đốc công ty sản xuất Sanjay Kumar cho biết: "Lớp giáp mới có thể chịu được đòn trực tiếp từ súng trường tấn công AK-47. Lô thí điểm đã được đưa tới các đơn vị quân đội để vận hành thử nghiệm”.“Chúng tôi xếp loại áo giáp này là lớp bảo vệ 6 bis (6a). Hơn nữa, thiết kế của chúng tôi nhẹ hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại do nước ngoài phát triển".Ông Sanjay Kumar lưu ý rằng áo chống đạn thuộc lớp bảo vệ 6a, sau khi "hiện đại hóa một số" có trọng lượng 6,3 kg, cân nặng như trên được đánh giá là phù hợp với thể trạng của người lính quốc gia Nam Á này.Báo chí cũng nói rằng áo chống đạn có thể cứu sống người lính trước một viên đạn cỡ 7,62 mm bay với tốc độ lên đến 700 m/s, dĩ nhiên mức độ bảo vệ này cũng giúp binh sĩ an toàn trước vũ khí "lạnh" của đối phương.Giá của áo giáp mới do Ấn Độ chế tạo ước tính vào khoảng 70 nghìn Rupee. Báo chí tại quốc gia Nam Á cho rằng Bộ Quốc phòng Ấn Độ sẽ mua lô lớn áo giáp như vậy sau khi có kết quả sử dụng thử nghiệm trong quân đội.Bước đi nói trên của Ấn Độ nhiều khả năng cũng sẽ dẫn tới hành động tương tự từ phía Trung Quốc nhằm không để cho binh sĩ của mình chịu thất thế trước đối phương trên thực địa.
Trong thời gian qua, xung đột tại khu vực biên giới tranh chấp giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc vẫn diễn biến theo chiều hướng phức tạp khi đã có khá nhiều binh sĩ hai bên thiệt mạng vì những cuộc giao tranh.
Điểm đặc biệt cần phải lưu ý đó là vũ khí mà binh lính Trung Quốc sử dụng. Cụ thể, nhằm không phá vỡ thỏa thuận cấm nổ súng nhưng vẫn tạo ưu thế trước đối phương, Bắc Kinh đã trang bị cho quân mình vũ khí "lạnh".
Sau những cáo buộc về việc sử dụng thanh kim loại hàn đinh sắt hay chùy cuốn dây thép gai thì lính Trung Quốc thời gian gần đây đã xuất hiện thường xuyên hơn ở biên giới với trường đao, giáo dài, côn sắt…
Động thái trên của Bắc Kinh khiến New Delhi đã cảm thấy cần phải tăng cường khả năng bảo vệ cho quân nhân mình, nhằm tránh thiệt hại như đã từng xảy ra trong quá khứ.
Có thông tin cho rằng tại Ấn Độ, công việc chế tạo một loại áo giáp mới được đẩy nhanh do tình hình phức tạp ở biên giới với Trung Quốc - trong khu vực Ladakh.
“Một thời gian trước, đã xảy ra các cuộc đụng độ giữa quân đội hai nước, trong đó các thanh kim loại mài sắc được Trung Quốc sử dụng, gây sát thương lớn cho lính Ấn Độ”, Indian Times cho biết.
Báo chí Ấn Độ mới đây đưa tin, công ty Midhani đã tạo ra "thiết bị bảo vệ hạng nhẹ độc quyền", phù hợp cho cả bộ binh và kíp chiến đấu xe bọc thép, cụ thể đó chính là áo giáp cá nhân.
Những chiếc áo giáp thế hệ mới của Ấn Độ được đặt tên là "Bhabha Kavach 6+". Phiên bản đầu tiên đã được trình bày vào tháng 2/2020. Theo giới thiệu, công nghệ cuối cùng được phát triển cùng với Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử (BARC).
Giám đốc công ty sản xuất Sanjay Kumar cho biết: "Lớp giáp mới có thể chịu được đòn trực tiếp từ súng trường tấn công AK-47. Lô thí điểm đã được đưa tới các đơn vị quân đội để vận hành thử nghiệm”.
“Chúng tôi xếp loại áo giáp này là lớp bảo vệ 6 bis (6a). Hơn nữa, thiết kế của chúng tôi nhẹ hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại do nước ngoài phát triển".
Ông Sanjay Kumar lưu ý rằng áo chống đạn thuộc lớp bảo vệ 6a, sau khi "hiện đại hóa một số" có trọng lượng 6,3 kg, cân nặng như trên được đánh giá là phù hợp với thể trạng của người lính quốc gia Nam Á này.
Báo chí cũng nói rằng áo chống đạn có thể cứu sống người lính trước một viên đạn cỡ 7,62 mm bay với tốc độ lên đến 700 m/s, dĩ nhiên mức độ bảo vệ này cũng giúp binh sĩ an toàn trước vũ khí "lạnh" của đối phương.
Giá của áo giáp mới do Ấn Độ chế tạo ước tính vào khoảng 70 nghìn Rupee. Báo chí tại quốc gia Nam Á cho rằng Bộ Quốc phòng Ấn Độ sẽ mua lô lớn áo giáp như vậy sau khi có kết quả sử dụng thử nghiệm trong quân đội.
Bước đi nói trên của Ấn Độ nhiều khả năng cũng sẽ dẫn tới hành động tương tự từ phía Trung Quốc nhằm không để cho binh sĩ của mình chịu thất thế trước đối phương trên thực địa.