Đồng Giám đốc của công ty liên doanh Nga-Ấn BrahMos Aerospace, Alexander Maksichev cho biết, một số máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (IAF), sẽ được trang bị tên lửa hành trình BrahMos trong hai hoặc ba năm tới. IAF trước đó đã ký hợp đồng chuyển giao tên lửa hành trình phóng từ trên không vào đầu tháng 1/2018. Biến thể này của tên lửa BrahMos, được coi là tên lửa hành trình siêu thanh nhanh nhất thế giới, được thiết kế để trang bị cho khoảng 40 máy bay chiến đấu Su-30MKI.Máy bay chiến đấu Su-30MKI là loại máy bay chiến đấu đa nhiệm, do Cục Thiết kế Sukhoi của Nga và Hindustan Aeronautics Limited của Ấn Độ (HAL) cùng phát triển. Năm 1996, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký hợp đồng đầu tiên với công ty trung gian nhà nước Nga là Rosvooruzhenie để chuyển giao máy bay Su-30MKI cho IAF.Việc giao hàng được dự kiến trong các năm 2002-2004. Năm 2000, một hợp đồng khác đã được ký kết, để chuyển giao công nghệ sản xuất Su-30MKI được cấp phép tại các cơ sở của Hindustan Aeronautics Limited (HAL). Su-30MKI có thiết kế khí động học tối ưu, thân được làm bằng titan và hợp kim nhôm cường độ cao. Buồng lái hai phi công và được trang bị thiết bị điện tử hàng không tích hợp, bao gồm màn hình hiển thị trên mũ bay (HUD) phi công, do Elbit của Israel chế tạo; bảy màn hình tinh thể lỏng, dạng ma (AMLCD), đã thay thế toàn bộ đồng hồ kiểu cũ.Su-30 sử dụng hệ thống điều khiển bay fly-by-wire (FBW). Phi công vũ khí phía sau sẽ chuyên biệt sử dụng vũ khí, nên được trang bị một màn hình đơn sắc lớn ở ca bin; phi công chính sẽ tập trung vào điều khiển máy bay.Loại máy bay này sử dụng radar mảng pha quét điện tử thụ động N011M, hệ thống định vị quang học laser OLS-30 và thiết bị chỉ định mục tiêu, để dẫn đường cho vũ khí có điều khiển; nhất là vũ khí dẫn đường bằng laser.
Su-30MKI có thể sử dụng tên lửa không đối không R-27R, R-73 và R-77 do Vympel (Nga) sản xuất, và các loại vũ khí tiến công mặt đất như bom dẫn đường bằng laser KAB-500 và KAB-1500. Su-30MKI sử dụng hai động cơ tuốc bin phản lực AI-31FP, mỗi động cơ có khả năng tạo ra lực đẩy toàn bộ 12.500kgf.Theo hãng thông tấn Nga TASS, kể từ tháng 11/2017, IAF đã sửa đổi hai máy bay chiến đấu Su-30MKI, để phóng tên lửa hành trình BrahMos từ trên không và đã thành công mỹ mãn.Tên lửa hành trình BrahMos được phát triển bởi BrahMos Aerospace, đây là liên doanh giữa Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ và Mashinostroeyenia của Nga. Tên lửa được đặt theo tên của hai con sông, Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga.Liên doanh BrahMos Aerospace được thành lập sau khi một thỏa thuận liên chính phủ được ký kết giữa Ấn Độ và Nga vào năm 1998. Tên lửa BrahMos đầu tiên được thử nghiệm vào năm 2001, và kể từ đó, tên lửa này đã được thử nghiệm thành công trên nhiều nền tảng phóng khác nhau, bao gồm trên bộ, trên tàu chiến, trên không và tàu ngầm.BrahMos có nguồn gốc từ tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh P-800 Oniks (tên xuất khẩu là Yakhont) của Nga. Động cơ đẩy của nó dựa trên tên lửa Oniks và hệ thống dẫn đường đã được phát triển bởi BrahMos Aerospace.Phiên bản BrahMos phóng từ mặt đất và tàu chiến có thể mang đầu đạn xuyên giáp thông thường nặng tới 200 kg, trong khi biến thể trên không có thể mang đầu đạn nặng tới 300 kg. BrahMos có tầm bắn tới 290 km (phiên bản cải tiến mới nhất đến 400km) và có thể đạt tốc độ Mach 3. Vào ngày 12/3/2018, Ấn Độ đã phóng thử thành công phiên bản tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos từ tàu ngầm ở Vịnh Bengal. Tên lửa đã tiêu diệt thành công mục tiêu ở cự ly 290 km, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có khả năng này.Trong bối cảnh biên giới giáp ranh với Trung Quốc gia tăng căng thẳng từ tháng 6 năm ngoái, các lực lượng vũ trang Ấn Độ đã tiến hành một loạt vụ thử thành công tên lửa BrahMos; vừa để kiểm tra khả năng chiến đấu của tên lửa, vừa có tính chất "răn đe".Các chuyên gia quân sự đánh giá, việc Lục quân, Hải quân và Không quân Ấn Độ, tiến hành các cuộc thử nghiệm BrahMos liên tục, là một dấu hiệu của sự tích hợp các khí tài phóng BrahMos trên bộ, trên không và trên biển, nhằm phối hợp với nhau để cải thiện khả năng răn đe chung.Đầu năm 2020, Su-30MKI được trang bị tên lửa hành trình BrahMos siêu thanh, đã được IAF giới thiệu tại căn cứ không quân Thanjavur. Sự hiện diện của Su-30MKI được coi là có ý nghĩa quan trọng, đối với việc bảo vệ các vùng lãnh thổ, hải đảo và các tuyến đường liên lạc trên biển ở khu vực Ấn Độ Dương.Việc tích hợp phiên bản BrahMos phóng từ trên không, đều do BrahMos Aerospace, HAL và IAF thực hiện. Năm 2018, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký thỏa thuận với BrahMos Aerospace, về việc tái trang bị 40 máy bay Su-30MKI, có khả năng phóng tên lửa BrahMos.Số Su-30MKI của IAF được chuyển đổi để mang tên lửa BrahMos sẽ hoàn thành trong 2-3 năm tới; đồng thời số Su-30MKI này cũng sẽ được hiện đại hóa theo kế hoạch của IAF.Các tên lửa mới sẽ nâng cao đáng kể năng lực chiến lược của IAF trong việc loại bỏ các mục tiêu tầm xa ở Ấn Độ Dương. Ngoài ra kỹ thuật phóng BrahMos từ trên không, hoàn toàn sử dụng bình thường ở nhưng khu vực có địa hình cao như khu vực biên giới Trung-Ấn.Hiện nay Ấn Độ đang tích cực chào bán tên lửa BrahMos cho các quốc gia khác, nhất là các nước Đông Nam Á; Philippines là khách hàng đầu tiên của loại tên lửa này. Rất có thể, Ấn Độ sẽ chuyển giao công nghệ và tên lửa BrahMos cho những quốc gia đang sở hữu Su-30, trong đó Việt Nam là khách hàng tiềm năng. Nguồn ảnh: Pinterest. Ấn Độ thử nghiệm tên lửa hành trình BrahMos phóng tử máy bay chiến đấu Su-30MKI. Nguồn: Hepta7.
Đồng Giám đốc của công ty liên doanh Nga-Ấn BrahMos Aerospace, Alexander Maksichev cho biết, một số máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (IAF), sẽ được trang bị tên lửa hành trình BrahMos trong hai hoặc ba năm tới.
IAF trước đó đã ký hợp đồng chuyển giao tên lửa hành trình phóng từ trên không vào đầu tháng 1/2018. Biến thể này của tên lửa BrahMos, được coi là tên lửa hành trình siêu thanh nhanh nhất thế giới, được thiết kế để trang bị cho khoảng 40 máy bay chiến đấu Su-30MKI.
Máy bay chiến đấu Su-30MKI là loại máy bay chiến đấu đa nhiệm, do Cục Thiết kế Sukhoi của Nga và Hindustan Aeronautics Limited của Ấn Độ (HAL) cùng phát triển. Năm 1996, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký hợp đồng đầu tiên với công ty trung gian nhà nước Nga là Rosvooruzhenie để chuyển giao máy bay Su-30MKI cho IAF.
Việc giao hàng được dự kiến trong các năm 2002-2004. Năm 2000, một hợp đồng khác đã được ký kết, để chuyển giao công nghệ sản xuất Su-30MKI được cấp phép tại các cơ sở của Hindustan Aeronautics Limited (HAL).
Su-30MKI có thiết kế khí động học tối ưu, thân được làm bằng titan và hợp kim nhôm cường độ cao. Buồng lái hai phi công và được trang bị thiết bị điện tử hàng không tích hợp, bao gồm màn hình hiển thị trên mũ bay (HUD) phi công, do Elbit của Israel chế tạo; bảy màn hình tinh thể lỏng, dạng ma (AMLCD), đã thay thế toàn bộ đồng hồ kiểu cũ.
Su-30 sử dụng hệ thống điều khiển bay fly-by-wire (FBW). Phi công vũ khí phía sau sẽ chuyên biệt sử dụng vũ khí, nên được trang bị một màn hình đơn sắc lớn ở ca bin; phi công chính sẽ tập trung vào điều khiển máy bay.
Loại máy bay này sử dụng radar mảng pha quét điện tử thụ động N011M, hệ thống định vị quang học laser OLS-30 và thiết bị chỉ định mục tiêu, để dẫn đường cho vũ khí có điều khiển; nhất là vũ khí dẫn đường bằng laser.
Su-30MKI có thể sử dụng tên lửa không đối không R-27R, R-73 và R-77 do Vympel (Nga) sản xuất, và các loại vũ khí tiến công mặt đất như bom dẫn đường bằng laser KAB-500 và KAB-1500. Su-30MKI sử dụng hai động cơ tuốc bin phản lực AI-31FP, mỗi động cơ có khả năng tạo ra lực đẩy toàn bộ 12.500kgf.
Theo hãng thông tấn Nga TASS, kể từ tháng 11/2017, IAF đã sửa đổi hai máy bay chiến đấu Su-30MKI, để phóng tên lửa hành trình BrahMos từ trên không và đã thành công mỹ mãn.
Tên lửa hành trình BrahMos được phát triển bởi BrahMos Aerospace, đây là liên doanh giữa Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ và Mashinostroeyenia của Nga. Tên lửa được đặt theo tên của hai con sông, Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga.
Liên doanh BrahMos Aerospace được thành lập sau khi một thỏa thuận liên chính phủ được ký kết giữa Ấn Độ và Nga vào năm 1998. Tên lửa BrahMos đầu tiên được thử nghiệm vào năm 2001, và kể từ đó, tên lửa này đã được thử nghiệm thành công trên nhiều nền tảng phóng khác nhau, bao gồm trên bộ, trên tàu chiến, trên không và tàu ngầm.
BrahMos có nguồn gốc từ tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh P-800 Oniks (tên xuất khẩu là Yakhont) của Nga. Động cơ đẩy của nó dựa trên tên lửa Oniks và hệ thống dẫn đường đã được phát triển bởi BrahMos Aerospace.
Phiên bản BrahMos phóng từ mặt đất và tàu chiến có thể mang đầu đạn xuyên giáp thông thường nặng tới 200 kg, trong khi biến thể trên không có thể mang đầu đạn nặng tới 300 kg. BrahMos có tầm bắn tới 290 km (phiên bản cải tiến mới nhất đến 400km) và có thể đạt tốc độ Mach 3.
Vào ngày 12/3/2018, Ấn Độ đã phóng thử thành công phiên bản tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos từ tàu ngầm ở Vịnh Bengal. Tên lửa đã tiêu diệt thành công mục tiêu ở cự ly 290 km, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có khả năng này.
Trong bối cảnh biên giới giáp ranh với Trung Quốc gia tăng căng thẳng từ tháng 6 năm ngoái, các lực lượng vũ trang Ấn Độ đã tiến hành một loạt vụ thử thành công tên lửa BrahMos; vừa để kiểm tra khả năng chiến đấu của tên lửa, vừa có tính chất "răn đe".
Các chuyên gia quân sự đánh giá, việc Lục quân, Hải quân và Không quân Ấn Độ, tiến hành các cuộc thử nghiệm BrahMos liên tục, là một dấu hiệu của sự tích hợp các khí tài phóng BrahMos trên bộ, trên không và trên biển, nhằm phối hợp với nhau để cải thiện khả năng răn đe chung.
Đầu năm 2020, Su-30MKI được trang bị tên lửa hành trình BrahMos siêu thanh, đã được IAF giới thiệu tại căn cứ không quân Thanjavur. Sự hiện diện của Su-30MKI được coi là có ý nghĩa quan trọng, đối với việc bảo vệ các vùng lãnh thổ, hải đảo và các tuyến đường liên lạc trên biển ở khu vực Ấn Độ Dương.
Việc tích hợp phiên bản BrahMos phóng từ trên không, đều do BrahMos Aerospace, HAL và IAF thực hiện. Năm 2018, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký thỏa thuận với BrahMos Aerospace, về việc tái trang bị 40 máy bay Su-30MKI, có khả năng phóng tên lửa BrahMos.
Số Su-30MKI của IAF được chuyển đổi để mang tên lửa BrahMos sẽ hoàn thành trong 2-3 năm tới; đồng thời số Su-30MKI này cũng sẽ được hiện đại hóa theo kế hoạch của IAF.
Các tên lửa mới sẽ nâng cao đáng kể năng lực chiến lược của IAF trong việc loại bỏ các mục tiêu tầm xa ở Ấn Độ Dương. Ngoài ra kỹ thuật phóng BrahMos từ trên không, hoàn toàn sử dụng bình thường ở nhưng khu vực có địa hình cao như khu vực biên giới Trung-Ấn.
Hiện nay Ấn Độ đang tích cực chào bán tên lửa BrahMos cho các quốc gia khác, nhất là các nước Đông Nam Á; Philippines là khách hàng đầu tiên của loại tên lửa này. Rất có thể, Ấn Độ sẽ chuyển giao công nghệ và tên lửa BrahMos cho những quốc gia đang sở hữu Su-30, trong đó Việt Nam là khách hàng tiềm năng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ấn Độ thử nghiệm tên lửa hành trình BrahMos phóng tử máy bay chiến đấu Su-30MKI. Nguồn: Hepta7.