Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực Đông Ladakh đã bắt nguồn từ tháng 5 cho đến nay, dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng các bên vẫn liên tục tăng cường lực lượng quân sự để đề phòng và đe dọa lẫn nhau. Đỉnh điểm của vụ việc là cuộc ẩu đả giữa binh sĩ hai nước cực kỳ nghiêm trọng khiến 20 lính Ấn Độ và hàng chục binh sĩ khác bị thương, khiến cho suýt nữa cả hai cường quốc Châu Á lao vào một cuộc chiến tranh. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ tại khu vực Đông Ladakh, sát biên giới Trung Quốc.Hai bên liên tục thực hiện các đòn ăn miếng trả miếng với nhau khi mà Ấn Độ tăng thêm quân thì Trung Quốc cũng gấp rút bổ sung lực lượng cho vị trí quan trọng, Trung Quốc điều chiến đấu cơ, pháo phản lực đến biên giới ngược lại Ấn Độ cũng đưa những chiến đấu cơ Rafale hiện đại nhất của mình lên tăng cường. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc trong một cuộc tuần tra chung biên giới.Tuy nhiên có một con bài cực kỳ độc đáo của Trung Quốc mà Ấn Độ đang loay hoay mãi chưa thể hóa giải được, đó chính là xe tăng hạng nhẹ Type-15 của đối thủ. Xe tăng hạng nhẹ Type-15 chính thứ gia nhập biên chế quân đội Trung Quốc (PLA) từ năm 2018 với nhiệm vụ chuyên biệt cho chiến đấu vùng sơn cước, có lợi thế là nhỏ con, nhẹ và tính cơ động cao, hỏa lực đáng gờm, giáp bảo vệ kết hợp cả phản ứng nổ ERA và phản ứng không nổ NERA. Trung Quốc đã điều động các đơn vị Type-15 đến tiền tuyến để tạo ưu thế áp đảo trước Ấn Độ nếu chiến tranh xảy ra. Ảnh: Xe tăng Type-15 huấn luyện cơ động trên địa hình rừng núi.Type-15 sử dụng động cơ Diesel 1.000 mã lực mạnh mẽ, cực kỳ ưu thế trong việc cơ động vượt địa hình hiểm trở miền sơn cước, trong khi trọng lượng chỉ khoảng 32-35 tấn. Về hỏa lực, Type-15 được trang bị một trọng pháo 105mm có thể bắn đạn xuyên giáp thép cũng như tên lửa chống tăng sức sát thương cao, một giàn ống phóng lựu đạn khói ngụy trang đặt ở phía sau tháp pháo, một bệ súng máy 12.7mm tự động cùng hệ thống kiểm soát hỏa lực cực kỳ tiên tiến. Ảnh: Xe tăng hạng nhẹ Type-15 của Trung Quốc.Nhằm đáp trả lại việc Trung Quốc triển khai Type-15, Ấn Độ cũng tung các xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 Ajeya và T-90S/Bhisma vào trận làm đối trọng. Tuy nhiên đây là các xe tăng chiến đấu chủ lực vốn nặng nề và cồng kềnh, chỉ hợp với tác chiến đồng bằng, khó vượt địa hình núi non hiểm trở ở Đông Ladakh. Do đó, Ấn Độ đang khẩn trương để có thể tìm ra giải pháp khắc phục vụ hạn chế này của mình để đối phó với Type-15. Ảnh: Xe tăng T-72 Ajeya của Ấn Độ hoạt động tại Ladakh.Ứng cử viên số 1 cho vị trí này đang được Bộ Quốc phòng Ấn Độ đặc biệt quan tâm đó chính là pháo tự hành diệt tăng 2S25 Sprut-SD do Nga phát triển chế tạo, chính thức đưa vào phục vụ từ năm 2005. Và đặc biệt là mới đây, báo chí Ấn Độ thông báo công khai rằng nước này đang tiến đến đàm phán để mua Sprut-SD, dự kiến lô đầu tiên sẽ bao gồm 20 chiếc. Ảnh: Pháo tự hành diệt tăng Sprut-SD của Nga.Pháo tự hành diệt tăng hay còn gọi là xe tăng lội nước hạng nhẹ 2S25 Sprut-SD được trang bị một pháo nòng trơn 2A75M cỡ 125mm có sức mạnh vượt trội so với pháo 105mm của Type-15 Trung Quốc, nó có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau như đạn nổ phá mảnh, đạn HE, đạn xuyên Sabot và đặc biệt là có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng pháo với tầm tấn công tối đa lên tới 5km, ngoài cả tầm nhìn xe tăng đối phương thậm chí còn có thể tiêu diệt cả trực thăng bay thấp. Nhờ đó, Sprut-SD có hỏa lực phải nói là ngang bằng với những xe tăng chiến đấu chủ lực như T-72, T-80 hay T-90. Ảnh: Đội hình Sprut-SD chuẩn bị vượt sôngSprut-SD sử dụng khung thân bọc thép làm bằng hợp kim nhôm giúp xe có trọng lượng nhẹ, có thể chống lại đạn pháo 23mm. Xe thiết kế giống với xe tăng chiến đấu chủ lực với khoang lái ở phía trước, khoang chiến đấu ở giữa và khoang động cơ ở phía sau, trang bị một động cơ Diesel công suất 510 mã lực cùng hộp số tự động, cho phép xe có thể đạt vận tốc tối đa 70km/h trên đường bằng, vận tốc bơi 7-9km/h. Ảnh: Pháo tự hành chống tăng Sprut-SD.Về trọng lượng, Sprut-SD chỉ nặng 18 tấn, nhẹ hơn gần bằng 1 nửa so với Type-15. Điều này cho phép nó có thể triển khai nhảy dù từ máy bay vận tải để hỗ trợ lực lượng đổ bộ đường không cũng như hoạt động hiệu quả tại địa hình sơn cước. Ảnh: Pháo tự hành Sprut-SD vượt sông.Dẫu cho có hỏa lực mạnh vượt trội Type-15 tuy nhiên Sprut-SD lại có hệ thống giáp bảo vệ cực kỳ mỏng manh, chỉ có thể chống lại đạn 23mm khiến một phát bắn trúng mục tiêu của trọng pháo 105mm trên Type-15 cũng đủ để xuyên Sprut-SD ngọt như xuyên qua giấy. Trong khi đó, Type-15 lại có hệ thống giáp tổng hợp nhiều lớp khiến cho một cuộc giáp chiến giữa Type-15 và Sprut-SD thì phần thắng sẽ thiên về Type-15. Vỏ giáp quá mỏng manh cũng khiến cho Sprut-SD không có được sự ưu ái của quân đội Nga, chỉ có 40 chiếc loại này đang phục vụ cũng như cực kỳ ế ẩm trên thị trường xuất khẩu. Ảnh: Pháo tự hành chống tăng Sprut-SD của VDV Nga. Video Người Đức tự hào khi sở hữu khẩu pháo tự hành uy lực nhất thế giới này - Nguồn: QPVN
Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực Đông Ladakh đã bắt nguồn từ tháng 5 cho đến nay, dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng các bên vẫn liên tục tăng cường lực lượng quân sự để đề phòng và đe dọa lẫn nhau. Đỉnh điểm của vụ việc là cuộc ẩu đả giữa binh sĩ hai nước cực kỳ nghiêm trọng khiến 20 lính Ấn Độ và hàng chục binh sĩ khác bị thương, khiến cho suýt nữa cả hai cường quốc Châu Á lao vào một cuộc chiến tranh. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ tại khu vực Đông Ladakh, sát biên giới Trung Quốc.
Hai bên liên tục thực hiện các đòn ăn miếng trả miếng với nhau khi mà Ấn Độ tăng thêm quân thì Trung Quốc cũng gấp rút bổ sung lực lượng cho vị trí quan trọng, Trung Quốc điều chiến đấu cơ, pháo phản lực đến biên giới ngược lại Ấn Độ cũng đưa những chiến đấu cơ Rafale hiện đại nhất của mình lên tăng cường. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc trong một cuộc tuần tra chung biên giới.
Tuy nhiên có một con bài cực kỳ độc đáo của Trung Quốc mà Ấn Độ đang loay hoay mãi chưa thể hóa giải được, đó chính là xe tăng hạng nhẹ Type-15 của đối thủ. Xe tăng hạng nhẹ Type-15 chính thứ gia nhập biên chế quân đội Trung Quốc (PLA) từ năm 2018 với nhiệm vụ chuyên biệt cho chiến đấu vùng sơn cước, có lợi thế là nhỏ con, nhẹ và tính cơ động cao, hỏa lực đáng gờm, giáp bảo vệ kết hợp cả phản ứng nổ ERA và phản ứng không nổ NERA. Trung Quốc đã điều động các đơn vị Type-15 đến tiền tuyến để tạo ưu thế áp đảo trước Ấn Độ nếu chiến tranh xảy ra. Ảnh: Xe tăng Type-15 huấn luyện cơ động trên địa hình rừng núi.
Type-15 sử dụng động cơ Diesel 1.000 mã lực mạnh mẽ, cực kỳ ưu thế trong việc cơ động vượt địa hình hiểm trở miền sơn cước, trong khi trọng lượng chỉ khoảng 32-35 tấn. Về hỏa lực, Type-15 được trang bị một trọng pháo 105mm có thể bắn đạn xuyên giáp thép cũng như tên lửa chống tăng sức sát thương cao, một giàn ống phóng lựu đạn khói ngụy trang đặt ở phía sau tháp pháo, một bệ súng máy 12.7mm tự động cùng hệ thống kiểm soát hỏa lực cực kỳ tiên tiến. Ảnh: Xe tăng hạng nhẹ Type-15 của Trung Quốc.
Nhằm đáp trả lại việc Trung Quốc triển khai Type-15, Ấn Độ cũng tung các xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 Ajeya và T-90S/Bhisma vào trận làm đối trọng. Tuy nhiên đây là các xe tăng chiến đấu chủ lực vốn nặng nề và cồng kềnh, chỉ hợp với tác chiến đồng bằng, khó vượt địa hình núi non hiểm trở ở Đông Ladakh. Do đó, Ấn Độ đang khẩn trương để có thể tìm ra giải pháp khắc phục vụ hạn chế này của mình để đối phó với Type-15. Ảnh: Xe tăng T-72 Ajeya của Ấn Độ hoạt động tại Ladakh.
Ứng cử viên số 1 cho vị trí này đang được Bộ Quốc phòng Ấn Độ đặc biệt quan tâm đó chính là pháo tự hành diệt tăng 2S25 Sprut-SD do Nga phát triển chế tạo, chính thức đưa vào phục vụ từ năm 2005. Và đặc biệt là mới đây, báo chí Ấn Độ thông báo công khai rằng nước này đang tiến đến đàm phán để mua Sprut-SD, dự kiến lô đầu tiên sẽ bao gồm 20 chiếc. Ảnh: Pháo tự hành diệt tăng Sprut-SD của Nga.
Pháo tự hành diệt tăng hay còn gọi là xe tăng lội nước hạng nhẹ 2S25 Sprut-SD được trang bị một pháo nòng trơn 2A75M cỡ 125mm có sức mạnh vượt trội so với pháo 105mm của Type-15 Trung Quốc, nó có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau như đạn nổ phá mảnh, đạn HE, đạn xuyên Sabot và đặc biệt là có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng pháo với tầm tấn công tối đa lên tới 5km, ngoài cả tầm nhìn xe tăng đối phương thậm chí còn có thể tiêu diệt cả trực thăng bay thấp. Nhờ đó, Sprut-SD có hỏa lực phải nói là ngang bằng với những xe tăng chiến đấu chủ lực như T-72, T-80 hay T-90. Ảnh: Đội hình Sprut-SD chuẩn bị vượt sông
Sprut-SD sử dụng khung thân bọc thép làm bằng hợp kim nhôm giúp xe có trọng lượng nhẹ, có thể chống lại đạn pháo 23mm. Xe thiết kế giống với xe tăng chiến đấu chủ lực với khoang lái ở phía trước, khoang chiến đấu ở giữa và khoang động cơ ở phía sau, trang bị một động cơ Diesel công suất 510 mã lực cùng hộp số tự động, cho phép xe có thể đạt vận tốc tối đa 70km/h trên đường bằng, vận tốc bơi 7-9km/h. Ảnh: Pháo tự hành chống tăng Sprut-SD.
Về trọng lượng, Sprut-SD chỉ nặng 18 tấn, nhẹ hơn gần bằng 1 nửa so với Type-15. Điều này cho phép nó có thể triển khai nhảy dù từ máy bay vận tải để hỗ trợ lực lượng đổ bộ đường không cũng như hoạt động hiệu quả tại địa hình sơn cước. Ảnh: Pháo tự hành Sprut-SD vượt sông.
Dẫu cho có hỏa lực mạnh vượt trội Type-15 tuy nhiên Sprut-SD lại có hệ thống giáp bảo vệ cực kỳ mỏng manh, chỉ có thể chống lại đạn 23mm khiến một phát bắn trúng mục tiêu của trọng pháo 105mm trên Type-15 cũng đủ để xuyên Sprut-SD ngọt như xuyên qua giấy. Trong khi đó, Type-15 lại có hệ thống giáp tổng hợp nhiều lớp khiến cho một cuộc giáp chiến giữa Type-15 và Sprut-SD thì phần thắng sẽ thiên về Type-15. Vỏ giáp quá mỏng manh cũng khiến cho Sprut-SD không có được sự ưu ái của quân đội Nga, chỉ có 40 chiếc loại này đang phục vụ cũng như cực kỳ ế ẩm trên thị trường xuất khẩu. Ảnh: Pháo tự hành chống tăng Sprut-SD của VDV Nga.
Video Người Đức tự hào khi sở hữu khẩu pháo tự hành uy lực nhất thế giới này - Nguồn: QPVN