Nguồn tin giấu tên trong quân đội Ấn Độ hôm 23/9 cho biết tài liệu xác định tính cần thiết của máy bay không người lái (UAV) Mỹ sẽ được trình lên Hội đồng Mua sắm Quốc phòng để thúc đẩy thương vụ mua 30 UAV MQ-9B của nước này.Hợp đồng sẽ chia làm hai giai đoạn, trong đó 6 chiếc MQ-9B với giá trị khoảng 600 triệu USD được đặt mua lập tức và bàn giao trong vài tháng, 24 chiếc còn lại bàn giao trong 3 năm tiếp theo.Ấn Độ hồi năm 2017 lên kế hoạch mua 22 UAV Sea Guardian, phiên bản tuần thám hàng hải phi vũ trang của dòng MQ-9 Reaper, cho hải quân.New Delhi sau đó thay đổi ý định và quyết định mua các phiên bản vũ trang của dòng Reaper để trang bị cho cả ba quân chủng.Bộ Quốc phòng Ấn Độ thường mất vài năm để hoàn thành một hợp đồng mua sắm vũ khí. Tuy nhiên, căng thẳng với Trung Quốc ở khu vực biên giới dường như thúc đẩy Ấn Độ đẩy nhanh quy trình, nhằm nhanh chóng sở hữu phi đội 6 máy bay MQ-9B và tăng cường khả năng trinh sát ở khu vực tranh chấp."Các phi cơ có thể lấy từ những chiếc vừa xuất xưởng, vốn dự kiến trang bị cho quân đội Mỹ và đồng minh. Chưa rõ chúng có kèm theo tên lửa Hellfire và các loại vũ khí đối đất khác hay không", nguồn tin cho hay.Hải quân Ấn Độ coi những chiếc MQ-9B là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong khu vực, nhờ hàng loạt thiết bị trinh sát và vũ khí hiện đại, cùng khả năng hoạt động liên tục đến 35 giờ và tầm bay lớn.MQ-9B cũng có thể hiệp đồng tác chiến cùng máy bay tuần thám P-8I Poseidon và trực thăng đa năng MH-60R trong biên chế hải quân Ấn Độ.Trong số các UAV chiến đấu hiện đại và có sức mạnh đáng gờm nhất hiện nay, không thể không kể đến MQ-9B của Mỹ. Đây được coi là máy bay không người lái có sức chiến đấu mạnh nhất thế giới.Với các sensor cảm biến quang điện tử hiện đại, MQ-9B có thể tự động tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và dẫn đường chính xác cho tên lửa tiêu diệt mục tiêu.Trước đây Mỹ chỉ trang bị cho MQ-9B những tên lửa tiềm nhiệt và tên lửa chống tăng, tuy nhiên họ đang có tham vọng biến cỗ máy chết người này thêm mạnh mẽ với việc trang bị các tên lửa có dẫn đường bằng radar.MQ-9B là phiên bản của MQ-9 có chuyến bay đầu tiên vào năm 2001 và được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2007.MQ-9 là chiếc máy bay không người lái trinh sát-tấn công hiện đại nhất thế giới tính đến thời điểm này.Hiện những máy bay không người lái này vẫn đang được không quân Mỹ và một số đồng minh sử dụng tích cực tại các điểm nóng trên thế giới có sự hiện diện của quân đội Mỹ.
Nguồn tin giấu tên trong quân đội Ấn Độ hôm 23/9 cho biết tài liệu xác định tính cần thiết của máy bay không người lái (UAV) Mỹ sẽ được trình lên Hội đồng Mua sắm Quốc phòng để thúc đẩy thương vụ mua 30 UAV MQ-9B của nước này.
Hợp đồng sẽ chia làm hai giai đoạn, trong đó 6 chiếc MQ-9B với giá trị khoảng 600 triệu USD được đặt mua lập tức và bàn giao trong vài tháng, 24 chiếc còn lại bàn giao trong 3 năm tiếp theo.
Ấn Độ hồi năm 2017 lên kế hoạch mua 22 UAV Sea Guardian, phiên bản tuần thám hàng hải phi vũ trang của dòng MQ-9 Reaper, cho hải quân.
New Delhi sau đó thay đổi ý định và quyết định mua các phiên bản vũ trang của dòng Reaper để trang bị cho cả ba quân chủng.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ thường mất vài năm để hoàn thành một hợp đồng mua sắm vũ khí. Tuy nhiên, căng thẳng với Trung Quốc ở khu vực biên giới dường như thúc đẩy Ấn Độ đẩy nhanh quy trình, nhằm nhanh chóng sở hữu phi đội 6 máy bay MQ-9B và tăng cường khả năng trinh sát ở khu vực tranh chấp.
"Các phi cơ có thể lấy từ những chiếc vừa xuất xưởng, vốn dự kiến trang bị cho quân đội Mỹ và đồng minh. Chưa rõ chúng có kèm theo tên lửa Hellfire và các loại vũ khí đối đất khác hay không", nguồn tin cho hay.
Hải quân Ấn Độ coi những chiếc MQ-9B là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong khu vực, nhờ hàng loạt thiết bị trinh sát và vũ khí hiện đại, cùng khả năng hoạt động liên tục đến 35 giờ và tầm bay lớn.
MQ-9B cũng có thể hiệp đồng tác chiến cùng máy bay tuần thám P-8I Poseidon và trực thăng đa năng MH-60R trong biên chế hải quân Ấn Độ.
Trong số các UAV chiến đấu hiện đại và có sức mạnh đáng gờm nhất hiện nay, không thể không kể đến MQ-9B của Mỹ. Đây được coi là máy bay không người lái có sức chiến đấu mạnh nhất thế giới.
Với các sensor cảm biến quang điện tử hiện đại, MQ-9B có thể tự động tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và dẫn đường chính xác cho tên lửa tiêu diệt mục tiêu.
Trước đây Mỹ chỉ trang bị cho MQ-9B những tên lửa tiềm nhiệt và tên lửa chống tăng, tuy nhiên họ đang có tham vọng biến cỗ máy chết người này thêm mạnh mẽ với việc trang bị các tên lửa có dẫn đường bằng radar.
MQ-9B là phiên bản của MQ-9 có chuyến bay đầu tiên vào năm 2001 và được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2007.
MQ-9 là chiếc máy bay không người lái trinh sát-tấn công hiện đại nhất thế giới tính đến thời điểm này.
Hiện những máy bay không người lái này vẫn đang được không quân Mỹ và một số đồng minh sử dụng tích cực tại các điểm nóng trên thế giới có sự hiện diện của quân đội Mỹ.