Truyền thông Mỹ ngày 6/8 tiết lộ, sắp tới Mỹ sẽ bán cho Đài Loan 4 máy bay không người lái MQ-9B Guardian có giá xấp xỉ 600 triệu USD. MQ-9B là phiên bản nâng cấp của UAV MQ-9 "Reaper" và là sản phẩm mới nhất của dòng UAV "Predator". Ảnh: UAV MQ-9B Guardian - Nguồn: AviationMQ-9B Guardian được phát triển bởi General Atomics của Mỹ vào năm 2012. Phiên bản sản xuất hàng loạt đã được chuyển giao vào năm 2018. UAV MQ-9B Guardian mà Mỹ bán cho Đài Loan lần này được trang bị radar tìm kiếm trên biển. Ảnh: UAV MQ-9B Guardian - Nguồn: AviationUAV MQ-9B là phiên bản có khả năng bay cao nhất trong số các UAV dòng MQ-9. Độ cao bay tối đa của nó là 12.192 mét; tốc độ bay cấp tối đa là 389 km/h, thời gian bay khoảng 40 giờ, bán kính tuần tra 7.000 km; rất thích hợp để tuần tra các vùng biển rộng lớn. MQ-9B Guardian là một trong những UAV hàng hải tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Ảnh: UAV MQ-9B Guardian - Nguồn: AviationVề tổng thể, UAV MQ-9B là một UAV tuần tra hàng hải rất tốt, ưu điểm lớn nhất của nó là thời gian trên không rất dài và bán kính chiến đấu rộng. Một khi Đài Loan được trang bị UAV này, sẽ giúp Đài Loan sẽ nâng cao khả năng nhận biết tình hình hàng hải của mình rất nhiều, đây là mối lo ngại của Trung Quốc. Ảnh: UAV MQ-9B Guardian - Nguồn: AviationVũ khí thứ hai mà Trung Quốc lo ngại đó là các loại tên lửa chống hạm Harpoon. Bộ Quốc phòng Đài Loan xác nhận họ sẽ mua tên lửa chống hạm Harpoon, phiên bản phóng từ mặt đất; dự kiến số tên lửa sẽ đi vào trực chiến trong Quân đội Đài Loan từ năm 2023. Ảnh: Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ mặt đất - Nguồn: GlobaldefensecorpVụ mua vũ khí này đã được liệt vào những dự án đầu tư quân sự được ưu tiên cao nhất của Đài Loan, số tiền chi mua cho hơn 10 hệ thống tên lửa Harpoon là khoảng 80 tỷ Đài tệ; phiên bản Harpoon phóng từ mặt đất, hiện chỉ có Hàn Quốc được trang bị loại tên lửa này. Ảnh: Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ mặt đất - Nguồn: GlobaldefensecorpTương tự như các hệ thống tên lửa đất đối hạm khác, phiên bản phóng từ mặt đất của tên lửa Harpoon bao gồm phương tiện phóng, radar, phương tiện liên lạc và phương tiện bảo đảm kỹ thuật. Ảnh: Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ mặt đất - Nguồn: GlobaldefensecorpMột bệ phóng tên lửa Harpoon có thể mang 4 tên lửa chống hạm, một đại đội có 4 xe phóng. Toàn bộ quá trình từ phát hiện đến tiêu diệt mục tiêu, có thể tiến hành dưới sự hỗ trợ của một hệ thống chỉ huy được tự động hóa; nhưng cũng có thể hoạt động độc lập. Ảnh: Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ mặt đất - Nguồn: GlobaldefensecorpTrước đó, Đài Loan đã mua một số lượng lớn tên lửa Harpoon đặt trên tàu chiến từ Mỹ và được trang bị trên nhiều tàu chiến lớn khác nhau của hải quân Đài Loan. Ngoài khả năng chống hạm, những tên lửa Harpoon hoàn toàn có thể tiêu diệt các mục tiêu trên bờ; nếu được bố trí ở đông nam của đảo Đài Loan, sẽ là mối đe dọa nguy hiểm với các mục tiêu trên bờ của Trung Quốc. Ảnh: Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ mặt đất - Nguồn:Loại vũ khí nguy hiểm thứ ba mà Trung Quốc gọi tên đó là mìn thông minh phóng từ trên không, để ngăn chặn nhanh các cuộc tấn công từ đại lục có thể xảy ra vào hòn đảo này; đây thực sự là thế hệ mới của loại mìn “tấn công nhanh”, được cải tiến dựa trên bom định vị vệ tinh JDAM. Ảnh: B-52 phóng mìn QS-ER - Nguồn: SinaLoại mìn thông minh mà Đài Loan dự định mua là phiên bản mìn tầm xa, được gọi là Quickstrike-ER (QS-ER). Loại mìn này có thể được các loại máy bay thả xuống từ một khoảng cách đáng kể, để tăng độ an toàn cho các hoạt động đặt mìn. Ảnh: Mìn Quickstrike-ER loại 907 kg - Nguồn: DefpostKhi được phóng từ độ cao 10.500 m, phạm vi bay của QS-ER có thể đạt tới 40 hải lý (74 km), và nó được dẫn đường chính xác dưới sự hỗ trợ của hệ thống định vị GPS. Hiện tại có hai mẫu chính là loại 226 kg và 907 kg, để thích ứng với các phương tiện mang phóng khác nhau. Ảnh: Mìn Quickstrike-ER đang bay đến khu vực bố trí - Nguồn: DefpostTheo phân tích của các chuyên gia quân sự, sau khi Đài Loan mua mìn QS-ER, chúng có thể được phóng bằng máy bay săn ngầm P-3C và máy bay chiến đấu F-16V; với khả năng bay trên 70 km, máy bay có thể thả mìn từ vị trí an toàn. Ảnh: Mìn Quickstrike-ER - Nguồn: DefpostVới loại mìn QS-ER mua từ Mỹ và những loại mìn thông minh mới do Đài Loan nghiên cứu phát triển, sẽ trở thành vũ khí quan trọng trong chiến lược tác chiến bằng mìn phi đối xứng của Đài Loan, nhằm ngăn chặn các hoạt động quân sự từ đại lục. Ảnh: Mìn QS-ER phóng khỏi máy bay ném bom B-52 - Nguồn: DefpostNgoài số vũ khí trên, 66 máy bay chiến đấu F-16V mà Mỹ bán cho Đài Loan đợt này sẽ làm tăng đáng kể sức mạnh quân sự của Đài Loan; cùng với số vũ khí hiện có và Đài Loan mới đặt mua của Mỹ, sẽ gây nhiều khó khăn cho Trung Quốc, nếu họ có ý định thống nhất hòn đảo này bằng vũ lực. Ảnh: Chiến đấu cơ F-16V - Nguồn: Lockheed Martin Video Tên lửa Hùng Phong III – bảo kiếm của Đài Loan - Nguồn: QPVN
Truyền thông Mỹ ngày 6/8 tiết lộ, sắp tới Mỹ sẽ bán cho Đài Loan 4 máy bay không người lái MQ-9B Guardian có giá xấp xỉ 600 triệu USD. MQ-9B là phiên bản nâng cấp của UAV MQ-9 "Reaper" và là sản phẩm mới nhất của dòng UAV "Predator". Ảnh: UAV MQ-9B Guardian - Nguồn: Aviation
MQ-9B Guardian được phát triển bởi General Atomics của Mỹ vào năm 2012. Phiên bản sản xuất hàng loạt đã được chuyển giao vào năm 2018. UAV MQ-9B Guardian mà Mỹ bán cho Đài Loan lần này được trang bị radar tìm kiếm trên biển. Ảnh: UAV MQ-9B Guardian - Nguồn: Aviation
UAV MQ-9B là phiên bản có khả năng bay cao nhất trong số các UAV dòng MQ-9. Độ cao bay tối đa của nó là 12.192 mét; tốc độ bay cấp tối đa là 389 km/h, thời gian bay khoảng 40 giờ, bán kính tuần tra 7.000 km; rất thích hợp để tuần tra các vùng biển rộng lớn. MQ-9B Guardian là một trong những UAV hàng hải tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Ảnh: UAV MQ-9B Guardian - Nguồn: Aviation
Về tổng thể, UAV MQ-9B là một UAV tuần tra hàng hải rất tốt, ưu điểm lớn nhất của nó là thời gian trên không rất dài và bán kính chiến đấu rộng. Một khi Đài Loan được trang bị UAV này, sẽ giúp Đài Loan sẽ nâng cao khả năng nhận biết tình hình hàng hải của mình rất nhiều, đây là mối lo ngại của Trung Quốc. Ảnh: UAV MQ-9B Guardian - Nguồn: Aviation
Vũ khí thứ hai mà Trung Quốc lo ngại đó là các loại tên lửa chống hạm Harpoon. Bộ Quốc phòng Đài Loan xác nhận họ sẽ mua tên lửa chống hạm Harpoon, phiên bản phóng từ mặt đất; dự kiến số tên lửa sẽ đi vào trực chiến trong Quân đội Đài Loan từ năm 2023. Ảnh: Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ mặt đất - Nguồn: Globaldefensecorp
Vụ mua vũ khí này đã được liệt vào những dự án đầu tư quân sự được ưu tiên cao nhất của Đài Loan, số tiền chi mua cho hơn 10 hệ thống tên lửa Harpoon là khoảng 80 tỷ Đài tệ; phiên bản Harpoon phóng từ mặt đất, hiện chỉ có Hàn Quốc được trang bị loại tên lửa này. Ảnh: Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ mặt đất - Nguồn: Globaldefensecorp
Tương tự như các hệ thống tên lửa đất đối hạm khác, phiên bản phóng từ mặt đất của tên lửa Harpoon bao gồm phương tiện phóng, radar, phương tiện liên lạc và phương tiện bảo đảm kỹ thuật. Ảnh: Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ mặt đất - Nguồn: Globaldefensecorp
Một bệ phóng tên lửa Harpoon có thể mang 4 tên lửa chống hạm, một đại đội có 4 xe phóng. Toàn bộ quá trình từ phát hiện đến tiêu diệt mục tiêu, có thể tiến hành dưới sự hỗ trợ của một hệ thống chỉ huy được tự động hóa; nhưng cũng có thể hoạt động độc lập. Ảnh: Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ mặt đất - Nguồn: Globaldefensecorp
Trước đó, Đài Loan đã mua một số lượng lớn tên lửa Harpoon đặt trên tàu chiến từ Mỹ và được trang bị trên nhiều tàu chiến lớn khác nhau của hải quân Đài Loan. Ngoài khả năng chống hạm, những tên lửa Harpoon hoàn toàn có thể tiêu diệt các mục tiêu trên bờ; nếu được bố trí ở đông nam của đảo Đài Loan, sẽ là mối đe dọa nguy hiểm với các mục tiêu trên bờ của Trung Quốc. Ảnh: Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ mặt đất - Nguồn:
Loại vũ khí nguy hiểm thứ ba mà Trung Quốc gọi tên đó là mìn thông minh phóng từ trên không, để ngăn chặn nhanh các cuộc tấn công từ đại lục có thể xảy ra vào hòn đảo này; đây thực sự là thế hệ mới của loại mìn “tấn công nhanh”, được cải tiến dựa trên bom định vị vệ tinh JDAM. Ảnh: B-52 phóng mìn QS-ER - Nguồn: Sina
Loại mìn thông minh mà Đài Loan dự định mua là phiên bản mìn tầm xa, được gọi là Quickstrike-ER (QS-ER). Loại mìn này có thể được các loại máy bay thả xuống từ một khoảng cách đáng kể, để tăng độ an toàn cho các hoạt động đặt mìn. Ảnh: Mìn Quickstrike-ER loại 907 kg - Nguồn: Defpost
Khi được phóng từ độ cao 10.500 m, phạm vi bay của QS-ER có thể đạt tới 40 hải lý (74 km), và nó được dẫn đường chính xác dưới sự hỗ trợ của hệ thống định vị GPS. Hiện tại có hai mẫu chính là loại 226 kg và 907 kg, để thích ứng với các phương tiện mang phóng khác nhau. Ảnh: Mìn Quickstrike-ER đang bay đến khu vực bố trí - Nguồn: Defpost
Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, sau khi Đài Loan mua mìn QS-ER, chúng có thể được phóng bằng máy bay săn ngầm P-3C và máy bay chiến đấu F-16V; với khả năng bay trên 70 km, máy bay có thể thả mìn từ vị trí an toàn. Ảnh: Mìn Quickstrike-ER - Nguồn: Defpost
Với loại mìn QS-ER mua từ Mỹ và những loại mìn thông minh mới do Đài Loan nghiên cứu phát triển, sẽ trở thành vũ khí quan trọng trong chiến lược tác chiến bằng mìn phi đối xứng của Đài Loan, nhằm ngăn chặn các hoạt động quân sự từ đại lục. Ảnh: Mìn QS-ER phóng khỏi máy bay ném bom B-52 - Nguồn: Defpost
Ngoài số vũ khí trên, 66 máy bay chiến đấu F-16V mà Mỹ bán cho Đài Loan đợt này sẽ làm tăng đáng kể sức mạnh quân sự của Đài Loan; cùng với số vũ khí hiện có và Đài Loan mới đặt mua của Mỹ, sẽ gây nhiều khó khăn cho Trung Quốc, nếu họ có ý định thống nhất hòn đảo này bằng vũ lực. Ảnh: Chiến đấu cơ F-16V - Nguồn: Lockheed Martin
Video Tên lửa Hùng Phong III – bảo kiếm của Đài Loan - Nguồn: QPVN