Khi tàu sân bay sản xuất trong nước đầu tiên của Ấn Độ INS Vikrant kết thúc đợt thử nghiệm đầu tiên; có một câu hỏi về việc liệu chính phủ Modi có chấp thuận việc đóng tàu sân bay thứ hai trong nước (và là chiếc thứ ba của Hải quân Ấn Độ), mang tên INS Vishal hay không?.Mặc dù có nhiều tin đồn đoán về việc Tướng Rawat, Tham mưu trưởng Quân đội Ấn Độ và Đô đốc Singh, Tham mưu trưởng Hải quân có những bất đồng về vấn đề này. Vậy chính phủ Ấn Độ có chấp nhận lời kêu gọi, tiếp tục đóng tàu sân bay tiếp theo nữa không?.Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ Singh cho rằng, Ấn Độ nên có tàu sân bay thứ ba để đối phó với Trung Quốc. Lý do của ông là trong điều kiện bình thường, Ấn Độ phải có một tàu sân bay triển khai ở bờ biển phía đông, một tàu ở phía tây để làm nhiệm vụ trực chiến và răn đe.Còn chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba sẽ được nghỉ ngơi để bảo dưỡng hoặc thực hiện các nhiệm vụ toàn cầu. Đó cũng là số tàu vừa đủ, để đảm bảo Hải quân Ấn Độ luôn có hai tàu sân bay trực chiến. Nhưng Tướng Rawat không đồng quan điểm với Tướng Singh.Hai tàu sân bay hiện nay của Hải quân Ấn Độ là INS Vikramaditya và INS Vikrant đều là tàu sân bay sử dụng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu. Do đó, Hải quân Ấn Độ cho rằng, cần phải đóng tàu sân bay thứ ba mang tên INS Vishal, sử dụng máy phóng máy bay, có lượng giãn nước 65.000 tấn.Ngay từ tháng 12/2018, Tướng Sunil Lamba, khi đó là Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ tuyên bố rằng, công tác chuẩn bị cho tàu sân bay INS Vishal đã bắt đầu và việc đóng dự kiến sẽ bắt đầu sau ba năm. Nếu mọi việc suôn sẻ, INS Vishal sẽ ra khơi vào đầu những năm 2030.Nhưng việc chế tạo tàu sân bay mới bị dừng lại vì một số lý do; ngoài sự phản đối mạnh mẽ của Tướng Rawat, những hạn chế tài chính nghiêm trọng của Ấn Độ và đại dịch COVID-19, đã khiến vấn đề đóng một tàu sân bay mới càng trở nên khó khăn hơn.Có 3 lý do chính để phản đối việc đóng tàu sân bay INS Vishal. Một là yếu tố chi phí; trong quá trình mua tàu sân bay INS Vikramatia từ Nga, giá đã tăng từ 974 triệu USD ban đầu lên 2,35 tỷ USD. Khi được trang bị 45 tiêm kích hạm MiG-29K và các sửa đổi bổ sung, tổng giá của tàu sân bay đã tăng lên gần 7 tỷ USD.Chi phí của Vikrant, bao gồm 36 máy bay hoạt động trên tàu sân bay (dự kiến là máy bay chiến đấu MiG-29K và trực thăng cảnh báo sớm trên không Ka-31) có thể từ 10 tỷ đến 11 tỷ USD.Các nhà phân tích cho rằng, tổng chi phí của tàu sân bay INS Vishal mà Ấn Độ dự kiến đóng tiếp theo, cộng với 55 chiếc F/A-18E/F hoặc Rafale-C, theo thời giá hiện tại, sẽ lên tới 16-17 tỷ USD.Do đó, trọng tâm của cuộc tranh luận là nếu Hải quân Ấn Độ chi số tiền khổng lồ như vậy đóng tàu sân bay mới, vậy lấy tiền đâu để đóng các tàu khu trục hạng nhẹ, tàu quét mìn, tàu khu trục và khinh hạm, trực thăng hải quân, UAV và nhiều loại vũ khí khác. Ngân sách của Hải quân Ấn Độ trong năm 2021-2022 cũng rất hạn chế.Thứ hai, các nhà phê bình chỉ ra rằng, tàu sân bay ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống hạm cũng như tàu ngầm. Các tàu ngầm ngày nay có thể đánh chìm một tàu sân bay, mà không cần phải đến gần.Giống như tàu nổi và máy bay, tàu ngầm cũng có thể phóng tên lửa chống hạm ngày càng tiên tiến từ xa. Ví dụ, tầm bắn của tên lửa hành trình YJ-12 của Trung Quốc là 400 km, và tầm bắn của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D có thể đạt ít nhất 1.500 km.Trên thực tế, ngày càng có nhiều quốc gia đang chế tạo tên lửa hành trình chống hạm rẻ hơn, có thể phóng từ nhiều phương tiện. Tên lửa chống hạm ngày càng gia tăng về tầm bắn, độ chính xác và số lượng, khiến các tàu sân bay cỡ lớn luôn ở thế bị động.Thứ ba là các vũ khí và thiết bị khác có thể hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu hiệu quả hơn tàu sân bay, Tướng Lavat ủng hộ mạnh mẽ quan điểm này. Ví dụ, tiêm kích Su-30MKI được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, có thể kiểm soát tốt hơn khu vực Ấn Độ Dương, để ngăn chặn các tàu chiến của đối thủ hoạt động trong khu vực.Những người ủng hộ tướng Lavat cũng nhận định, máy bay cường kích Jaguar cải tiến của Ấn Độ, trang bị tên lửa AGM-84L Harpoon và radar mảng pha chủ động đa chế độ do Israel sản xuất, sẽ tốt hơn tàu sân bay trong việc tấn công tàu địch hiệu quả hơn.Tuy nhiên, tàu sân bay không dễ bị tổn thương như các nhà phê bình tính toán, tiêm kích hạm của nó có thể bảo vệ tàu khỏi các cuộc tấn công trên không của đối phương, và các tàu hộ tống của đội hình tàu sân bay, có thể chặn tàu ngầm đối phương và bắn hạ tên lửa đang bay tới.Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến ủng hộ việc Hải quân Ấn Độ tiếp tục đóng tàu sân bay thứ ba vì tàu sân bay là yếu tố cơ bản của kiểm soát hàng hải. Đồng thời đội hình tàu sân bay có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, như răn đe, hỗ trợ chiến đấu đổ bộ, giám sát hàng hải, soái hạm và sơ tán nhân viên.Và nếu tàu sân bay là vũ khí không thích hợp, thì tại sao hiện nay Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp và các nước khác tiếp tục phát triển tàu sân bay? Do vậy một quốc gia đang tự khẳng định mình như Ấn Độ, không có lý do gì để ngừng phát triển tàu sân bay.Xem xét các lợi ích địa chính trị ngày càng tăng của Ấn Độ và vai trò của nước này trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, vậy liệu Ấn Độ có từ bỏ việc phát triển tàu sân bay? Hải quân Ấn Độ sẽ nói “không” và họ tin rằng Thủ tướng Modi sẽ ủng hộ, vì Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình phát triển tàu sân bay của họ. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh tàu sân bay INS Vikramaditya trong biên chế Hải quân Ấn Độ. Nguồn: DelhiNews.
Khi tàu sân bay sản xuất trong nước đầu tiên của Ấn Độ INS Vikrant kết thúc đợt thử nghiệm đầu tiên; có một câu hỏi về việc liệu chính phủ Modi có chấp thuận việc đóng tàu sân bay thứ hai trong nước (và là chiếc thứ ba của Hải quân Ấn Độ), mang tên INS Vishal hay không?.
Mặc dù có nhiều tin đồn đoán về việc Tướng Rawat, Tham mưu trưởng Quân đội Ấn Độ và Đô đốc Singh, Tham mưu trưởng Hải quân có những bất đồng về vấn đề này. Vậy chính phủ Ấn Độ có chấp nhận lời kêu gọi, tiếp tục đóng tàu sân bay tiếp theo nữa không?.
Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ Singh cho rằng, Ấn Độ nên có tàu sân bay thứ ba để đối phó với Trung Quốc. Lý do của ông là trong điều kiện bình thường, Ấn Độ phải có một tàu sân bay triển khai ở bờ biển phía đông, một tàu ở phía tây để làm nhiệm vụ trực chiến và răn đe.
Còn chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba sẽ được nghỉ ngơi để bảo dưỡng hoặc thực hiện các nhiệm vụ toàn cầu. Đó cũng là số tàu vừa đủ, để đảm bảo Hải quân Ấn Độ luôn có hai tàu sân bay trực chiến. Nhưng Tướng Rawat không đồng quan điểm với Tướng Singh.
Hai tàu sân bay hiện nay của Hải quân Ấn Độ là INS Vikramaditya và INS Vikrant đều là tàu sân bay sử dụng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu. Do đó, Hải quân Ấn Độ cho rằng, cần phải đóng tàu sân bay thứ ba mang tên INS Vishal, sử dụng máy phóng máy bay, có lượng giãn nước 65.000 tấn.
Ngay từ tháng 12/2018, Tướng Sunil Lamba, khi đó là Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ tuyên bố rằng, công tác chuẩn bị cho tàu sân bay INS Vishal đã bắt đầu và việc đóng dự kiến sẽ bắt đầu sau ba năm. Nếu mọi việc suôn sẻ, INS Vishal sẽ ra khơi vào đầu những năm 2030.
Nhưng việc chế tạo tàu sân bay mới bị dừng lại vì một số lý do; ngoài sự phản đối mạnh mẽ của Tướng Rawat, những hạn chế tài chính nghiêm trọng của Ấn Độ và đại dịch COVID-19, đã khiến vấn đề đóng một tàu sân bay mới càng trở nên khó khăn hơn.
Có 3 lý do chính để phản đối việc đóng tàu sân bay INS Vishal. Một là yếu tố chi phí; trong quá trình mua tàu sân bay INS Vikramatia từ Nga, giá đã tăng từ 974 triệu USD ban đầu lên 2,35 tỷ USD. Khi được trang bị 45 tiêm kích hạm MiG-29K và các sửa đổi bổ sung, tổng giá của tàu sân bay đã tăng lên gần 7 tỷ USD.
Chi phí của Vikrant, bao gồm 36 máy bay hoạt động trên tàu sân bay (dự kiến là máy bay chiến đấu MiG-29K và trực thăng cảnh báo sớm trên không Ka-31) có thể từ 10 tỷ đến 11 tỷ USD.
Các nhà phân tích cho rằng, tổng chi phí của tàu sân bay INS Vishal mà Ấn Độ dự kiến đóng tiếp theo, cộng với 55 chiếc F/A-18E/F hoặc Rafale-C, theo thời giá hiện tại, sẽ lên tới 16-17 tỷ USD.
Do đó, trọng tâm của cuộc tranh luận là nếu Hải quân Ấn Độ chi số tiền khổng lồ như vậy đóng tàu sân bay mới, vậy lấy tiền đâu để đóng các tàu khu trục hạng nhẹ, tàu quét mìn, tàu khu trục và khinh hạm, trực thăng hải quân, UAV và nhiều loại vũ khí khác. Ngân sách của Hải quân Ấn Độ trong năm 2021-2022 cũng rất hạn chế.
Thứ hai, các nhà phê bình chỉ ra rằng, tàu sân bay ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống hạm cũng như tàu ngầm. Các tàu ngầm ngày nay có thể đánh chìm một tàu sân bay, mà không cần phải đến gần.
Giống như tàu nổi và máy bay, tàu ngầm cũng có thể phóng tên lửa chống hạm ngày càng tiên tiến từ xa. Ví dụ, tầm bắn của tên lửa hành trình YJ-12 của Trung Quốc là 400 km, và tầm bắn của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D có thể đạt ít nhất 1.500 km.
Trên thực tế, ngày càng có nhiều quốc gia đang chế tạo tên lửa hành trình chống hạm rẻ hơn, có thể phóng từ nhiều phương tiện. Tên lửa chống hạm ngày càng gia tăng về tầm bắn, độ chính xác và số lượng, khiến các tàu sân bay cỡ lớn luôn ở thế bị động.
Thứ ba là các vũ khí và thiết bị khác có thể hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu hiệu quả hơn tàu sân bay, Tướng Lavat ủng hộ mạnh mẽ quan điểm này. Ví dụ, tiêm kích Su-30MKI được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, có thể kiểm soát tốt hơn khu vực Ấn Độ Dương, để ngăn chặn các tàu chiến của đối thủ hoạt động trong khu vực.
Những người ủng hộ tướng Lavat cũng nhận định, máy bay cường kích Jaguar cải tiến của Ấn Độ, trang bị tên lửa AGM-84L Harpoon và radar mảng pha chủ động đa chế độ do Israel sản xuất, sẽ tốt hơn tàu sân bay trong việc tấn công tàu địch hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, tàu sân bay không dễ bị tổn thương như các nhà phê bình tính toán, tiêm kích hạm của nó có thể bảo vệ tàu khỏi các cuộc tấn công trên không của đối phương, và các tàu hộ tống của đội hình tàu sân bay, có thể chặn tàu ngầm đối phương và bắn hạ tên lửa đang bay tới.
Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến ủng hộ việc Hải quân Ấn Độ tiếp tục đóng tàu sân bay thứ ba vì tàu sân bay là yếu tố cơ bản của kiểm soát hàng hải. Đồng thời đội hình tàu sân bay có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, như răn đe, hỗ trợ chiến đấu đổ bộ, giám sát hàng hải, soái hạm và sơ tán nhân viên.
Và nếu tàu sân bay là vũ khí không thích hợp, thì tại sao hiện nay Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp và các nước khác tiếp tục phát triển tàu sân bay? Do vậy một quốc gia đang tự khẳng định mình như Ấn Độ, không có lý do gì để ngừng phát triển tàu sân bay.
Xem xét các lợi ích địa chính trị ngày càng tăng của Ấn Độ và vai trò của nước này trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, vậy liệu Ấn Độ có từ bỏ việc phát triển tàu sân bay? Hải quân Ấn Độ sẽ nói “không” và họ tin rằng Thủ tướng Modi sẽ ủng hộ, vì Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình phát triển tàu sân bay của họ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh tàu sân bay INS Vikramaditya trong biên chế Hải quân Ấn Độ. Nguồn: DelhiNews.