INS Vikrant cũng là tàu sân bay Ấn Độ thứ hai được đặt theo tên Vikrant. Chiếc tàu sân bay tiền nhiệm của nó mang tên này, là tàu sân bay được đưa vào sử dụng cách đây 50 năm. Đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan lần thứ ba (1971). Theo Hải quân Ấn Độ, Vikrant là tàu chiến lớn nhất và phức tạp nhất từng được thiết kế và đóng ở Ấn Độ. Với việc đóng tàu sân bay sản xuất trong nước, Ấn Độ cũng đã gia nhập các quốc gia ưu tú có khả năng thiết kế và đóng tàu sân bay.Thông qua những nỗ lực không ngừng của tất cả các công nhân và lực lượng bảo đảm, chiếc tàu sân bay INS Vikrant đã được hoàn thành trong điều kiện đại dịch COVID-19 hoành hành ở Ấn Độ; đồng thời đánh dấu một cột mốc quan trọng trong công nghiệp đóng tàu quân sự của đất nước tỷ dân này.Tàu sân bay Vikrant đầu tiên, được Hải quân Ấn Độ mua lại từ Vương quốc Anh; tàu đi vào hoạt động năm 1961 và là tàu sân bay đầu tiên được Hải quân Ấn Độ trang bị. Con tàu hoạt động tốt trong Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971 và ngừng hoạt động vào năm 1997.Con tàu sân bay INS Vikrant thứ hai, bắt đầu tiến hành cho các cuộc thử nghiệm trên biển và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2022. Việc đóng tàu INS Vikrant bắt đầu vào năm 2006, và đã trải qua nhiều lần trì hoãn trong quá trình xây dựng.Lượng giãn nước của INS Vikrant sẽ vượt quá 40.000 tấn, và dự kiến sẽ được trang bị máy bay chiến đấu MiG-29K và một loạt máy bay trực thăng, bao gồm Ka-31 để cảnh báo sớm trên không, MH-60R cho tác chiến chống tàu ngầm và các nhiệm vụ chung như như tìm kiếm và cứu hộ; trực thăng Polaris làm nhiệm vụ vận tải.Mặc dù INS Vikrant vẫn sẽ sử dụng đường băng cất cánh kiểu "nhảy cầu", tương tự như chiếc INS Vikramatia, nhưng INS Vikrant tiên tiến hơn nhiều, so với tàu sân bay do Nga sản xuất. So với Vikramatia, Vikrant có động cơ, radar và các thiết bị điện tử khác hiện đại hơn.Theo tờ Eurasia Times của Ấn Độ, tàu sân bay nội địa INS Vikrant đã bắt đầu thử nghiệm trên biển bắt đầu vào ngày 4/8, nhằm kiểm tra tính năng tổng thể và khả năng đi biển của nó. Sau khi được đưa vào sử dụng, nó sẽ trở thành tàu sân bay thứ hai của Hải quân Ấn Độ.INS Vikrant là một hiện thực khác của chính sách "Ấn Độ tự cường". Hơn 76% các bộ phận của con tàu, đều được sản xuất tại Ấn Độ. Đây cũng là nỗ lực đầu tiên của Hải quân Ấn Độ và Nhà máy đóng tàu Cochin, nhằm tự thiết kế và đóng tàu sân bay.Điều này cũng thúc đẩy sự phát triển của năng lực thiết kế và chế tạo trong nước của Ấn Độ, cũng như sự phát triển của một số lượng lớn các ngành công nghiệp phụ trợ. Việc đóng tàu sân bay mang lại cơ hội việc làm cho 2.000 công nhân đóng tàu và 12.000 nhân viên ngành công nghiệp phụ trợ.Trong số các quốc gia châu Á, Ấn Độ có kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay phong phú nhất. Thậm chí nếu nhìn ra thế giới, kinh nghiệm của Ấn Độ trong lĩnh vực này chỉ đứng sau Mỹ, Pháp và Anh. Ngược lại, quá trình phát triển tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc chỉ có lịch sử khoảng 10 năm.Mặc dù tàu sân bay INS Vikrant của Hải quân Ấn Độ vẫn nhỏ hơn các tàu Liêu Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc, tuy nhiên, khả năng hoạt động của các tàu chiến này rất giống nhau, thậm chí tàu INS Vikrant còn có thể tốt hơn.Bởi vì thiết kế của con tàu bắt đầu từ năm 1999, và tàu Liêu Ninh là công nghệ tàu sân bay của Liên Xô vào những năm 1970. Tuy nhiên, tàu Liêu Ninh đã phục vụ được 8 năm và chưa chắc đã hình thành khả năng tác chiến sớm hơn tàu sân bay Ấn Độ.Tàu sân bay INS Vikrant dự kiến chở khoảng 30 máy bay cánh cố định trên tàu sân bay và khoảng 10 máy bay trực thăng; tương đương với tàu sân bay INS Vikramatia mà Ấn Độ mua của Nga.Mặc dù Hải quân Ấn Độ đã lên kế hoạch phát triển một loại máy bay chiến đấu mới hoạt động trên tàu sân bay INS Vikrant, nhưng ở giai đoạn này, tàu có thể vẫn sẽ triển khai tiêm kích hạm MiG-29K mua của Nga.MiG-29K có thể mang tên lửa không đối không R-73, R-77 do Nga sản xuất, tên lửa chống hạm Kh-35 cùng nhiều loại vũ khí khác. Các lựa chọn khác bao gồm F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ và Dassault Rafale M của Pháp. Hiện kế hoạch phát triển tiêm kích hạm hai động cơ (TEDBF) do Ấn Độ chủ trì, cũng đang được tiến hành.Trên thực tế, xét từ khía cạnh số lượng hàng không mẫu hạm, hiện tại Hải quân Ấn Độ tương đương Trung Quốc. Tuy nhiên, kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay của Ấn Độ dồi dào hơn nhiều so với Trung Quốc.Và Ấn Độ cũng có lợi thế để để duy trì vị thế vững chắc trong cuộc cạnh tranh của các tàu sân bay với Trung Quốc, bằng cách mua các máy bay hoạt động trên tàu sân bay tiên tiến hơn của Trung Quốc; nhất là máy bay có nguồn gốc phương Tây. Nguồn ảnh: QQ. Tàu sân bay Vikramatia của Hải quân Ấn Độ. Nguồn: INSF.
INS Vikrant cũng là tàu sân bay Ấn Độ thứ hai được đặt theo tên Vikrant. Chiếc tàu sân bay tiền nhiệm của nó mang tên này, là tàu sân bay được đưa vào sử dụng cách đây 50 năm. Đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan lần thứ ba (1971).
Theo Hải quân Ấn Độ, Vikrant là tàu chiến lớn nhất và phức tạp nhất từng được thiết kế và đóng ở Ấn Độ. Với việc đóng tàu sân bay sản xuất trong nước, Ấn Độ cũng đã gia nhập các quốc gia ưu tú có khả năng thiết kế và đóng tàu sân bay.
Thông qua những nỗ lực không ngừng của tất cả các công nhân và lực lượng bảo đảm, chiếc tàu sân bay INS Vikrant đã được hoàn thành trong điều kiện đại dịch COVID-19 hoành hành ở Ấn Độ; đồng thời đánh dấu một cột mốc quan trọng trong công nghiệp đóng tàu quân sự của đất nước tỷ dân này.
Tàu sân bay Vikrant đầu tiên, được Hải quân Ấn Độ mua lại từ Vương quốc Anh; tàu đi vào hoạt động năm 1961 và là tàu sân bay đầu tiên được Hải quân Ấn Độ trang bị. Con tàu hoạt động tốt trong Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971 và ngừng hoạt động vào năm 1997.
Con tàu sân bay INS Vikrant thứ hai, bắt đầu tiến hành cho các cuộc thử nghiệm trên biển và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2022. Việc đóng tàu INS Vikrant bắt đầu vào năm 2006, và đã trải qua nhiều lần trì hoãn trong quá trình xây dựng.
Lượng giãn nước của INS Vikrant sẽ vượt quá 40.000 tấn, và dự kiến sẽ được trang bị máy bay chiến đấu MiG-29K và một loạt máy bay trực thăng, bao gồm Ka-31 để cảnh báo sớm trên không, MH-60R cho tác chiến chống tàu ngầm và các nhiệm vụ chung như như tìm kiếm và cứu hộ; trực thăng Polaris làm nhiệm vụ vận tải.
Mặc dù INS Vikrant vẫn sẽ sử dụng đường băng cất cánh kiểu "nhảy cầu", tương tự như chiếc INS Vikramatia, nhưng INS Vikrant tiên tiến hơn nhiều, so với tàu sân bay do Nga sản xuất. So với Vikramatia, Vikrant có động cơ, radar và các thiết bị điện tử khác hiện đại hơn.
Theo tờ Eurasia Times của Ấn Độ, tàu sân bay nội địa INS Vikrant đã bắt đầu thử nghiệm trên biển bắt đầu vào ngày 4/8, nhằm kiểm tra tính năng tổng thể và khả năng đi biển của nó. Sau khi được đưa vào sử dụng, nó sẽ trở thành tàu sân bay thứ hai của Hải quân Ấn Độ.
INS Vikrant là một hiện thực khác của chính sách "Ấn Độ tự cường". Hơn 76% các bộ phận của con tàu, đều được sản xuất tại Ấn Độ. Đây cũng là nỗ lực đầu tiên của Hải quân Ấn Độ và Nhà máy đóng tàu Cochin, nhằm tự thiết kế và đóng tàu sân bay.
Điều này cũng thúc đẩy sự phát triển của năng lực thiết kế và chế tạo trong nước của Ấn Độ, cũng như sự phát triển của một số lượng lớn các ngành công nghiệp phụ trợ. Việc đóng tàu sân bay mang lại cơ hội việc làm cho 2.000 công nhân đóng tàu và 12.000 nhân viên ngành công nghiệp phụ trợ.
Trong số các quốc gia châu Á, Ấn Độ có kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay phong phú nhất. Thậm chí nếu nhìn ra thế giới, kinh nghiệm của Ấn Độ trong lĩnh vực này chỉ đứng sau Mỹ, Pháp và Anh. Ngược lại, quá trình phát triển tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc chỉ có lịch sử khoảng 10 năm.
Mặc dù tàu sân bay INS Vikrant của Hải quân Ấn Độ vẫn nhỏ hơn các tàu Liêu Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc, tuy nhiên, khả năng hoạt động của các tàu chiến này rất giống nhau, thậm chí tàu INS Vikrant còn có thể tốt hơn.
Bởi vì thiết kế của con tàu bắt đầu từ năm 1999, và tàu Liêu Ninh là công nghệ tàu sân bay của Liên Xô vào những năm 1970. Tuy nhiên, tàu Liêu Ninh đã phục vụ được 8 năm và chưa chắc đã hình thành khả năng tác chiến sớm hơn tàu sân bay Ấn Độ.
Tàu sân bay INS Vikrant dự kiến chở khoảng 30 máy bay cánh cố định trên tàu sân bay và khoảng 10 máy bay trực thăng; tương đương với tàu sân bay INS Vikramatia mà Ấn Độ mua của Nga.
Mặc dù Hải quân Ấn Độ đã lên kế hoạch phát triển một loại máy bay chiến đấu mới hoạt động trên tàu sân bay INS Vikrant, nhưng ở giai đoạn này, tàu có thể vẫn sẽ triển khai tiêm kích hạm MiG-29K mua của Nga.
MiG-29K có thể mang tên lửa không đối không R-73, R-77 do Nga sản xuất, tên lửa chống hạm Kh-35 cùng nhiều loại vũ khí khác. Các lựa chọn khác bao gồm F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ và Dassault Rafale M của Pháp. Hiện kế hoạch phát triển tiêm kích hạm hai động cơ (TEDBF) do Ấn Độ chủ trì, cũng đang được tiến hành.
Trên thực tế, xét từ khía cạnh số lượng hàng không mẫu hạm, hiện tại Hải quân Ấn Độ tương đương Trung Quốc. Tuy nhiên, kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay của Ấn Độ dồi dào hơn nhiều so với Trung Quốc.
Và Ấn Độ cũng có lợi thế để để duy trì vị thế vững chắc trong cuộc cạnh tranh của các tàu sân bay với Trung Quốc, bằng cách mua các máy bay hoạt động trên tàu sân bay tiên tiến hơn của Trung Quốc; nhất là máy bay có nguồn gốc phương Tây. Nguồn ảnh: QQ.
Tàu sân bay Vikramatia của Hải quân Ấn Độ. Nguồn: INSF.