Rõ ràng các máy bay chiến đấu Su-57 thế hệ thứ năm đầu tiên của Nga trong hoạt động xuất khẩu sẽ bay tới châu Phi. Nhiều hãng truyền thông trên thế giới đã đưa tin về việc Algeria ký hợp đồng trị giá 2 tỷ USD để mua 14 tiêm kích công nghệ cao vượt trội này.Liệu New Delhi có ít nhất trở thành nhà nhập khẩu thứ hai của Su-57? Tờ Thời báo EurAsian của Ấn Độ đã đặt ra câu hỏi trên và tỏ ý tiếc nuối khi quốc gia Nam Á từng có cơ hội trở thành khách hàng đầu tiên của Su-57.Tuy nhiên triển vọng trên là khá thấp. Hơn nữa, Giám đốc công nghiệp của tập đoàn công nghệ Rostec, ông Anatoly Serdyukov vào tháng 9/2020 cho biết đến khi có đủ số lượng Su-57 xuất hiện trong Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga, sẽ khó có nhu cầu đáng chú ý về nó trên thế giới.Ông Serdyukov giải thích rằng thời điểm giao hàng xuất khẩu vẫn chưa đến, nhưng các "chương trình khuyến mãi" vẫn đang được tiến hành. Rosoboronexport cũng thông báo Su-57 sẽ không được xuất khẩu sớm hơn trong vòng 5 - 7 năm tới.Do đó dường như phía Algeria đã ký hợp đồng nói trên với người Nga theo một điều khoản đặc biệt và không có bất cứ tuyên bố kèm theo nào về thương vụ đình đám nói trên.Giới chuyên gia chú ý đến việc Algeria đã công bố ý định mua Su-57 vào năm 2019. Họ có một mối quan tâm thực sự, đã xác định được vị trí và chỉ chờ Nga thông báo rằng Su-57 chính thức nhận giấy phép xuất khẩu.Algeria luôn là khách hàng ưu tiên mua vũ khí Liên Xô và Nga, họ là người đầu tiên nhận được máy bay tiêm kích đánh chặn tầm cao MiG-25 từ Liên Xô, cho thấy vị trí rất đặc biệt.Báo chí Nga còn cho rằng các cuộc khiêu khích của không quân Maroc ở biên giới đã dừng lại khi Algeria sở hữu hệ thống phòng không S-400 và Pantsir-SM, tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E và nhiều loại vũ khí khác.Trước thực tế trên, không có gì phải nghi ngờ gì về việc Su-57 sẽ xuất hiện ở Algeria, thậm chí vào năm 2027, và sẽ trở thành máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên có mặt ở châu Phi.Truyền thông Nga còn nhắc đến việc Ấn Độ đã bỏ rơi một máy bay chiến đấu như vậy và sẽ rất tiếc nuối. New Delhi đã rút khỏi chương trình nghiên cứu chế tạo tiêm kích tàng hình (FGFA) chung với Nga, không muốn nỗ lực tạo ra phiên bản cải tiến của Su-57."New Delhi có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc, và quan trọng nhất là có được công nghệ và sản xuất máy bay. Sự phát triển chung được cho là đôi bên cùng có lợi. Nhưng mọi thứ hóa ra quá phức tạp đối với Ấn Độ", tờ Reporter của Nga bình luận.Hiện không quân Ấn Độ đang gặp phải tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các máy bay như vậy, do áp lực ngày càng tăng từ không quân Trung Quốc ở khu vực biên giới tranh chấp giữa hai nước.Việc Ấn Độ triển khai chương trình Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến (AMCA) của riêng mình dự báo sẽ mất một khoảng thời gian không xác định.Các chuyên gia Ấn Độ tin rằng lực lượng vũ trang nước này sẽ thua thiệt nếu họ phải đợi thêm một thập niên nữa mới có máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Do đó việc sớm mua Su-57 là lựa chọn duy nhất nếu họ có ý định ở lại cuộc chơi, tờ báo kết luận.
Rõ ràng các máy bay chiến đấu Su-57 thế hệ thứ năm đầu tiên của Nga trong hoạt động xuất khẩu sẽ bay tới châu Phi. Nhiều hãng truyền thông trên thế giới đã đưa tin về việc Algeria ký hợp đồng trị giá 2 tỷ USD để mua 14 tiêm kích công nghệ cao vượt trội này.
Liệu New Delhi có ít nhất trở thành nhà nhập khẩu thứ hai của Su-57? Tờ Thời báo EurAsian của Ấn Độ đã đặt ra câu hỏi trên và tỏ ý tiếc nuối khi quốc gia Nam Á từng có cơ hội trở thành khách hàng đầu tiên của Su-57.
Tuy nhiên triển vọng trên là khá thấp. Hơn nữa, Giám đốc công nghiệp của tập đoàn công nghệ Rostec, ông Anatoly Serdyukov vào tháng 9/2020 cho biết đến khi có đủ số lượng Su-57 xuất hiện trong Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga, sẽ khó có nhu cầu đáng chú ý về nó trên thế giới.
Ông Serdyukov giải thích rằng thời điểm giao hàng xuất khẩu vẫn chưa đến, nhưng các "chương trình khuyến mãi" vẫn đang được tiến hành. Rosoboronexport cũng thông báo Su-57 sẽ không được xuất khẩu sớm hơn trong vòng 5 - 7 năm tới.
Do đó dường như phía Algeria đã ký hợp đồng nói trên với người Nga theo một điều khoản đặc biệt và không có bất cứ tuyên bố kèm theo nào về thương vụ đình đám nói trên.
Giới chuyên gia chú ý đến việc Algeria đã công bố ý định mua Su-57 vào năm 2019. Họ có một mối quan tâm thực sự, đã xác định được vị trí và chỉ chờ Nga thông báo rằng Su-57 chính thức nhận giấy phép xuất khẩu.
Algeria luôn là khách hàng ưu tiên mua vũ khí Liên Xô và Nga, họ là người đầu tiên nhận được máy bay tiêm kích đánh chặn tầm cao MiG-25 từ Liên Xô, cho thấy vị trí rất đặc biệt.
Báo chí Nga còn cho rằng các cuộc khiêu khích của không quân Maroc ở biên giới đã dừng lại khi Algeria sở hữu hệ thống phòng không S-400 và Pantsir-SM, tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E và nhiều loại vũ khí khác.
Trước thực tế trên, không có gì phải nghi ngờ gì về việc Su-57 sẽ xuất hiện ở Algeria, thậm chí vào năm 2027, và sẽ trở thành máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên có mặt ở châu Phi.
Truyền thông Nga còn nhắc đến việc Ấn Độ đã bỏ rơi một máy bay chiến đấu như vậy và sẽ rất tiếc nuối. New Delhi đã rút khỏi chương trình nghiên cứu chế tạo tiêm kích tàng hình (FGFA) chung với Nga, không muốn nỗ lực tạo ra phiên bản cải tiến của Su-57.
"New Delhi có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc, và quan trọng nhất là có được công nghệ và sản xuất máy bay. Sự phát triển chung được cho là đôi bên cùng có lợi. Nhưng mọi thứ hóa ra quá phức tạp đối với Ấn Độ", tờ Reporter của Nga bình luận.
Hiện không quân Ấn Độ đang gặp phải tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các máy bay như vậy, do áp lực ngày càng tăng từ không quân Trung Quốc ở khu vực biên giới tranh chấp giữa hai nước.
Việc Ấn Độ triển khai chương trình Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến (AMCA) của riêng mình dự báo sẽ mất một khoảng thời gian không xác định.
Các chuyên gia Ấn Độ tin rằng lực lượng vũ trang nước này sẽ thua thiệt nếu họ phải đợi thêm một thập niên nữa mới có máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Do đó việc sớm mua Su-57 là lựa chọn duy nhất nếu họ có ý định ở lại cuộc chơi, tờ báo kết luận.