Tờ Avia của Nga vừa đăng tải bài viết cho biết, dường như Ai Cập sẽ bất chấp mọi lời đe dọa cấm vận của Mỹ, để sở hữu bằng được tiêm kích Su-35 - loại chiến đấu cơ có độ cơ động tốt bậc nhất thế giới hiện nay.Trước đó, truyền thông quốc tế đã có nhiều thông tin về việc đàm phán mua chiến đấu cơ Su-35 giữa Ai Cập và Nga tiến triển tốt. Bản thân truyền thông Ai Cập và các chuyên gia nước này, lại lo ngại một lệnh cấm vận từ Mỹ.Cụ thể, Mỹ quy định mọi quốc gia trên thế giới đều không được phép mua và sử dụng vũ khí từ Nga, nếu không muốn bị Washington đặt cấm vận. Chỉ một vài quốc gia trên thế giới, bao gồm Ấn Độ và Việt Nam, không bị giới hạn bởi lệnh cấm vận này.Đây cũng chính là lý do, Indonesia đã phải từ bỏ thương vụ mua chiến đấu cơ từ Nga vào phút chót, còn Thổ Nhĩ Kỳ đã xác định rõ tương lai của mình sau khi quyết mua tổ hợp phòng không S-400 từ Nga.Mặc dù vậy, có vẻ như Cairo cũng đã đưa ra quyết định cuối cùng của mình. Truyền thông hai nước cho biết, nếu quá trình đàm phán diễn ra tốt đẹp, hợp đồng cuối cùng giữa hai bên sẽ được ký trong vài tháng nữa.Mỹ hiện vẫn chưa đưa ra hành động cụ thể cho quyết định này của Ai Cập, tuy nhiên nhiều chuyên gia dự báo, rất có thể Washington sẽ không ngần ngại áp đặt lệnh cấm vận lên quốc gia này.Mặc dù vậy, vẫn có nhiều nguồn tin cho rằng Ai Cập sẽ rất khó bị cấm vận từ Mỹ, bởi nếu Washington khiêu chiến với Cairo, rất có thể quốc gia Bắc Phi này sẽ "làm khó" mọi tàu hàng và tàu chiến mang quốc tịch Mỹ qua kênh đào Suez.Tính tới thời điểm hiện tại, chiến đấu cơ Su-35 mới chỉ được phục vụ chính thức trong lực lượng không quân Nga và Trung Quốc. Nếu hợp đồng giữa Ai Cập và Moscow thành công, đây sẽ là quốc gia thứ ba trên thế giới sở hữu loại tiêm kích siêu cơ động này.Máy bay chiến đấu Su-35 được chế tạo bởi phòng thiết kế Sukhoi từ năm 2008, tới năm 2014 chính thức được đưa vào hoạt động. Đây là phiên bản tiêm kích chiến đấu hiện đại nhất được phát triển từ dòng Sukhoi Su-27.Loại chiến đấu cơ này có tốc độ tối đa lên tới Mach 2.25 khi bay ở độ cao 11.000 mét, có khả năng bay hành trình với tốc độ Mach 1,1 mà không cần bật chế độ đốt sau.Vũ khí chính của Su-35 bao gồm một khẩu pháo GSh-30-1 với 150 viên đạn, kèm theo đó là khả năng mang theo tối đa 8 tấn vũ khí các loại kèm theo 12 giá treo dưới cánh và bụng.Trước đó từ năm 2015, Nga đã ký hợp đồng bán 24 tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc với tổng giá trị hợp đồng lên tới 2,5 tỷ USD. Chiếc tiêm kích cuối cùng trong lô 24 chiếc này, được Moscow chuyển cho Bắc Kinh hồi tháng 11/2018.Indonesia cũng từng ký hợp đồng mua 11 máy bay chiến đấu Su-35 từ Nga với tổng giá trị lên tới 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, sau khi bị Washington đe dọa về nguy cơ bị cấm vận, Jakarta đã tuyên bố hủy bỏ hợp đồng này.Theo nhiều nguồn thạo tin, Ấn Độ và Malaysia cũng đã bày tỏ sự quan tâm của mình tới loại chiến đấu cơ này, tuy nhiên chưa có thông tin chính thức được các bên đưa ra. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh chiến đấu cơ Su-35 - tiêm kích có khả năng cơ động tốt nhất thế giới hiện nay - trong biên chế lực lượng Không quân Vũ trụ Nga. Nguồn: Armies.
Tờ Avia của Nga vừa đăng tải bài viết cho biết, dường như Ai Cập sẽ bất chấp mọi lời đe dọa cấm vận của Mỹ, để sở hữu bằng được tiêm kích Su-35 - loại chiến đấu cơ có độ cơ động tốt bậc nhất thế giới hiện nay.
Trước đó, truyền thông quốc tế đã có nhiều thông tin về việc đàm phán mua chiến đấu cơ Su-35 giữa Ai Cập và Nga tiến triển tốt. Bản thân truyền thông Ai Cập và các chuyên gia nước này, lại lo ngại một lệnh cấm vận từ Mỹ.
Cụ thể, Mỹ quy định mọi quốc gia trên thế giới đều không được phép mua và sử dụng vũ khí từ Nga, nếu không muốn bị Washington đặt cấm vận. Chỉ một vài quốc gia trên thế giới, bao gồm Ấn Độ và Việt Nam, không bị giới hạn bởi lệnh cấm vận này.
Đây cũng chính là lý do, Indonesia đã phải từ bỏ thương vụ mua chiến đấu cơ từ Nga vào phút chót, còn Thổ Nhĩ Kỳ đã xác định rõ tương lai của mình sau khi quyết mua tổ hợp phòng không S-400 từ Nga.
Mặc dù vậy, có vẻ như Cairo cũng đã đưa ra quyết định cuối cùng của mình. Truyền thông hai nước cho biết, nếu quá trình đàm phán diễn ra tốt đẹp, hợp đồng cuối cùng giữa hai bên sẽ được ký trong vài tháng nữa.
Mỹ hiện vẫn chưa đưa ra hành động cụ thể cho quyết định này của Ai Cập, tuy nhiên nhiều chuyên gia dự báo, rất có thể Washington sẽ không ngần ngại áp đặt lệnh cấm vận lên quốc gia này.
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều nguồn tin cho rằng Ai Cập sẽ rất khó bị cấm vận từ Mỹ, bởi nếu Washington khiêu chiến với Cairo, rất có thể quốc gia Bắc Phi này sẽ "làm khó" mọi tàu hàng và tàu chiến mang quốc tịch Mỹ qua kênh đào Suez.
Tính tới thời điểm hiện tại, chiến đấu cơ Su-35 mới chỉ được phục vụ chính thức trong lực lượng không quân Nga và Trung Quốc. Nếu hợp đồng giữa Ai Cập và Moscow thành công, đây sẽ là quốc gia thứ ba trên thế giới sở hữu loại tiêm kích siêu cơ động này.
Máy bay chiến đấu Su-35 được chế tạo bởi phòng thiết kế Sukhoi từ năm 2008, tới năm 2014 chính thức được đưa vào hoạt động. Đây là phiên bản tiêm kích chiến đấu hiện đại nhất được phát triển từ dòng Sukhoi Su-27.
Loại chiến đấu cơ này có tốc độ tối đa lên tới Mach 2.25 khi bay ở độ cao 11.000 mét, có khả năng bay hành trình với tốc độ Mach 1,1 mà không cần bật chế độ đốt sau.
Vũ khí chính của Su-35 bao gồm một khẩu pháo GSh-30-1 với 150 viên đạn, kèm theo đó là khả năng mang theo tối đa 8 tấn vũ khí các loại kèm theo 12 giá treo dưới cánh và bụng.
Trước đó từ năm 2015, Nga đã ký hợp đồng bán 24 tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc với tổng giá trị hợp đồng lên tới 2,5 tỷ USD. Chiếc tiêm kích cuối cùng trong lô 24 chiếc này, được Moscow chuyển cho Bắc Kinh hồi tháng 11/2018.
Indonesia cũng từng ký hợp đồng mua 11 máy bay chiến đấu Su-35 từ Nga với tổng giá trị lên tới 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, sau khi bị Washington đe dọa về nguy cơ bị cấm vận, Jakarta đã tuyên bố hủy bỏ hợp đồng này.
Theo nhiều nguồn thạo tin, Ấn Độ và Malaysia cũng đã bày tỏ sự quan tâm của mình tới loại chiến đấu cơ này, tuy nhiên chưa có thông tin chính thức được các bên đưa ra. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh chiến đấu cơ Su-35 - tiêm kích có khả năng cơ động tốt nhất thế giới hiện nay - trong biên chế lực lượng Không quân Vũ trụ Nga. Nguồn: Armies.