Truyền thông quốc tế đã dành những từ ngữ nặng nhất để mô tả hành động rút chạy, của 600 lính đặc nhiệm Hoàng gia Anh, trước sức tiến quân như vũ bão của Taliban tại thủ đô Kabul.Theo đó, London đã cử 600 lính đặc nhiệm Hoàng gia, được trang bị tối tân nhất, tới thủ đô Kabul của Afghanistan để đảm bảo sự an toàn cho thủ đô của nước này, trước sự hỗn loạn có thể xảy ra khi thành phố này rơi vào tay Taliban.Đáng tiếc là toàn bộ 600 lính đặc nhiệm, đã "bỏ chạy thục mạng", hướng thẳng tới sân bay quốc tế ở thủ đô Kabul, để mong được di tản trước khi sân bay này bị phá hủy.Chuyên gia phân tích của trang Avia cho biết, London sẽ phải cảm thấy hổ thẹn, khi lính đặc nhiệm của họ không hề tham gia bảo vệ Kabul, mà quay đầu bỏ chạy ngay lập tức, trước khi Taliban kịp tiến vào thủ đô.Tới giờ, London vẫn chưa chính thức lên tiếng bình luận về hành động của những lính đặc nhiệm nói trên. Tuy nhiên nhiều tướng lĩnh cấp cao của quân đội Anh, đã cảm thấy hổ thẹn tột bậc trước hành động này. Thư ký bộ Quốc phòng Anh Ben Wallace thậm chí còn phải thừa nhận rằng, 600 đặc nhiệm này hóa ra chỉ là "hổ giấy".Tình hình chiến sự ở Kabul hiện cũng không có gì quá căng thẳng, khi Taliban chiếm hoàn toàn ưu thế, sự chống đỡ của người dân và quân đội Afghanistan gần như không có, chỉ có người phương Tây ở Kabul đang vất vả di tản ra khỏi thành phố này.Taliban cho biết, lực lượng này sẽ cho Mỹ đúng 72 giờ, để di tản toàn bộ công dân Mỹ khỏi Kabul, trong số này bao gồm các phóng viên, nhân viên ngoại giao, nhà thầu tư nhân và cả nhân viên an ninh.Sau hạn chót 72 giờ, người Mỹ sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nếu vẫn tiếp tục ngoan cố trụ lại thủ đô Kabul. Chắc chắn, Mỹ sẽ không muốn một cuộc khủng hoảng con tin như ở Tehran lặp lại vào năm 2021, và sẽ rút hết công dân khỏi thủ đô này.Mặc dù vậy, sẽ không có bất cứ một cuộc chuyển giao quyền lực nào. Taliban, chỉ đơn giản nắm chính quyền, khi mà toàn bộ dàn lãnh đạo của chính quyền Afghanistan đương nhiệm, dường như đã trốn hết ra nước ngoài.Với việc toàn bộ lãnh đạo đương nhiệm của Afghanitsan trốn ra các nước láng giềng, sẽ không còn ai để chuyển giao quyền lực của Taliban, và tất nhiên, sự kháng cự mà lực lượng vũ trang của chính phủ Afghanistan đương thời, cũng không còn khi mọi tướng lĩnh và sĩ quan chỉ huy, đều đã bỏ chạy.Trước đó, ngay khi Mỹ và NATO rút quân chóng vánh khỏi Afghanistan, nhiều người đã nghĩ tới một cái kết không có hậu cho quốc gia này, khi Taliban đứng lên nắm quyền kiểm soát đất nước mà không gặp phải quá nhiều sự kháng cự đáng kể.Tuy nhiên, ngay cả trong một kịch bản bi quan nhất, người phương Tây và Mỹ, cũng không thể ngờ rằng chính quyền Afghanistan lại "yếu ớt" tới vậy, khi đã tan hàng chỉ ít tháng sau khi Mỹ và phương Tây rời bỏ. Nguồn ảnh: Sina. Mọi nỗ lực cứu vãn tình hình của chính quyền Biden đã thất bại, giờ đây việc duy nhất Washington có thể làm là di tản khỏi Kabul. Nguồn: CNBC.
Truyền thông quốc tế đã dành những từ ngữ nặng nhất để mô tả hành động rút chạy, của 600 lính đặc nhiệm Hoàng gia Anh, trước sức tiến quân như vũ bão của Taliban tại thủ đô Kabul.
Theo đó, London đã cử 600 lính đặc nhiệm Hoàng gia, được trang bị tối tân nhất, tới thủ đô Kabul của Afghanistan để đảm bảo sự an toàn cho thủ đô của nước này, trước sự hỗn loạn có thể xảy ra khi thành phố này rơi vào tay Taliban.
Đáng tiếc là toàn bộ 600 lính đặc nhiệm, đã "bỏ chạy thục mạng", hướng thẳng tới sân bay quốc tế ở thủ đô Kabul, để mong được di tản trước khi sân bay này bị phá hủy.
Chuyên gia phân tích của trang Avia cho biết, London sẽ phải cảm thấy hổ thẹn, khi lính đặc nhiệm của họ không hề tham gia bảo vệ Kabul, mà quay đầu bỏ chạy ngay lập tức, trước khi Taliban kịp tiến vào thủ đô.
Tới giờ, London vẫn chưa chính thức lên tiếng bình luận về hành động của những lính đặc nhiệm nói trên. Tuy nhiên nhiều tướng lĩnh cấp cao của quân đội Anh, đã cảm thấy hổ thẹn tột bậc trước hành động này. Thư ký bộ Quốc phòng Anh Ben Wallace thậm chí còn phải thừa nhận rằng, 600 đặc nhiệm này hóa ra chỉ là "hổ giấy".
Tình hình chiến sự ở Kabul hiện cũng không có gì quá căng thẳng, khi Taliban chiếm hoàn toàn ưu thế, sự chống đỡ của người dân và quân đội Afghanistan gần như không có, chỉ có người phương Tây ở Kabul đang vất vả di tản ra khỏi thành phố này.
Taliban cho biết, lực lượng này sẽ cho Mỹ đúng 72 giờ, để di tản toàn bộ công dân Mỹ khỏi Kabul, trong số này bao gồm các phóng viên, nhân viên ngoại giao, nhà thầu tư nhân và cả nhân viên an ninh.
Sau hạn chót 72 giờ, người Mỹ sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nếu vẫn tiếp tục ngoan cố trụ lại thủ đô Kabul. Chắc chắn, Mỹ sẽ không muốn một cuộc khủng hoảng con tin như ở Tehran lặp lại vào năm 2021, và sẽ rút hết công dân khỏi thủ đô này.
Mặc dù vậy, sẽ không có bất cứ một cuộc chuyển giao quyền lực nào. Taliban, chỉ đơn giản nắm chính quyền, khi mà toàn bộ dàn lãnh đạo của chính quyền Afghanistan đương nhiệm, dường như đã trốn hết ra nước ngoài.
Với việc toàn bộ lãnh đạo đương nhiệm của Afghanitsan trốn ra các nước láng giềng, sẽ không còn ai để chuyển giao quyền lực của Taliban, và tất nhiên, sự kháng cự mà lực lượng vũ trang của chính phủ Afghanistan đương thời, cũng không còn khi mọi tướng lĩnh và sĩ quan chỉ huy, đều đã bỏ chạy.
Trước đó, ngay khi Mỹ và NATO rút quân chóng vánh khỏi Afghanistan, nhiều người đã nghĩ tới một cái kết không có hậu cho quốc gia này, khi Taliban đứng lên nắm quyền kiểm soát đất nước mà không gặp phải quá nhiều sự kháng cự đáng kể.
Tuy nhiên, ngay cả trong một kịch bản bi quan nhất, người phương Tây và Mỹ, cũng không thể ngờ rằng chính quyền Afghanistan lại "yếu ớt" tới vậy, khi đã tan hàng chỉ ít tháng sau khi Mỹ và phương Tây rời bỏ. Nguồn ảnh: Sina.
Mọi nỗ lực cứu vãn tình hình của chính quyền Biden đã thất bại, giờ đây việc duy nhất Washington có thể làm là di tản khỏi Kabul. Nguồn: CNBC.