Một trong những thảm hoạ tàu ngầm hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nhân loại chính là thảm hoạ tàu ngầm hạt nhân Kursk xảy ra vào năm 2000 của Nga. Thảm hoạ xảy ra khi ngư lôi Type-65-76A phát nổ ở mũi tàu K-141 khiến nó chìm xuống đáy biển và Hải quân Nga không thể cứu được những thuỷ thủ còn sống sót bên trong. Ảnh: NI.Tổng cộng trên tàu khi đó có 118 thuỷ thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy, một nửa trong số họ được coi là vẫn sống sót sau vụ nổ nhưng không có khả năng thoát ra ngoài. Hải quân Nga cùng nỗ lực cứu hộ quốc tế cũng không thể đưa được những người còn sống trên tàu ra ngoài trước khi họ chết dần vì hết dưỡng khí. Ảnh: NI.Nguyên nhân của vụ tai nạn được cho là do loại ngư lôi dùng nhiên liệu hydro lỏng. Sau vụ tai nạn này, Hải quân Nga đã loại biên toàn bộ các loại ngư lôi dùng nhiên liệu Hydro lỏng để tránh sự vụ tương tự xảy ra trong tương lai. Ảnh: NI.Tiếp đến là thảm hoạ xảy ra với tàu ngầm Komsomolets vào năm 1989. Được thiết kế để trở thành tàu ngầm nhanh nhất và lặn sâu nhất vào thời bấy giờ, tàu ngầm Koomsomolets có khả năng lặn sâu tới 900 mét và tốc độ lên tới hơn 80km/h khi lặn. Ảnh: NI.Ngày 7/4/1989, tàu ngầm Komsomolets bốc cháy từ bên trong. Ngọn lửa không thể được khống chế đã gây ra hàng loạt các sự cố kỹ thuật liên tiếp khiến tàu mất kiểm soát và bắt đầu chìm. 42 trên tổng số 69 thuỷ thủ đoàn trên tàu thiệt mạng. Ảnh: NI.Lò phản ứng hạt nhân của tàu Komsomolets và hai đầu đạn hạt nhân đã chìm theo tàu dưới độ sâu 1700 mét tại biển Barent - nhiều chuyên gia cho biết thảm hoạ môi trường hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai nếu Nga không nỗ lực thu hồi lại số hạt nhân này. Ảnh: NI.Tiếp đến là thảm hoạ của tàu ngầm hạt nhân K-8 được đóng theo lớp Đề án 627A. Đây cũng là một tàu ngầm hạt nhân đã chìm sau khi bốc cháy. Ảnh: NI.Vụ cháy bắt đầu vào ngày 8/4/1970 khi tàu đang thực hiện một cuộc tập trận trên biển. Chỉ ít phút sau vụ cháy, khói độc đã lan tràn khắp tàu thông qua hệ thống thông khí. Thuỷ thủ đoàn nỗ lực khống chế ngọn lửa nhưng bất lực. Ảnh: NI.Nỗ lực dập lửa không thành công và lò phản ứng hạt nhân buộc phải được tắt đi để đảm bảo an toàn. Sau đó thuỷ thủ đoàn nhận lệnh bỏ tàu. Sau khi tàu cứu hộ tới và tiến hành lai dắt tàu vào bờ, thuỷ thủ đoàn quay trở lại tàu nhưng cuối cùng, K-8 lại chìm trong quá trình lai dắt, kéo theo 52 thuỷ thủ đoàn trên tàu xuống lòng đại dương. Ảnh: NI.Trong khi Liên Xô và Nga dính phải hàng loạt các vụ tai nạn liên quan tới tàu ngầm thì Mỹ lại có vẻ ít gặp phải các tai nạn này hơn. Tuy nhiên vào năm 1969, một tàu ngầm hạt nhân USS Scorpion lớp Skipjack đã chìm cùng toàn bộ 99 thuỷ thủ ở vùng biển cách 700 km ngoài khơi đảo Azore. Ảnh: NI.Đến tận ngày nay, nguyên nhân khiến USS Scorpion chìm xuống đại dương vẫn là điều bí ẩn. Hải quân Mỹ chỉ đơn giản là mất liên lạc với tàu và sau đó cử tàu cứu hộ đi tìm nhưng không thành công. Tới một năm sau, người ta mới xác định được xác tàu ngằm sâu khoản 3 km dưới lòng biển. Ảnh: NI.Nhiều sử gia cho rằng, nguyên nhân duy nhất khiến con tàu này có thể chìm nhanh tới mức không kịp đưa ra bất cứ tín hiệu kêu cứu nào có là do ngư lôi Mark 37 trên tàu đột nhiên phát nổ. Ảnh: NI.Cuối cùng là thảm hoạ tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Mỹ xảy ra vào năm 1963 với tàu ngầm USS Thresher. Ngày 10/4/1963, tàu USS Thresher đã chìm cùng 129 thuỷ thủ đoàn trên tàu. Đây cũng là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới gặp tai nạn và là vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân có nhiều người thiệt mạng nhất tính cho tới tận ngày nay. Ảnh: NI.Tàu ngầm hạt nhân USS Thresher chìm khi đang thực hiện động tác lặn khẩn cấp xuống độ sâu 400 mét. Trong quá trình lặn, tàu USS Thresher đã gặp sự cố, tàu chìm thẳng xuống độ sâu 600 mét và chịu áp lực nước lớn chưa từng có khiến vỏ tàu nứt, nước tràn vào tàu. Ảnh: NI.Trong những nỗ lực gửi tín hiệu kêu cứu cuối cùng lên mặt nước, thuỷ thủ đoàn trên tàu USS Thresher cho biết khoang máy đã ngập trong nước, mọi nỗ lực của họ là vô ích. Kỹ thuật cứu hộ tàu ngầm những năm 60 cũng không đủ khả năng để Hải quân Mỹ tiếp cận với tàu USS Thresher và cuối cùng nó đã trở thành mồ chôn tập thể của toàn bộ thuỷ thủ đoàn. Ảnh: NI. Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm hạt nhân Nga với sức mạnh tên lửa kinh hoàng.
Một trong những thảm hoạ tàu ngầm hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nhân loại chính là thảm hoạ tàu ngầm hạt nhân Kursk xảy ra vào năm 2000 của Nga. Thảm hoạ xảy ra khi ngư lôi Type-65-76A phát nổ ở mũi tàu K-141 khiến nó chìm xuống đáy biển và Hải quân Nga không thể cứu được những thuỷ thủ còn sống sót bên trong. Ảnh: NI.
Tổng cộng trên tàu khi đó có 118 thuỷ thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy, một nửa trong số họ được coi là vẫn sống sót sau vụ nổ nhưng không có khả năng thoát ra ngoài. Hải quân Nga cùng nỗ lực cứu hộ quốc tế cũng không thể đưa được những người còn sống trên tàu ra ngoài trước khi họ chết dần vì hết dưỡng khí. Ảnh: NI.
Nguyên nhân của vụ tai nạn được cho là do loại ngư lôi dùng nhiên liệu hydro lỏng. Sau vụ tai nạn này, Hải quân Nga đã loại biên toàn bộ các loại ngư lôi dùng nhiên liệu Hydro lỏng để tránh sự vụ tương tự xảy ra trong tương lai. Ảnh: NI.
Tiếp đến là thảm hoạ xảy ra với tàu ngầm Komsomolets vào năm 1989. Được thiết kế để trở thành tàu ngầm nhanh nhất và lặn sâu nhất vào thời bấy giờ, tàu ngầm Koomsomolets có khả năng lặn sâu tới 900 mét và tốc độ lên tới hơn 80km/h khi lặn. Ảnh: NI.
Ngày 7/4/1989, tàu ngầm Komsomolets bốc cháy từ bên trong. Ngọn lửa không thể được khống chế đã gây ra hàng loạt các sự cố kỹ thuật liên tiếp khiến tàu mất kiểm soát và bắt đầu chìm. 42 trên tổng số 69 thuỷ thủ đoàn trên tàu thiệt mạng. Ảnh: NI.
Lò phản ứng hạt nhân của tàu Komsomolets và hai đầu đạn hạt nhân đã chìm theo tàu dưới độ sâu 1700 mét tại biển Barent - nhiều chuyên gia cho biết thảm hoạ môi trường hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai nếu Nga không nỗ lực thu hồi lại số hạt nhân này. Ảnh: NI.
Tiếp đến là thảm hoạ của tàu ngầm hạt nhân K-8 được đóng theo lớp Đề án 627A. Đây cũng là một tàu ngầm hạt nhân đã chìm sau khi bốc cháy. Ảnh: NI.
Vụ cháy bắt đầu vào ngày 8/4/1970 khi tàu đang thực hiện một cuộc tập trận trên biển. Chỉ ít phút sau vụ cháy, khói độc đã lan tràn khắp tàu thông qua hệ thống thông khí. Thuỷ thủ đoàn nỗ lực khống chế ngọn lửa nhưng bất lực. Ảnh: NI.
Nỗ lực dập lửa không thành công và lò phản ứng hạt nhân buộc phải được tắt đi để đảm bảo an toàn. Sau đó thuỷ thủ đoàn nhận lệnh bỏ tàu. Sau khi tàu cứu hộ tới và tiến hành lai dắt tàu vào bờ, thuỷ thủ đoàn quay trở lại tàu nhưng cuối cùng, K-8 lại chìm trong quá trình lai dắt, kéo theo 52 thuỷ thủ đoàn trên tàu xuống lòng đại dương. Ảnh: NI.
Trong khi Liên Xô và Nga dính phải hàng loạt các vụ tai nạn liên quan tới tàu ngầm thì Mỹ lại có vẻ ít gặp phải các tai nạn này hơn. Tuy nhiên vào năm 1969, một tàu ngầm hạt nhân USS Scorpion lớp Skipjack đã chìm cùng toàn bộ 99 thuỷ thủ ở vùng biển cách 700 km ngoài khơi đảo Azore. Ảnh: NI.
Đến tận ngày nay, nguyên nhân khiến USS Scorpion chìm xuống đại dương vẫn là điều bí ẩn. Hải quân Mỹ chỉ đơn giản là mất liên lạc với tàu và sau đó cử tàu cứu hộ đi tìm nhưng không thành công. Tới một năm sau, người ta mới xác định được xác tàu ngằm sâu khoản 3 km dưới lòng biển. Ảnh: NI.
Nhiều sử gia cho rằng, nguyên nhân duy nhất khiến con tàu này có thể chìm nhanh tới mức không kịp đưa ra bất cứ tín hiệu kêu cứu nào có là do ngư lôi Mark 37 trên tàu đột nhiên phát nổ. Ảnh: NI.
Cuối cùng là thảm hoạ tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Mỹ xảy ra vào năm 1963 với tàu ngầm USS Thresher. Ngày 10/4/1963, tàu USS Thresher đã chìm cùng 129 thuỷ thủ đoàn trên tàu. Đây cũng là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới gặp tai nạn và là vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân có nhiều người thiệt mạng nhất tính cho tới tận ngày nay. Ảnh: NI.
Tàu ngầm hạt nhân USS Thresher chìm khi đang thực hiện động tác lặn khẩn cấp xuống độ sâu 400 mét. Trong quá trình lặn, tàu USS Thresher đã gặp sự cố, tàu chìm thẳng xuống độ sâu 600 mét và chịu áp lực nước lớn chưa từng có khiến vỏ tàu nứt, nước tràn vào tàu. Ảnh: NI.
Trong những nỗ lực gửi tín hiệu kêu cứu cuối cùng lên mặt nước, thuỷ thủ đoàn trên tàu USS Thresher cho biết khoang máy đã ngập trong nước, mọi nỗ lực của họ là vô ích. Kỹ thuật cứu hộ tàu ngầm những năm 60 cũng không đủ khả năng để Hải quân Mỹ tiếp cận với tàu USS Thresher và cuối cùng nó đã trở thành mồ chôn tập thể của toàn bộ thuỷ thủ đoàn. Ảnh: NI.
Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm hạt nhân Nga với sức mạnh tên lửa kinh hoàng.