Điển hình đầu tiên là AK-47, khẩu súng trường tấn công huyền thoại trong Chiến tranh Việt Nam, trở thành biểu tượng của nhiều cuộc cách mạng trên toàn thế giới, một trong những vũ khí tốt và hiệu quả nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại.Súng trường tấn công AK-47 đã được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng liên tục và phổ biến trong kháng chiến chống Mỹ từ giữa những thập niên 1960 đến tận thời điểm hiện tại, với số lượng “khủng” lên đến hàng triệu khẩu.Đồng thời, từ trong Chiến tranh Việt Nam đến cuối những năm 1989, hình bóng của khẩu AK-47 còn có mặt trên hầu hết mọi mặt tranh cổ động, các bích tường từ thành thị tới nông thôn.AK-47 hay còn được gọi là súng trường tự động Kalashnikov, đây là một trong những súng trường tấn công hoặc súng tiểu liên thông dụng nhất thế kỷ 20.AK-47 được thiết kế bởi Mikhail Kalashnikov, đã được đưa vào biên chế Liên Xô cũ từ những năm 1947 và được sử dụng như một khẩu súng đặc biệt chắc chắn và đáng tin cậy.Với tầm ảnh hưởng của mình, AK-47 và các phiên bản của nó hiện nay vẫn luôn là thứ vũ khí được ưa chuộng nhất, được lựa chọn để sử dụng trong quân đội cũng như làm vũ khí cá nhân tiêu chuẩn của trên 60 quốc gia.AK-47 và các phiên bản của chúng hoạt động tốt trong tầm phạm vi 400-500m và có thể bắn tới 600 phát/phút, khi bắn phát một đạt 40 phát/phút và điểm xạ là 100 phát/phút.AK-47 còn được coi như một biểu tượng trong quân sự, một thứ vũ khí đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt chiến tranh.Tiếp theo phải nhắc đến, chính là loạt súng máy Maxim. Maxim được biết đến với 3 phiên bản chính của loạt này lần lượt là: MG 08 của Đức, PM M1910 của Nga và súng máy Vickers của Anh.Về tiền đề của Maxim, nhà sáng chế Hiram Maxim đã phát minh ra khẩu súng máy Maxim đóng vai trò đặc biệt quan trọng này, mang tính cách mạng hoá đối với chiến tranh hiện đại trên thế giới.Trong số loạt biến thể chính, riêng Maxim M1910 được coi là khẩu súng máy hạng nặng danh tiếng nhất được Quân đội Nga Hoàng sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất – Thế Chiến thứ I.Và khẩu súng máy hạng nặng này còn được Hồng Quân sử dụng trong cả chiến tranh thế giới lần 2 - nhiều chục năm sau khi nó được ra đời.Khẩu PM M1910 này đã được thông qua và đưa vào biên chế của Quân đội Nga Hoàng từ những năm 1910, và từ tháng 11 cùng năm trở đi đã được sản xuất một cách chính thức.Khẩu Maxim M1910 này của Nga được sử dụng loại đạn 7.62x54mmR, cùng loại đạn với khẩu súng trường Mosin-Nagant trứ danh của Nga một thời.PM M1910 được lắp ráp trên một bệ gồm 2 bánh xe với một khiên chắn phía trước, nhằm bảo vệ người sử dụng nó khỏi loạt đạn của đối phương, cũng như đảm bảo tính cơ động của nó.
Và tính đến hiện nay, ngoài Nga thì có ít nhất 29 quốc gia khà là nhà khai thác của dòng súng máy Maxim này qua nhiều biến thể khác nhau từ những năm 1886 đến 1959.
Hầu như mỗi quân đội đều có cho mình phiên bản súng máy Maxim của riêng quân đội mình để phù hợp trong chinh chiến tại các mặt trận.
Loại súng tiếp theo lọt vào top 5 chính là khẩu súng chống tăng RPG-7. Súng phóng lựu cầm tay chống tăng này được Liên Xô chế tạo, thiết kế vào những năm 1958, sau đó vào năm 1961 thì phiên bản đạn PG-7 đã được dùng phổ biến.
RPG-7 chính là khẩu súng RPG thành công nhất trong số các súng chống tăng cá nhân trong lịch sử. Ví dụ điển hình trong kháng chiến chống Mỹ, RPG-47 (ở Việt Nam gọi là B41) đã huỷ diệt các xe tăng hiện đại nhất xuất hiện trên mặt trận bằng khẩu súng này một cách cực tối ưu.
RPG-7 có thể bắn được nhiều lần, trung bình mỗi khẩu có thể bắn được khoảng 250 phát trước khi thay nòng. Các phiên bản sau này có thể bắn được nhiều hơn thế.
Khả năng xuyên giáp của dòng súng này dao động từ 300-500m tuỳ phiên bản đầu đạn sử dụng khác nhau. Hoàn toàn phá huỷ các cỗ xe tăng của đối phương. Và đặc biệt thì dù là phiên bản đầu đạn nào cũng có thể dùng trên khẩu RPG-7 nguyên bản.
Về không lực, không thể không nhắc đến chính là “Pháo đài bay” B-17 của Mỹ. Đây là một máy bay ném bom hạng nặng do Boeing sản xuất, còn có tên đầy đủ là B-17 Flying Fortress của Không quân Mỹ.
Chiếc “Pháo đài bay” này được đánh giá là đã thống trị các chiến trường và mặt trận khu vực phía Tây và Thái Bình Dương trong Thế Chiến thứ II. Đây là loại vũ khí quân sự đã xuất hiện trên toàn thế giới trong các nhiệm vụ quân sự và dân sự.
B-17 cũng là mẫu máy bay đầu tiên do Boeing sản xuất có cho mình sàn đáp và 4 động cơ. Máy bay ném bom hạng nặng này đã được giới quân sự thế giới coi như một “kỳ quan về kỹ thuật”.
Phải mất cả năm trời từ những khâu thiết kế kỹ thuật, đến thử nghiệm thì Quân đội Mỹ mới có thể tạo ra loại vũ khí kinh người này.
Máy bay ném bom B-17 được trang bị cho mình tới 9 khẩu súng máy và có thể mang theo tới 4.000 pound chỉ toàn bom, thậm chí lên đến 8.000 pound nếu làm nhiệm vụ cự ly ngắn. Đến năm 1943, loạt B-17 mới đều mang loại súng máy 12,7mm nhằm tăng tải trọng cho “pháo đài bay” này.
Để nhắc lại, trong Thế Chiến thứ II, B-17 đã ném tới 640.000 tấn bom vào các mục tiêu thuộc Đức Quốc xã, huỷ diệt quân phát-xít.
Và cuối cùng, chúng ta có sự xuất hiện của một UAV duy nhất lọt top 5. Đó chính là chiếc UAV MQ-1 Predator, ban đầu thì đây là một máy bay không người lái làm nhiệm vụ trinh sát.
Tuy nhiên, sau đó đã có sự thay đổi lớn trên thế giớ khi chiếc UAV chả thành một UCAV và trang bị tên lửa Hellfire.
Cuộc tấn công đầu tiên của UCAV này với AGM-114 Hellfire là vào năm 2002, nơi những kẻ khủng bố bị tiêu diệt tại Yemen sau vụ không kích.
MQ-1 Predator đã được đánh giá là đã đi trước thời đại với khả năng nhận thức tình huống đã được nâng cao. Sở hữu radar khẩu độ tổng hợp, máy quay video và FLIR ghi lại hình ảnh hồng ngoại nhìn về phía trước đã giúp nó tấn công với độ chính xác cao.
Không quân từ nhiều nước đã liên tục đặt hàng hàng chục chiếc UCAV này của Mỹ đến tận năm 2018, khi nó nghỉ hưu và nhừng lại sân chơi cho MQ-9 Reaper. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh cơ chế hoạt động cực kỳ đơn giản nhưng lại rất hiệu quả của khẩu súng trường tấn công AK-47. Nguồn: Simple.
Điển hình đầu tiên là AK-47, khẩu súng trường tấn công huyền thoại trong Chiến tranh Việt Nam, trở thành biểu tượng của nhiều cuộc cách mạng trên toàn thế giới, một trong những vũ khí tốt và hiệu quả nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại.
Súng trường tấn công AK-47 đã được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng liên tục và phổ biến trong kháng chiến chống Mỹ từ giữa những thập niên 1960 đến tận thời điểm hiện tại, với số lượng “khủng” lên đến hàng triệu khẩu.
Đồng thời, từ trong Chiến tranh Việt Nam đến cuối những năm 1989, hình bóng của khẩu AK-47 còn có mặt trên hầu hết mọi mặt tranh cổ động, các bích tường từ thành thị tới nông thôn.
AK-47 hay còn được gọi là súng trường tự động Kalashnikov, đây là một trong những súng trường tấn công hoặc súng tiểu liên thông dụng nhất thế kỷ 20.
AK-47 được thiết kế bởi Mikhail Kalashnikov, đã được đưa vào biên chế Liên Xô cũ từ những năm 1947 và được sử dụng như một khẩu súng đặc biệt chắc chắn và đáng tin cậy.
Với tầm ảnh hưởng của mình, AK-47 và các phiên bản của nó hiện nay vẫn luôn là thứ vũ khí được ưa chuộng nhất, được lựa chọn để sử dụng trong quân đội cũng như làm vũ khí cá nhân tiêu chuẩn của trên 60 quốc gia.
AK-47 và các phiên bản của chúng hoạt động tốt trong tầm phạm vi 400-500m và có thể bắn tới 600 phát/phút, khi bắn phát một đạt 40 phát/phút và điểm xạ là 100 phát/phút.
AK-47 còn được coi như một biểu tượng trong quân sự, một thứ vũ khí đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt chiến tranh.
Tiếp theo phải nhắc đến, chính là loạt súng máy Maxim. Maxim được biết đến với 3 phiên bản chính của loạt này lần lượt là: MG 08 của Đức, PM M1910 của Nga và súng máy Vickers của Anh.
Về tiền đề của Maxim, nhà sáng chế Hiram Maxim đã phát minh ra khẩu súng máy Maxim đóng vai trò đặc biệt quan trọng này, mang tính cách mạng hoá đối với chiến tranh hiện đại trên thế giới.
Trong số loạt biến thể chính, riêng Maxim M1910 được coi là khẩu súng máy hạng nặng danh tiếng nhất được Quân đội Nga Hoàng sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất – Thế Chiến thứ I.
Và khẩu súng máy hạng nặng này còn được Hồng Quân sử dụng trong cả chiến tranh thế giới lần 2 - nhiều chục năm sau khi nó được ra đời.
Khẩu PM M1910 này đã được thông qua và đưa vào biên chế của Quân đội Nga Hoàng từ những năm 1910, và từ tháng 11 cùng năm trở đi đã được sản xuất một cách chính thức.
Khẩu Maxim M1910 này của Nga được sử dụng loại đạn 7.62x54mmR, cùng loại đạn với khẩu súng trường Mosin-Nagant trứ danh của Nga một thời.
PM M1910 được lắp ráp trên một bệ gồm 2 bánh xe với một khiên chắn phía trước, nhằm bảo vệ người sử dụng nó khỏi loạt đạn của đối phương, cũng như đảm bảo tính cơ động của nó.
Và tính đến hiện nay, ngoài Nga thì có ít nhất 29 quốc gia khà là nhà khai thác của dòng súng máy Maxim này qua nhiều biến thể khác nhau từ những năm 1886 đến 1959.
Hầu như mỗi quân đội đều có cho mình phiên bản súng máy Maxim của riêng quân đội mình để phù hợp trong chinh chiến tại các mặt trận.
Loại súng tiếp theo lọt vào top 5 chính là khẩu súng chống tăng RPG-7. Súng phóng lựu cầm tay chống tăng này được Liên Xô chế tạo, thiết kế vào những năm 1958, sau đó vào năm 1961 thì phiên bản đạn PG-7 đã được dùng phổ biến.
RPG-7 chính là khẩu súng RPG thành công nhất trong số các súng chống tăng cá nhân trong lịch sử. Ví dụ điển hình trong kháng chiến chống Mỹ, RPG-47 (ở Việt Nam gọi là B41) đã huỷ diệt các xe tăng hiện đại nhất xuất hiện trên mặt trận bằng khẩu súng này một cách cực tối ưu.
RPG-7 có thể bắn được nhiều lần, trung bình mỗi khẩu có thể bắn được khoảng 250 phát trước khi thay nòng. Các phiên bản sau này có thể bắn được nhiều hơn thế.
Khả năng xuyên giáp của dòng súng này dao động từ 300-500m tuỳ phiên bản đầu đạn sử dụng khác nhau. Hoàn toàn phá huỷ các cỗ xe tăng của đối phương. Và đặc biệt thì dù là phiên bản đầu đạn nào cũng có thể dùng trên khẩu RPG-7 nguyên bản.
Về không lực, không thể không nhắc đến chính là “Pháo đài bay” B-17 của Mỹ. Đây là một máy bay ném bom hạng nặng do Boeing sản xuất, còn có tên đầy đủ là B-17 Flying Fortress của Không quân Mỹ.
Chiếc “Pháo đài bay” này được đánh giá là đã thống trị các chiến trường và mặt trận khu vực phía Tây và Thái Bình Dương trong Thế Chiến thứ II. Đây là loại vũ khí quân sự đã xuất hiện trên toàn thế giới trong các nhiệm vụ quân sự và dân sự.
B-17 cũng là mẫu máy bay đầu tiên do Boeing sản xuất có cho mình sàn đáp và 4 động cơ. Máy bay ném bom hạng nặng này đã được giới quân sự thế giới coi như một “kỳ quan về kỹ thuật”.
Phải mất cả năm trời từ những khâu thiết kế kỹ thuật, đến thử nghiệm thì Quân đội Mỹ mới có thể tạo ra loại vũ khí kinh người này.
Máy bay ném bom B-17 được trang bị cho mình tới 9 khẩu súng máy và có thể mang theo tới 4.000 pound chỉ toàn bom, thậm chí lên đến 8.000 pound nếu làm nhiệm vụ cự ly ngắn. Đến năm 1943, loạt B-17 mới đều mang loại súng máy 12,7mm nhằm tăng tải trọng cho “pháo đài bay” này.
Để nhắc lại, trong Thế Chiến thứ II, B-17 đã ném tới 640.000 tấn bom vào các mục tiêu thuộc Đức Quốc xã, huỷ diệt quân phát-xít.
Và cuối cùng, chúng ta có sự xuất hiện của một UAV duy nhất lọt top 5. Đó chính là chiếc UAV MQ-1 Predator, ban đầu thì đây là một máy bay không người lái làm nhiệm vụ trinh sát.
Tuy nhiên, sau đó đã có sự thay đổi lớn trên thế giớ khi chiếc UAV chả thành một UCAV và trang bị tên lửa Hellfire.
Cuộc tấn công đầu tiên của UCAV này với AGM-114 Hellfire là vào năm 2002, nơi những kẻ khủng bố bị tiêu diệt tại Yemen sau vụ không kích.
MQ-1 Predator đã được đánh giá là đã đi trước thời đại với khả năng nhận thức tình huống đã được nâng cao. Sở hữu radar khẩu độ tổng hợp, máy quay video và FLIR ghi lại hình ảnh hồng ngoại nhìn về phía trước đã giúp nó tấn công với độ chính xác cao.
Không quân từ nhiều nước đã liên tục đặt hàng hàng chục chiếc UCAV này của Mỹ đến tận năm 2018, khi nó nghỉ hưu và nhừng lại sân chơi cho MQ-9 Reaper. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh cơ chế hoạt động cực kỳ đơn giản nhưng lại rất hiệu quả của khẩu súng trường tấn công AK-47. Nguồn: Simple.