Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bắt đầu chuyển khẩn cấp các xe tăng T-72S của họ tới biên giới giáp Azerbaijan và Nagorno-Karabakh.Chúng ta đang nói về ít nhất 30 phương tiện chiến đấu, tạo thành một lực lượng rất đáng kể, đặc biệt là trong bối cảnh trước đó đã có khoảng 40 chiến xa nằm sẵn ở đây.Những hành động này của Iran gắn liền với việc Tehran sẵn sàng can thiệp vào cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh, bất chấp việc họ vẫn khẳng định không đứng về phía nào trong cuộc chiến này.Hiện tại, tổng cộng Iran đã triển khai ít nhất 70 xe tăng và hơn 30 pháo dã chiến gần biên giới phía Bắc, rõ ràng là Tehran đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn.Tính đến thực tế là Azerbaijan đã kiểm soát biên giới giữa Iran và lãnh thổ Nagorno-Karabakh, các chuyên gia không loại trừ khả năng Tehran có thể chống lại Armenia, nhưng chỉ trong trường hợp bị Yerevan tấn công và đạn pháo rơi xuống lãnh thổ nước cộng hòa Hồi giáo.Mặt khác, các xe tăng của Iran được bố trí ngay tại hậu phương của quân đội Azerbaijan, trong mối liên hệ này, không loại trừ khả năng Tehran sẵn sàng hỗ trợ Armenia.Loại xe tăng Iran triển khai là T-72S nâng cấp, lần đầu tiên phiên bản T-72 này được trình diễn là vào tháng 8 năm nay, trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Amir Khatami tới một nhà máy nằm ở khu vực thành phố Dorud (tỉnh Lorestan).Mặc dù các phương tiện chiến đấu này được tạo ra theo chương trình Karrar (Kẻ tấn công), có ngoại hình rất giống nhau, nhưng giữa chúng vẫn có một số khác biệt, chủ yếu là ở hệ thống điện tử đi kèm.Biến thể T-72S hiện đại hóa tích hợp tổ hợp bảo vệ quang - điện tử, giúp ngăn chặn việc sử dụng hiệu quả vũ khí chính xác cao của kẻ thù, người chỉ huy có kính ngắm toàn cảnh cho phép bao quát các hành động của xạ thủ và sử dụng bệ súng máy.Ngoài ra các phóng viên cũng có thể thấy rằng chiếc xe tăng được bao phủ rất tốt bằng những phiến giáp phản ứng nổ, hình dạng giáp hông cũng được thay đổi.Nếu chúng ta so sánh phương tiện chiến đấu này với phiên bản đầu tiên của T-72 thì nó có tất cả các thuộc tính của một chiếc xe tăng hiện đại và sẽ đủ sức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao.Tuy vậy vẫn rất khó đánh giá tính năng kỹ chiến thuật cụ thể của xe tăng do Iran tự T-72S nâng cấp với T-72B3 của Nga, hay thậm chí là những chiếc T-90M Proryv-3 hiện đại hơn.Thông qua việc triển khai sát biên giới, có lẽ Iran cũng đang muốn kiểm nghiệm tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện tác chiến này trong điều kiện thực tế để khắc phục nhược điểm có thể phát sinh.Iran có tiềm lực quân sự vượt trội so với cả Armenia lẫn Azerbaijan, vì vậy nếu họ đứng về bất cứ phía nào cũng đủ để tạo ra cán cân sức mạnh mới trên chiến trường.Nhưng cho tới thời điểm này Iran chỉ đưa ra lời cảnh báo cứng rắn nhất đó là sẽ tấn công bằng pháo binh và tên lửa vào cả Armenia lẫn Azerbaijan nếu đạn pháo của họ tiếp tục "đi lạc".
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bắt đầu chuyển khẩn cấp các xe tăng T-72S của họ tới biên giới giáp Azerbaijan và Nagorno-Karabakh.
Chúng ta đang nói về ít nhất 30 phương tiện chiến đấu, tạo thành một lực lượng rất đáng kể, đặc biệt là trong bối cảnh trước đó đã có khoảng 40 chiến xa nằm sẵn ở đây.
Những hành động này của Iran gắn liền với việc Tehran sẵn sàng can thiệp vào cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh, bất chấp việc họ vẫn khẳng định không đứng về phía nào trong cuộc chiến này.
Hiện tại, tổng cộng Iran đã triển khai ít nhất 70 xe tăng và hơn 30 pháo dã chiến gần biên giới phía Bắc, rõ ràng là Tehran đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn.
Tính đến thực tế là Azerbaijan đã kiểm soát biên giới giữa Iran và lãnh thổ Nagorno-Karabakh, các chuyên gia không loại trừ khả năng Tehran có thể chống lại Armenia, nhưng chỉ trong trường hợp bị Yerevan tấn công và đạn pháo rơi xuống lãnh thổ nước cộng hòa Hồi giáo.
Mặt khác, các xe tăng của Iran được bố trí ngay tại hậu phương của quân đội Azerbaijan, trong mối liên hệ này, không loại trừ khả năng Tehran sẵn sàng hỗ trợ Armenia.
Loại xe tăng Iran triển khai là T-72S nâng cấp, lần đầu tiên phiên bản T-72 này được trình diễn là vào tháng 8 năm nay, trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Amir Khatami tới một nhà máy nằm ở khu vực thành phố Dorud (tỉnh Lorestan).
Mặc dù các phương tiện chiến đấu này được tạo ra theo chương trình Karrar (Kẻ tấn công), có ngoại hình rất giống nhau, nhưng giữa chúng vẫn có một số khác biệt, chủ yếu là ở hệ thống điện tử đi kèm.
Biến thể T-72S hiện đại hóa tích hợp tổ hợp bảo vệ quang - điện tử, giúp ngăn chặn việc sử dụng hiệu quả vũ khí chính xác cao của kẻ thù, người chỉ huy có kính ngắm toàn cảnh cho phép bao quát các hành động của xạ thủ và sử dụng bệ súng máy.
Ngoài ra các phóng viên cũng có thể thấy rằng chiếc xe tăng được bao phủ rất tốt bằng những phiến giáp phản ứng nổ, hình dạng giáp hông cũng được thay đổi.
Nếu chúng ta so sánh phương tiện chiến đấu này với phiên bản đầu tiên của T-72 thì nó có tất cả các thuộc tính của một chiếc xe tăng hiện đại và sẽ đủ sức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Tuy vậy vẫn rất khó đánh giá tính năng kỹ chiến thuật cụ thể của xe tăng do Iran tự T-72S nâng cấp với T-72B3 của Nga, hay thậm chí là những chiếc T-90M Proryv-3 hiện đại hơn.
Thông qua việc triển khai sát biên giới, có lẽ Iran cũng đang muốn kiểm nghiệm tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện tác chiến này trong điều kiện thực tế để khắc phục nhược điểm có thể phát sinh.
Iran có tiềm lực quân sự vượt trội so với cả Armenia lẫn Azerbaijan, vì vậy nếu họ đứng về bất cứ phía nào cũng đủ để tạo ra cán cân sức mạnh mới trên chiến trường.
Nhưng cho tới thời điểm này Iran chỉ đưa ra lời cảnh báo cứng rắn nhất đó là sẽ tấn công bằng pháo binh và tên lửa vào cả Armenia lẫn Azerbaijan nếu đạn pháo của họ tiếp tục "đi lạc".