Trang tin quân sự Army Recognition từng đưa ra danh sách top 16 xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất đang phục vụ hoặc sẵn sàng cho việc sản xuất hàng loạt. Việc tăng số lượng xếp hạng "cho phép" lọt thêm không ít gương mặt ít ai biết tới trên thế giới. Cũng vì quá đông số lượng xếp xe mà trang tin này không đưa ra số thứ tự đánh giá mà xếp theo thứ tự thời gian từ mới tới cũ. Nguồn ảnh: Army RecognitionXe tăng Challenger 2 "Black Night" - ra mắt tháng 9/2018, đây là phiên bản nâng cấp kiểu thử nghiệm công nghệ dòng xe tăng chủ lực Challenger 2 danh tiếng của Anh. So với phiên bản đang phục vụ, tháp pháo Challenger 2 "Black Night" nâng cấp thêm hệ thống điều khiển hỏa lực với một loạt công nghệ mới, ngoài ra nó còn được bổ sung hệ thống phòng vệ chủ động APS. Nguồn ảnh: Army RecognitionXe tăng chủ lực EMBT - ra mắt tháng 6/2018, đây là dự án hợp tác "chớp nhoáng" giữa Pháp và Đức nhằm đối chọi với siêu tăng T-14 Armata của Nga. Vì phát triển cực nhanh nên hai cường quốc này dùng khung gầm Leopard 2A7 và tháp pháo của Leclerc cho cỗ tăng mới. Cơ bản, việc xếp chiếc xe tăng còn đang trong giai đoạn nguyên mẫu như EMBT có phần "gượng ép, như kiểu cho có". Nguồn ảnh: Army RecognitionKhông hiểu tại sao các chuyên gia quân sự của Army Recognition lại cố gắng đem phiên bản nâng cấp T-72K của Ukraine vào top 15 xe tăng thay vì chọn T-72B3M tối tân hơn, phải chăng là sự thiên vị để nước nào cũng có đại diện. Nhìn chung, phiên bản này không có gì đặc biệt, nó được trang bị giáp phản ứng nổ Knife được quảng cáo là tăng 200-300% khả năng chống các loại đạn xuyên giáp. Nguồn ảnh: Army RecognitionT-72K đã là một nhẽ, ngay cả tới dòng xe tăng "sao chép năm cha ba mẹ" Karrar của Iran cũng được xếp top. Theo các chuyên gia quân sự, Karrar được Iran chế tạo trên khung gầm T-72 đắp thêm ERA, lắp tháp pháo có hơi hướng giống với T-90 và bên trong xe sử dụng một số thành phần công nghệ của M1 Abrams hay Challenger 2. Nguồn ảnh: Army RecognitionLeclerc XLR - ra mắt tháng 6/2016, đây là phiên bản hiện đại hóa quy mô trên cơ sở thế hệ xe tăng chủ lực Leclerc của Pháp. Gói nâng cấp mang thên SCORPION trang bị cho loại tăng này giáp mới, tháp súng máy điều khiển tự động và hệ thống tác chiến hợp nhất. Các nguồn tin cho rằng, Pháp sẽ bỏ ra 330 triệu eruro nâng cấp 198 chiếc từ 2020-2028. Nguồn ảnh: Army RecognitionTAM 2IP - Argentina ra mắt năm 2015 chỉ được coi là xe tăng hạng trung thay vì xe tăng chiến đấu chủ lực. Tuy là của Argentina nhưng nó được nâng cấp bởi IAI và Elbit Israel với việc trang bị thêm giáp phản ứng nổ, hệ thống điều khiển hỏa lực mới. Nguồn gốc của dòng tăng này vốn được Đức giúp đỡ Argentina phát triển trên cơ sở xe tăng Leopard 1. Nguồn ảnh: Army RecognitionM1A2 SEP V3/V4 hoặc M1A2 C/D - tháng 10/2015, đây là gói hiện đại hóa sâu rộng dòng tăng M1A2 nổi tiếng của Mỹ. So với các thế hệ trước đây, SEP V3 nhận hạng nặng nâng cấp về giáp bảo vệ tăng cường chống các loại vũ khí như RPG, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực....Nguồn ảnh: Army RecognitionĐương nhiên là top 15 thì phải có T-14 Armata của Nga ra mắt chính thức tháng 5/2015. Không cần phải nói nhiều về thông số dòng xe tăng danh tiếng này dù nó chưa chính thức phục vụ. Nguồn ảnh: Army RecognitionType 99A/ZTZ-99A - ra mắt năm 2014, đây là phiên bản nâng cấp sâu từ thế hệ đầu Type 99 của Trung Quốc. Nó được biết tới là nhận hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến hơn, tăng cấp độ bảo vệ và nhận động cơ diesel turbo tăng áp công suất 1.500 mã lực. Nguồn ảnh: Army RecognitionAltay - ra mắt tháng 11/2012, là dòng xe tăng chủ lực thế hệ 3 do Thổ Nhĩ Kỳ tự tay phát triển bằng các tổ hợp công nghiệp quốc phòng hàng đầu đất nước. Theo các nguồn tin, cỗ xe tăng nặng 65 tấn này trang bị pháo nòng trơn 120mm L55, súng máy 12,7mm điều khiển tự động cùng hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến, động cơ công suất 1.500-1.800 mã lực. Nguồn ảnh: Army RecognitionVT4/MBT-3000 - ra mắt tháng 6/2012, đây là mẫu tăng xuất khẩu do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở cải tiến dòng tăng Type 90 nội địa, nhưng tích hợp thêm các công nghệ mới của Type 99. Dù không mấy tên tuổi, nhưng nhờ giá cả phải chăng mà dòng tăng này đã được Thái Lan và Pakistan đặt bút ký hợp đồng. Nguồn ảnh: Army RecognitionT-90MS - ra mắt tháng 9/2011, đây là phiên bản nâng cấp lớn trên cơ sở dòng tăng T-90 nổi tiếng của Nga. Nó được trang bị công nghệ giáp phản ứng nổ hiện đại, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực, động cơ... và hiện đã giành được một số hợp đồng. Nguồn ảnh: Army RecognitionLeopard 2A7 - ra mắt tháng 6/2010 là phiên bản nâng cấp thuộc hàng hiện đại nhất dòng tăng Leopard 2 do Đức phát triển. Nó được tích hợp công nghệ giáp bị động sử dụng nhiều thành phần vật liệu mới tăng cấp độ bảo vệ, vũ trang khẩu pháo 120mm L55 có tầm bắn xa và chính xác... Nguồn ảnh: Army RecognitionK2 Black Panther - ra mắt tháng 10/2009 là sản phẩm đỉnh cao của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, tập hợp mọi tinh túy kỹ thuật quốc gia này. Cỗ xe tăng được coi là đắt nhất ở châu Á trang bị khẩu pháo 120mm công nghệ Đức nhưng sử dụng đạn dược "độc đáo và vô cùng thông minh", trang bị giáp phản ứng nổ kết hợp giáp composite cực kỳ chắc chắn, động cơ 1.500 mã lực cực khỏe. Nguồn ảnh: Army RecognitionIsrael tuy là một quốc gia nhỏ về diện tích, nhưng không hề thua các ông lớn khi buộc các chuyên gia Army Recognition phải chọn 2 mẫu. Trong ảnh là phiên bản Merkava IV Barak ra mắt năm 2004, ngoài thiết kế thừa hưởng về giáp bảo vệ tuyệt vệ cùng hỏa lực chính xác cao của Merkava IV thì mẫu Barak trang bị máy tính thông minh kiểm soát nhiệm vụ, tăng khả năng liên kết khi chiến đấu...Nguồn ảnh: Army RecognitionMerkava IVM Windbreaker được tích hợp thêm hệ thống phòng vệ chủ động Rafael Trophy đưa nó trở thành một trong các mẫu xe tăng chủ lực bảo vệ tốt nhất hành tinh. Nguồn ảnh: Army RecognitionCuối cùng là xe tăng chủ lực Type 10 - tháng 2/2006, đây cũng được xem là tinh túy của công nghiệp quốc phòng Nhật Bản. Cỗ tăng sử dụng khẩu pháo công nghệ Đức với nhiều cải tiến hiện đại của Nhật Bản, trang bị giáp bảo vệ composite chắc chắn, động cơ 1.200 mã lực. Nguồn ảnh:
Army Recognition Video SFW: Vũ khí diệt gọn 1 sư đoàn xe tăng trong tích tắc - Nguồn: QPVN
Trang tin quân sự Army Recognition từng đưa ra danh sách top 16 xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất đang phục vụ hoặc sẵn sàng cho việc sản xuất hàng loạt. Việc tăng số lượng xếp hạng "cho phép" lọt thêm không ít gương mặt ít ai biết tới trên thế giới. Cũng vì quá đông số lượng xếp xe mà trang tin này không đưa ra số thứ tự đánh giá mà xếp theo thứ tự thời gian từ mới tới cũ. Nguồn ảnh: Army Recognition
Xe tăng Challenger 2 "Black Night" - ra mắt tháng 9/2018, đây là phiên bản nâng cấp kiểu thử nghiệm công nghệ dòng xe tăng chủ lực Challenger 2 danh tiếng của Anh. So với phiên bản đang phục vụ, tháp pháo Challenger 2 "Black Night" nâng cấp thêm hệ thống điều khiển hỏa lực với một loạt công nghệ mới, ngoài ra nó còn được bổ sung hệ thống phòng vệ chủ động APS. Nguồn ảnh: Army Recognition
Xe tăng chủ lực EMBT - ra mắt tháng 6/2018, đây là dự án hợp tác "chớp nhoáng" giữa Pháp và Đức nhằm đối chọi với siêu tăng T-14 Armata của Nga. Vì phát triển cực nhanh nên hai cường quốc này dùng khung gầm Leopard 2A7 và tháp pháo của Leclerc cho cỗ tăng mới. Cơ bản, việc xếp chiếc xe tăng còn đang trong giai đoạn nguyên mẫu như EMBT có phần "gượng ép, như kiểu cho có". Nguồn ảnh: Army Recognition
Không hiểu tại sao các chuyên gia quân sự của Army Recognition lại cố gắng đem phiên bản nâng cấp T-72K của Ukraine vào top 15 xe tăng thay vì chọn T-72B3M tối tân hơn, phải chăng là sự thiên vị để nước nào cũng có đại diện. Nhìn chung, phiên bản này không có gì đặc biệt, nó được trang bị giáp phản ứng nổ Knife được quảng cáo là tăng 200-300% khả năng chống các loại đạn xuyên giáp. Nguồn ảnh: Army Recognition
T-72K đã là một nhẽ, ngay cả tới dòng xe tăng "sao chép năm cha ba mẹ" Karrar của Iran cũng được xếp top. Theo các chuyên gia quân sự, Karrar được Iran chế tạo trên khung gầm T-72 đắp thêm ERA, lắp tháp pháo có hơi hướng giống với T-90 và bên trong xe sử dụng một số thành phần công nghệ của M1 Abrams hay Challenger 2. Nguồn ảnh: Army Recognition
Leclerc XLR - ra mắt tháng 6/2016, đây là phiên bản hiện đại hóa quy mô trên cơ sở thế hệ xe tăng chủ lực Leclerc của Pháp. Gói nâng cấp mang thên SCORPION trang bị cho loại tăng này giáp mới, tháp súng máy điều khiển tự động và hệ thống tác chiến hợp nhất. Các nguồn tin cho rằng, Pháp sẽ bỏ ra 330 triệu eruro nâng cấp 198 chiếc từ 2020-2028. Nguồn ảnh: Army Recognition
TAM 2IP - Argentina ra mắt năm 2015 chỉ được coi là xe tăng hạng trung thay vì xe tăng chiến đấu chủ lực. Tuy là của Argentina nhưng nó được nâng cấp bởi IAI và Elbit Israel với việc trang bị thêm giáp phản ứng nổ, hệ thống điều khiển hỏa lực mới. Nguồn gốc của dòng tăng này vốn được Đức giúp đỡ Argentina phát triển trên cơ sở xe tăng Leopard 1. Nguồn ảnh: Army Recognition
M1A2 SEP V3/V4 hoặc M1A2 C/D - tháng 10/2015, đây là gói hiện đại hóa sâu rộng dòng tăng M1A2 nổi tiếng của Mỹ. So với các thế hệ trước đây, SEP V3 nhận hạng nặng nâng cấp về giáp bảo vệ tăng cường chống các loại vũ khí như RPG, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực....Nguồn ảnh: Army Recognition
Đương nhiên là top 15 thì phải có T-14 Armata của Nga ra mắt chính thức tháng 5/2015. Không cần phải nói nhiều về thông số dòng xe tăng danh tiếng này dù nó chưa chính thức phục vụ. Nguồn ảnh: Army Recognition
Type 99A/ZTZ-99A - ra mắt năm 2014, đây là phiên bản nâng cấp sâu từ thế hệ đầu Type 99 của Trung Quốc. Nó được biết tới là nhận hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến hơn, tăng cấp độ bảo vệ và nhận động cơ diesel turbo tăng áp công suất 1.500 mã lực. Nguồn ảnh: Army Recognition
Altay - ra mắt tháng 11/2012, là dòng xe tăng chủ lực thế hệ 3 do Thổ Nhĩ Kỳ tự tay phát triển bằng các tổ hợp công nghiệp quốc phòng hàng đầu đất nước. Theo các nguồn tin, cỗ xe tăng nặng 65 tấn này trang bị pháo nòng trơn 120mm L55, súng máy 12,7mm điều khiển tự động cùng hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến, động cơ công suất 1.500-1.800 mã lực. Nguồn ảnh: Army Recognition
VT4/MBT-3000 - ra mắt tháng 6/2012, đây là mẫu tăng xuất khẩu do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở cải tiến dòng tăng Type 90 nội địa, nhưng tích hợp thêm các công nghệ mới của Type 99. Dù không mấy tên tuổi, nhưng nhờ giá cả phải chăng mà dòng tăng này đã được Thái Lan và Pakistan đặt bút ký hợp đồng. Nguồn ảnh: Army Recognition
T-90MS - ra mắt tháng 9/2011, đây là phiên bản nâng cấp lớn trên cơ sở dòng tăng T-90 nổi tiếng của Nga. Nó được trang bị công nghệ giáp phản ứng nổ hiện đại, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực, động cơ... và hiện đã giành được một số hợp đồng. Nguồn ảnh: Army Recognition
Leopard 2A7 - ra mắt tháng 6/2010 là phiên bản nâng cấp thuộc hàng hiện đại nhất dòng tăng Leopard 2 do Đức phát triển. Nó được tích hợp công nghệ giáp bị động sử dụng nhiều thành phần vật liệu mới tăng cấp độ bảo vệ, vũ trang khẩu pháo 120mm L55 có tầm bắn xa và chính xác... Nguồn ảnh: Army Recognition
K2 Black Panther - ra mắt tháng 10/2009 là sản phẩm đỉnh cao của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, tập hợp mọi tinh túy kỹ thuật quốc gia này. Cỗ xe tăng được coi là đắt nhất ở châu Á trang bị khẩu pháo 120mm công nghệ Đức nhưng sử dụng đạn dược "độc đáo và vô cùng thông minh", trang bị giáp phản ứng nổ kết hợp giáp composite cực kỳ chắc chắn, động cơ 1.500 mã lực cực khỏe. Nguồn ảnh: Army Recognition
Israel tuy là một quốc gia nhỏ về diện tích, nhưng không hề thua các ông lớn khi buộc các chuyên gia Army Recognition phải chọn 2 mẫu. Trong ảnh là phiên bản Merkava IV Barak ra mắt năm 2004, ngoài thiết kế thừa hưởng về giáp bảo vệ tuyệt vệ cùng hỏa lực chính xác cao của Merkava IV thì mẫu Barak trang bị máy tính thông minh kiểm soát nhiệm vụ, tăng khả năng liên kết khi chiến đấu...Nguồn ảnh: Army Recognition
Merkava IVM Windbreaker được tích hợp thêm hệ thống phòng vệ chủ động Rafael Trophy đưa nó trở thành một trong các mẫu xe tăng chủ lực bảo vệ tốt nhất hành tinh. Nguồn ảnh: Army Recognition
Cuối cùng là xe tăng chủ lực Type 10 - tháng 2/2006, đây cũng được xem là tinh túy của công nghiệp quốc phòng Nhật Bản. Cỗ tăng sử dụng khẩu pháo công nghệ Đức với nhiều cải tiến hiện đại của Nhật Bản, trang bị giáp bảo vệ composite chắc chắn, động cơ 1.200 mã lực. Nguồn ảnh:
Army Recognition
Video SFW: Vũ khí diệt gọn 1 sư đoàn xe tăng trong tích tắc - Nguồn: QPVN