Nhắc tới xe tăng có khả năng phóng tên lửa chống tăng, có lẽ người ta sẽ nói ngay tới các dòng xe tăng Nga mà cụ thể là T-72 hay T-80, T-90. Thế nhưng, hóa ra ngay cả các thế hệ xe tăng cũ hơn như T-55, T-62 đã có khả năng triển khai phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Ảnh: Tăng T-54/55 Việt Nam trong bài bắn đạn thật.
Cụ thể, tên lửa chống tăng có thể triển khai cho xe tăng T-55 là 9M117 Bastion được phát triển từ đầu những năm 1980 nhằm tăng cường hỏa lực tấn công tầm xa cho các dòng tăng cũ T-55 và T-62.
Đạn tên lửa 3UBK10-1 của tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser 9M117 Bastion có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất (RHA) dày tới 600mm sau khi đã công phá giáp phản ứng nổ (ERA).
Đạn tên lửa 100mm được làm tương tự như những quả đạn pháo chống tăng 100mm thông thường, và nó được nạp phóng cùng một kiểu. Loại đạn này sử dụng một thuốc phóng đã giảm chất nổ để phóng đạn ra khỏi nòng pháo với tốc độ 400–500 m/s. Sau khi rời nòng pháo, một vỏ nhỏ sẽ rơi từ cửa sổ xuống phía sau của đạn tên lửa. Động cơ tên lửa được khởi động 1.5 giây sau khi bắn tên lửa, và nó cháy trong 6 giây.
Tên lửa có thời gian bay đến mục tiêu cách 4.000 mét là khoảng 12 giây, và xác suất trúng mục tiêu có kích cỡ xe tăng là khoảng 80%. Sau 26 đến 41 giây, tên lửa sẽ tự hủy.
Tuy nhiên, đáng tiếc là các xe tăng T-55 của Việt Nam không thể triển khai tên lửa Bastion. Bởi loại vũ khí chỉ xuất hiện trên các xe tăng họ T-55 từ phiên bản T-55M sản xuất từ đầu những năm 1970. Trong khi đó, các xe tăng T-55 mà Việt Nam nhận được hầu như là thuộc thế hệ đầu tiên của dòng tăng này, sản xuất giai đoạn 1958-1963.
T-55M là phiên bản hiện đại hóa của dòng tăng T-55 với một loạt cải tiến mới gồm: pháo 100mm có thể bắn tên lửa chống tăng Bastion; hệ thống điều khiển hỏa lực Volna; thiết bị đo xa laser KTD-2; hệ thống ổn định hai trục cho pháo chính Tsiklon-M1; dùng động cơ V-55U mới; cải tiến hệ thống treo và xích RMSh, tăng cường thêm một số tấm giáp hỗn hợp bằng cao su-kim loại che xích ở 2 bên hông xe tăng; tăng cường thêm giáp dưới gầm xe và cải thiện khả năng bảo vệ chống bức xạ. Ảnh: Một chiếc T-55M của Syria, đặc điểm nhận dạng là nó được lắp một hộp chứa thiết bị chiếu xạ laser KTD-2 ngay trên pháo chính.
Khác biệt giữa T-55M và T-55 là T-55M được lắp một hộp chứa thiết bị chiếu xạ laser KTD-2 ngay trên pháo chính, có các tấm giáp hỗn hợp bằng cao su-kim loại che xích ở 2 bên hông xe tăng, một số chiếc được lắp hệ thống phóng đạn khói 81mm "Tucha”. Ảnh. Một chiếc T-55M của Czech với hộp chứa thiết bị chiếu xạ laser KTD-2 ngay trên pháo chính (khoanh đỏ) và hệ thống phóng đạn khói 81mm "Tucha” (khoanh xanh).
Cận cảnh thiết bị đo xa laser KTD-2 lắp trên T-55M.
T-55M được xuất khẩu đi nhiều nước, một số thì được nâng cấp từ T-55 và T-55A. Điển hình như Czech, họ tự nâng cấp T-55 và T-55A lên chuẩn T-55AM2 với cấu hình tương tự T-55M của Liên Xô, tuy nhiên cũng có vài điểm khác biệt. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là được lắp thêm các hộp giáp thụ động BDD ở 2 bên tháp pháo. Ảnh: Một chiếc xe tăng T-55M2 của Czech với các hộp giáp BDD ở 2 bên tháp pháo và các tấm hỗn hợp bằng cao su-kim loại che xích ở 2 bên hông xe tăng.
Cơ bản thì các xe tăng T-55 của Việt Nam muốn phóng tên lửa chống tăng thì cần nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực, trang bị hệ thống dẫn đường laser cho tên lửa.
Nhắc tới xe tăng có khả năng phóng tên lửa chống tăng, có lẽ người ta sẽ nói ngay tới các dòng xe tăng Nga mà cụ thể là T-72 hay T-80, T-90. Thế nhưng, hóa ra ngay cả các thế hệ xe tăng cũ hơn như T-55, T-62 đã có khả năng triển khai phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Ảnh: Tăng T-54/55 Việt Nam trong bài bắn đạn thật.
Cụ thể, tên lửa chống tăng có thể triển khai cho xe tăng T-55 là 9M117 Bastion được phát triển từ đầu những năm 1980 nhằm tăng cường hỏa lực tấn công tầm xa cho các dòng tăng cũ T-55 và T-62.
Đạn tên lửa 3UBK10-1 của tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser 9M117 Bastion có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất (RHA) dày tới 600mm sau khi đã công phá giáp phản ứng nổ (ERA).
Đạn tên lửa 100mm được làm tương tự như những quả đạn pháo chống tăng 100mm thông thường, và nó được nạp phóng cùng một kiểu. Loại đạn này sử dụng một thuốc phóng đã giảm chất nổ để phóng đạn ra khỏi nòng pháo với tốc độ 400–500 m/s. Sau khi rời nòng pháo, một vỏ nhỏ sẽ rơi từ cửa sổ xuống phía sau của đạn tên lửa. Động cơ tên lửa được khởi động 1.5 giây sau khi bắn tên lửa, và nó cháy trong 6 giây.
Tên lửa có thời gian bay đến mục tiêu cách 4.000 mét là khoảng 12 giây, và xác suất trúng mục tiêu có kích cỡ xe tăng là khoảng 80%. Sau 26 đến 41 giây, tên lửa sẽ tự hủy.
Tuy nhiên, đáng tiếc là các xe tăng T-55 của Việt Nam không thể triển khai tên lửa Bastion. Bởi loại vũ khí chỉ xuất hiện trên các xe tăng họ T-55 từ phiên bản T-55M sản xuất từ đầu những năm 1970. Trong khi đó, các xe tăng T-55 mà Việt Nam nhận được hầu như là thuộc thế hệ đầu tiên của dòng tăng này, sản xuất giai đoạn 1958-1963.
T-55M là phiên bản hiện đại hóa của dòng tăng T-55 với một loạt cải tiến mới gồm: pháo 100mm có thể bắn tên lửa chống tăng Bastion; hệ thống điều khiển hỏa lực Volna; thiết bị đo xa laser KTD-2; hệ thống ổn định hai trục cho pháo chính Tsiklon-M1; dùng động cơ V-55U mới; cải tiến hệ thống treo và xích RMSh, tăng cường thêm một số tấm giáp hỗn hợp bằng cao su-kim loại che xích ở 2 bên hông xe tăng; tăng cường thêm giáp dưới gầm xe và cải thiện khả năng bảo vệ chống bức xạ. Ảnh: Một chiếc T-55M của Syria, đặc điểm nhận dạng là nó được lắp một hộp chứa thiết bị chiếu xạ laser KTD-2 ngay trên pháo chính.
Khác biệt giữa T-55M và T-55 là T-55M được lắp một hộp chứa thiết bị chiếu xạ laser KTD-2 ngay trên pháo chính, có các tấm giáp hỗn hợp bằng cao su-kim loại che xích ở 2 bên hông xe tăng, một số chiếc được lắp hệ thống phóng đạn khói 81mm "Tucha”. Ảnh. Một chiếc T-55M của Czech với hộp chứa thiết bị chiếu xạ laser KTD-2 ngay trên pháo chính (khoanh đỏ) và hệ thống phóng đạn khói 81mm "Tucha” (khoanh xanh).
Cận cảnh thiết bị đo xa laser KTD-2 lắp trên T-55M.
T-55M được xuất khẩu đi nhiều nước, một số thì được nâng cấp từ T-55 và T-55A. Điển hình như Czech, họ tự nâng cấp T-55 và T-55A lên chuẩn T-55AM2 với cấu hình tương tự T-55M của Liên Xô, tuy nhiên cũng có vài điểm khác biệt. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là được lắp thêm các hộp giáp thụ động BDD ở 2 bên tháp pháo. Ảnh: Một chiếc xe tăng T-55M2 của Czech với các hộp giáp BDD ở 2 bên tháp pháo và các tấm hỗn hợp bằng cao su-kim loại che xích ở 2 bên hông xe tăng.
Cơ bản thì các xe tăng T-55 của Việt Nam muốn phóng tên lửa chống tăng thì cần nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực, trang bị hệ thống dẫn đường laser cho tên lửa.